Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Tây Nguyên
Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được Ủy ban Con người và sinh quyển thế giới (MAB) thuộc UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng với diện tích hơn 410.000 ha, gồm hai vùng lõi là vườn quốc gia Kon Ka Kinh và khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.
Nơi đây có hệ sinh thái rừng kín còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên.
Khu bảo tồn có 863 loài thực vật thuộc 547 chi, 160 họ. Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007, có 22 loài cây ở khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được đề cập tới, chiếm 2,55% tổng số loài của hệ thực vật khu vực và 5,13% số loài thực vật bậc cao có mạch thuộc Sách đỏ Việt Nam.
Động vật hoang dã có xương sống (thú, chim lưỡng cư và bò sát) có 380 loài. Trong đó, thú 80 loài, chim có 228 loài, bò sát có 38 loài… 64 loài động vật hoang dã có xương sống nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế.
Riêng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, có 12 thác nước cao trên 15 m nằm giữa rừng nguyên sinh, như thác Kpung nguyên sơ.
Thác K50 (hay còn gọi là Hang én) – nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Thác K50 có độ cao hơn 50 m, được đánh giá là một trong những thác nước đẹp nhất Tây Nguyên, phía sau dòng thác là một hang đá lớn vốn là nơi trú ngụ của hàng ngàn con chim én rừng.
Video đang HOT
Đài quan trắc sinh thái cao 50 m, nằm ở giữa khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.
Ở vùng lõi rừng (trại bò), có 17 hộ dân là người đồng bào Ba Na đang sinh sống, nguồn thu chủ yếu của họ từ chăn nuôi và các nguồn lợi từ rừng,
Các khu dự trữ sinh quyển sẽ là phòng thí nghiệm sống cho việc nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và giám sát các hệ sinh thái, đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, quốc gia và quốc tế.
Việc UNESCO công nhận các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa của Việt Nam đối với thế giới.
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.
Ông Trịnh Viết Ty, Giám đốc ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, cho biết tất cả 5 thôn làng vùng đệm đều được nhận khoán bảo vệ rừng. Ngoài việc tuần tra kiểm soát, lực lượng bảo vệ rừng sử dụng flycam, các phần mềm tích hợp trong điện thoại di động để trang bị, tập huấn cho lượng chuyên trách công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, cán bộ bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện ăn ở, nguy hiểm rình rập (cây ngã đổ, côn trùng cắn, lâm tặc khủng bố…”, ngoài ra, cán bộ không có, hoặc có phụ cấp thấp, lương bình quân 3,5 triệu đồng một tháng.Ông Ty kiến nghị, chính phủ cần có chính sách đãi ngộ để thu hút người tài vào làm việc tại các khu rừng đặc dụng nói chung.
Trong giai đoạn 2000-2020, Việt Nam đã được công nhận tổng cộng 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, trở thành quốc gia có số lượng khu dự trữ sinh quyển đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia với 19 khu.
Vẻ đẹp kỳ vĩ thác Hang Én
Kỳ vĩ, đầy mê hoặc là những gì ngọn thác K50 (hay còn gọi là thác Hang Én) đem lại cho những phượt thủ sau quãng đường trekking đi tìm nàng tiên của rừng thiêng trong chốn hoang sơ.
Kỳ bí ở nơi rừng thiêng nước độc thuộc khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng, Gia Lai.
Là một trong những thác nước đẹp nhất của Tây Nguyên, mệnh danh là "nàng tiên của rừng thiêng", thác K50 nằm nơi đầu nguồn sông Côn, ở phần giáp ranh giữa Gia Lai và Bình Định, thuộc huyện Kbang (Gia Lai), cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 80km.
K50 có độ cao khoảng 54 m, tùy theo mùa, thác có độ rộng từ 20m đến 100m. Từ trong lòng núi, thác nước chảy xiết, mạnh xuống con suối dài.
Nằm ẩn mình ở nơi rừng thiêng nên có lẽ vì thế, dòng vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, chưa có sự tác động của bàn tay con người. Với lượng nước nhiều, dòng thác chảy theo chiều thẳng đứng tạo sương mù.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các phượt thủ, để có thể đến được thác K50, bạn phải trải qua một hành trình gần hai ngày đêm băng rừng khá chông gai, thách thức với biết bao khó khăn, nguy hiểm.
Bạn có thể di chuyển từ trung tâm huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định về hướng Xuân Phong tầm 20km, sau đó rẽ vào con đường dẫn đến xã An Toàn, huyện An Lão khoảng 5km và dừng lại ở vị trí cột mốc số 10. Từ đây, bạn phải đi bộ vào đường rừng, mất khoảng tầm hơn 3 giờ, vượt qua những con đường nhỏ ngoằn ngoèo, đoạn dốc cao dựng đứng, mới được tận mắt ngắm nhìn thác nước kỳ vĩ này.
Hoặc nếu di chuyển từ thị trấn KBang, huyện KBang, Gia Lai, bắt buộc bạn phải có cán bộ kiểm lâm dẫn đường bởi đường xuyên rừng rất vắng và khó định hướng.
Khoảng thời gian đẹp nhất trong năm để chinh phục thác K50 là từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm bởi thời tiết nắng ấm, khô ráo, ít mưa lại không quá khô hanh.
Một số lưu ý trước khi chinh phục thác K50, bạn cần đặt lịch trước với nơi đăng ký kiểm lâm thuộc khu bảo tồn Kon Chư Răng. Tìm hiểu dự báo thời tiết trước khi đi, tránh thời gian có mưa nhiều. Chuẩn bị đồ thiết yếu cho chuyến băng rừng như lều, túi ngủ, lương thực, nước uống cho hai ngày... "Phần thưởng" đợi bạn trong chuyến đi chắc chắn là cảnh đẹp ấn tượng khó diễn tả.
Điều quan trọng hãy luôn là một phượt thủ có ý thức chung tay bảo vệ môi trường, vẻ đẹp nguyên sơ của rừng đại ngàn và ngọn thác "nàng tiên của rừng thiêng".
Khám phá 'nàng tiên' của rừng thiêng Kỳ vĩ, đầy mê hoặc là những gì ngọn thác K50 (hay còn gọi là thác Hang Én) đem lại cho những du khách lần đầu tiên đặt chân đến khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng, Gia Lai. Nằm giáp ranh giữa Gia Lai và Bình Định, thác K50 vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, chưa có sự...