Khu mộ gia tộc 1000 năm tuổi suýt chôn sống cả đoàn khảo cổ, chuyên gia hoảng hốt: Mộ chồng lên mộ!
Đây là nơi chôn cất của 5 thế hệ gia đình dòng họ Lữ của nhà Tống, mỗi lăng mộ đều có thiết kế chống trộm khiến mộ tặc cổ đại phải “bó tay”.
“Mộ chồng mộ” – thiết kế chống trộm độc đáo
Tháng 11/2006, công an thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã bắt được một vụ buôn lậu 129 di tích văn hóa bao gồm cả văn bia trong một lăng mộ thời Tống. Theo lời khai của những kẻ này, 129 món đồ tạo tác đều được lấy ra từ một ngôi mộ cổ gần đó, do một người đàn ông có họ hàng xa với chủ mộ đào lên rồi bán lại.
Cục Di tích Văn hóa tỉnh Thiểm Tây vốn đã quen với những vụ đào mộ, phát hiện mộ bất ngờ trên công trường nên không mất nhiều thời gian để họ tìm đến hiện trường, chuẩn bị khai quật cứu hộ.
Mỗi lăng mộ bên trong nghĩa trang gia tộc họ Lữ đều sâu từ 7,5 -5,5m. Ảnh: National Geographic
Đây thực chất là một khu nghĩa trang rộng gần 90.000m2 nằm ở huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây. Khu mộ dành cho 5 thế hệ trong gia tộc họ Lữ thời nhà Tống với các lăng xếp theo trục.
Trên một trục trung tâm từ nam sang bắc, lăng mộ trưởng nam và cháu trai trưởng được xếp theo trục dọc, còn lại xét theo vai vế mà xếp vào trục ngang.
Hệ thống lăng mộ này đã ứng dụng kiểu thiết kế chống trộm độc đáo “mộ chồng mộ”.
Theo đó, các lăng mộ đều chôn rất sâu dưới lớp đá cứng, lăng sâu nhất tới 15,5m; nông nhất 7,5m. Lăng xây phức tạp với nhiều buồng trước, buồng sau, buồng song song… những buồng bên trên thường là hầm trống, chỉ có hầm dưới cùng mới chứa quan tài và đồ tùy táng quan trọng.
Phối cảnh cấu trúc khu lăng mộ M2 trong nghĩa trang dòng họ Lữ. Ảnh: Chinese Archaeology
Bằng cách này những tên trộm sẽ phải đào từ tầng này qua tầng mộ khác mà không biết rõ đâu mới là mộ thật.
Video đang HOT
Những kẻ trộm mộ thời cổ đại chỉ có chiếc xẻng thủ công khó lòng mà đào xuống vị trí của phòng mộ chính. Trong trường hợp có thể đào xuống, chúng cũng dễ dàng cũng bị chôn sống do sạt lở đất hoặc chết ngạt vì thiếu dưỡng khí – tình trạng trúng khí độc trong lăng thực tế thường chỉ là thiếu oxy khi ở trong lòng đất quá lâu.
Trong quá trình khai quật lăng, chính các nhà khảo cổ cũng suýt chị chôn sống bởi cạm bẫy chống trộm tài tình này.
Ông tổ ngành khảo cổ Trung Hoa
Khi khai quật khu nghĩa trang hoành tráng này, các chuyên gia đã tìm ra manh mối cho câu hỏi lớn: Dòng họ danh gia vọng tộc này là ai?
Dòng họ Lữ này chính là các thế hệ gia đình Lữ Đại Lâm (1044-1092) – nhân vật thời Tống được coi là ông tổ nghề khảo cổ Trung Hoa. Lữ Đại Lâm là học giả Trung Quốc đầu tiên nghiên cứu về đồ đồng và chữ khắc cổ, ông đã viết cuốn “Khảo cổ đồ” và “Khảo cổ đồ văn dịch” làm nền tảng cho nghề khảo cổ và cổ sinh vật học nước này.
Trong các cuốn sách, học giả họ Lữ vẽ hình phác thảo, lập danh mục, ghi lời giới thiệu (thời gian, địa điểm phát hiện, kích thước) cho cổ vật một cách vô cùng khoa học.
Ghi chép trong cuốn “Khảo cổ đồ” của Lữ Đại Lâm. Ảnh: Toutiao
Lữ Đại Lâm đã dành phần lớn cuộc đời để nghiên cứu Nho giáo, những năm cuối đời ông bắt đầu sưu tập đồ đồng song điều bất ngờ là người ta không tìm thấy bất kỳ món đồ đồng nào trong lăng mộ của ông.
“Có 70 món cổ vật chôn theo Lữ Đại Lâm, hầu hết là đồ sứ, chúng tôi đoán rằng những món đồ đồng đã bị mộ tặc đánh cắp. Tuy nhiên những đồ tùy táng còn lại đều rất tinh xảo, phản ứng gu thẩm mỹ và cuộc sống tao nhã của vị học giả” – chuyên gia khảo cổ Zhang Yun cho biết.
Đồ tùy táng tinh xảo bên trong lăng mộ tại nghĩa trang gia tộc họ Lữ. Ảnh: Toutiao
Tuy khu mộ này đã nhiều lần bị những kẻ trộm hiện đại – hầu hết là hậu duệ của gia tộc – đột nhập, cướp bóc, song giới khảo cổ vẫn may mắn tìm ra hơn 600 hiện vật tinh xảo. Những món tùy táng bao gồm đồ gốm, sứ, đồng, vàng bạc, sơn mài… hầu hết đều phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Chúng đã phản ánh phần nào điều kiện sống của một gia đình quý tộc thời nhà Tống.
