Khu dân cư có tiền cũng không được dùng ti vi, tủ lạnh
Hơn 1 năm nay, từ khi chuyển lên khu tái định cư (KTĐC) Đồng Sam thuộc xã phước thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định, hơn 60 hộ dân nơi đây vẫn đang phải sống trong tình cảnh thiếu điện trầm trọng.
Dự án khu tái định cư Đồng Sam nhằm đưa những hộ dân xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) ra khỏi vùng nguy hiểm sạt lở, vùng bị lũ lụt uy hiếp đến nơi ở mới. Năm 2010, khu tái định cư Đồng Sam được hoàn thành đã có hơn 60 hộ gia đình được cấp đất và hỗ trợ tiền để xây nhà.
Theo đó, mỗi hộ gia đình được cấp 175-198 m đất và hỗ trợ 10 triệu đồng để người dân làm nhà ổn định cuộc sống. Sau hơn 1 năm chuyển lên nơi ở mới cuộc sống người dân bắt đầu đi vào ổn định. Tuy nhiên, một điều khiến người dân bức xúc bởi từ khi chuyển lên KTĐC Đồng Sam họ lại phải sống trong tình cảnh thiếu điện trầm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Muốn có điện người dân phải tự mua dây điện, dựng cột nhưng điện yếu không dùng được – Ảnh: Doãn Công
Theo người dân phản ánh, để có điện thắp sáng, phục vụ sinh hoạt hàng ngày, người dân phải tự bỏ tiền triệu ra để mua dây, dựng cột rồi kéo điện nhờ của hàng xóm về dùng. Tuy nhiên, do điện yếu nên không dùng được. Điện chập chờn khiến một số thiết bị điện bị chập cháy hư hỏng. Trong khi đó, hàng tháng người dân vẫn phải chi trả đến 200.000 đồng tiền điện/hộ.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Màu, một hộ dân tại KTĐC bức xúc cho biết, phải chuyển lên nơi ở mới là việc bất đắc dĩ nhưng khi người dân chuyển lên lại không đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho người dân ổn định cuộc sống. Để có điện dùng một số hộ lân cận phải cùng chung tiền để mua dây điện, dựng cột rồi xin mắc nhờ các nhà có điện khu vực lân cận.
Người dân sống tại KTĐC Đồng Sam hơn 1 năm mòn mỏi đợi điện lưới về thôn – Ảnh: Doãn Công
“Ngay cả ở quê, tối thiểu cũng nấu cơm bằng nồi cơm điện nhưng nếu ở đây mình mà nấu thì phải mất cả vài tiếng đồng hồ cơm mới chín. Nhất là, vào giờ cao điểm mỗi hộ gia đình chỉ có thể thắp sáng một chiếc bóng đèn compact còn ti vi, tủ lạnh, quạt điện nằm đắm chiếu hết” chị Màu phàn nàn.
Bức xúc, người dân sống ở khu tái định cư Đồng Sam đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị lên chính quyền đia phương nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Người dân phải sống trong tình cảnh “khát” điện dài dài.
Trao đổi với PV Dân trí, về vấn đề này, ông Nguyễn Tấn Phong, Chủ tịch UBND xã Phước Thuận xác nhận: “Người dân đã nhiều lần kiến nghị nhưng địa phương chỉ có trách nhiệm quy hoạch lô và phân lô còn thiết kế điện nước thì xã không thể đầu tư thắp điện cho dân. Hiện chúng tôi đã kiến nghị lên cơ quan chức năng sớm đầu tư lưới điện đến khu tái định cư Đồng Sam để phục vụ cho sinh hoạt người dân nơi đây.
Theo Dantri
Còn nhiều khu nhà gỗ... chờ cháy
Đến 12h trưa nay (278), đã có 1935 hộ gia đình trong khu nhà bị cháy hôm 268 được nhận căn hộ tại khu tái định cư A2 Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội).
Còn những ngôi nhà gỗ ở phường Chương Dương (Hà Nội) đang chờ... cháy. Ảnh: P.L
Đến chiều nay (27/8), công tác thống kê vẫn đang được tiến hành một cách cụ thể, chi tiết để các cơ quan chức năng có thế đưa ra con số thiệt hại cụ thể của từng gia đình, tìm cách khắc phục khó khăn cho mọi người dân tại khu vực.
Theo bà Phạm Thị Xuân Mai - Chủ tịch UBND phường Chương Dương - hiện nay, UBND quận đã trích tiền ngân sách để hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình sống hoặc thuê nhà sinh hoạt tại đây mỗi người 6 triệu đồng, còn đối với người thuê trọ được hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
Ngoài ra, đối với 19/35 hộ dân đủ các điều kiện như có hộ khẩu, sinh sống thường xuyên tại đây có xác nhận của tổ dân phố đã được nhận căn hộ tại khu tái định cư A2 Phú Thượng (quận Tây Hồ).
Riêng đối với gia đình bà Hoàng Thị Răm (SN 1921) - người bị tử vong do ngạt khói của vụ cháy - thì ngoài số tiền 6 triệu đồng thì còn được hỗ trợ thêm 4,5 triệu đồng để gia đình lo các thủ tục mai táng. Theo gia đình của nạn nhân thì ngày mai gia đình sẽ tiến hành làm các thủ tục đám tang cho bà cụ.
Trước đó, ngày sau khi xảy ra vụ cháy, UBND phường đã cử lực lượng xuống hỗ trợ cho bà con thức ăn, đồ uống hai bữa để không ai bị đói đồng thời bố trí chỗ ngủ cho mọi người để không ai chịu cảnh "màn trời, chiếu đất".
Điều đáng quan tâm là hiện trên địa bàn phường Chương Dương vẫn còn khá nhiều khu nhà gỗ như nhà C8. Những khu nhà này đang trong tình trạng xuống cấp, lối thoát hiểm không có, thiết bị chữa cháy lại càng không...
Mặc dù người dân làm đơn gửi các cấp chính quyền đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa có ai giải quyết nên họ vẫn đang phải hằng ngày sống trong sợ hãi bởi hiểm nguy đang ngày đêm rình rập.
Theo VNN
Nhiều nhà và công trình bị nứt do động đất Chiều 11.9, đoàn công tác của Bộ Xây dựng do ông Lê Quang, Cục phó Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) dẫn đầu đã vào khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 để khảo sát hiện trạng nứt nẻ của các công trình cũng như nhà dân. Đoàn công tác Bộ Xây...