Một số lượng lớn trà cụ cũng được khai quật, cho thấy trà là thức uống phổ biến trong giới quý tộc thời này.
Trong lăng mộ của Thiến Dung – cháu gái Lữ Đại Lâm, một chiếc hộp bạc chứa thứ bột màu đỏ đã được khai quật. Kết quả thí nghiệm cho thấy đây là một loại phấn má trang điểm của phụ nữ, trải qua 1000 năm, thành phần trong phấn vẫn không bị biến đổi.
Dòng chữ bí ẩn trên mộ cổ khiến chuyên gia 'vò đầu bứt tai': Chủ nhân là hậu duệ của một trong 'Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc'?
Việc tìm thấy mộ cổ này đã gây chấn động giới sử học và văn học Trung Quốc.
Dòng chữ trên văn bia đã khiến các chuyên gia nghi ngờ đây là mộ của con gái Dương Quý Phi. (Ảnh: Kknews).
Ngay khi tin tức được loan ra, giới khảo cổ lập tức đổ xô tới tận nơi để xác minh sự thật. Bởi theo sử sách, mặc dù Đường Huyền Tông rất sủng ái Dương Quý Phi nhưng họ không có con nối dõi. Hơn nữa, Dương Quý Phi vốn đã chết trên đường chạy phiến loạn tại Mã Ngôi Dịch, thuộc tỉnh Thiểm Tây.
Ngôi mộ nằm sâu trong núi và rất khác thường. (Ảnh: Kknews).
Vậy chủ nhân của ngôi mộ cổ có thực sự là con gái của Dương Quý Phi, một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngôi mộ này.
Khi được tìm thấy, ngôi mộ cổ nằm sâu trong vách núi. Trên thực tế, nó là 2 ngôi mộ nằm trong một lăng mộ lớn. Nó không chỉ nằm ở khu vực kín đáo mà còn được thiết kế rất sang trọng. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, các chuyên gia nhận thấy ngôi mộ rất khác thường.
Một trong số các tác phẩm điêu khắc bên trong mộ. (Ảnh: Kknews).
Thứ nhất, ngôi mộ của con gái Dương Quý Phi được xây trên vách đá cheo leo, khác hẳn các ngôi mộ khác.
Thứ hai, đá dùng để xây lăng mộ là đá long cốt, đây là loại đá hóa thạch, tương tự đá vôi, rất cứng, bền và vô cùng hiếm.
Thứ ba, thiết kế lăng mộ cũng rất đặc biệt, bên trên mộ có rất nhiều tác phẩm điêu khắc tinh xảo về hình hoa mẫu đơn, võ sĩ...
Đây không phải là những họa tiết mà người bình thường dùng để trang trí mộ. Ngoài ra, dù 2 ngôi mộ trông giống nhau nhưng sự khác biệt rất lớn. Tuy phần đáy đều nằm ngang nhưng phần đỉnh mộ của ngôi bên phải cao hơn hẳn bên trái.
Trên cửa vào ngôi mộ bên phải có rất nhiều tác phẩm điêu khắc nhưng ngôi mộ bên trái không có. Cả hai ngôi mộ đều sắp xếp theo nguyên tắc nam tả nữ hữu. Nhưng xét trên cách thức bài trí có thể thấy nam chủ có thân phận thấp hơn nữ chủ.
Ngôi mộ được làm từ đá long cốt rất quý hiếm. (Ảnh: Kknews).
Đặc biệt các chuyên gia đã tìm thấy bằng chứng chứng minh ngôi mộ bên phải đích thực là con gái của Dương Quý Phi. Hóa ra bên trong ngôi mộ của nam chủ còn có một tấm bia đá có khắc chữ.
Ngụ ý là "Tên là Tư Thông, tự Quân Thính, sinh vào năm Thiên Bảo Ất Dậu, đã kết hôn với với con gái của Dương Thị, Dương Thị mang tước hiệu quý phi".
Dù bia đá không ghi rõ Dương Thị thuộc dòng dõi nào nhưng dựa trên ngày sinh của nam chủ (Thiên Bảo Ất Dậu) cũng chính là vào thời Đường, các chuyên gia cho rằng người mẹ vợ được nhắc tới chính là Dương Quý Phi.
Việc tìm thấy mộ của con gái Dương Quý Phi đã gây chấn động cho giới nghiên cứu. (Ảnh: Kknews).
Theo "Tân Đường Thư", vào năm 757 sau Công Nguyên, sau khi cuộc phiến loạn của An Lộc Sơn kết thúc, Đường Huyền Tông bí mật phái người tới Mã Ngôi Dịch chôn cất Dương Quý Phi nhưng khi mở quan tài lại không tìm thấy hài cốt của nàng mà chỉ có một cái túi thơm.
Nhiều học giả cũng đồng ý với suy luận này, bởi trong "Trường hận ca" của cư sĩ Bạch Cư Dị và "Trường ca hận truyện" của Trần Hồng đã từng nhắc tới việc này. Các chuyên gia cũng cho rằng, sau sự việc ở Mã Ngôi Dịch, Dương Quý Phi đã lặng lẽ chuyển đến thôn Vinh Nhạc.
Đào đất xây nhà vệ sinh thì phát hiện mộ cổ: Vô số cổ vật bên trong nhưng thi thể chủ nhân 'không cánh mà bay' Số lượng lớn cổ vật tinh xảo đã được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ tại ngôi làng thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Những người dân trong làng chưa bao giờ ngờ được rằng họ có thể tìm thấy một ngôi mộ cổ thời nhà Đường hoàn chỉnh trong lúc đào móng xây nhà vệ sinh trên khu đất hoang. Cổng...