Khu Công nghiệp Hiệp Phước chuyển lãi sang lỗ 800 tỷ đồng sau kiểm toán
CTCP Khu Công nghiệp Hiệp Phước (UPCoM: HPI) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2019 với mức lỗ gần 788 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập ghi nhận lãi ròng hơn 180 tỷ đồng.
Chuyển lãi thành lỗ khủng sau kiểm toán
Sau kiểm toán, doanh thu của HPI giảm 28% về mức 716 tỷ đồng do theo phương án hạch toán doanh thu cho thuê đất được phân bổ theo cách chia đều cho số năm của hợp đồng cho thuê đất.
Trong khi doanh nghiệp thuê đất thanh toán đến 95% giá trị hợp đồng thì Công ty sẽ ghi nhận doanh thu một lần đối với toàn bộ số tiền cho thuê.
Trong năm 2019, Công ty không có nhiều hợp đồng cho thuê đất thanh toán đạt mức 95% so với năm 2018 nên tổng doanh thu năm 2019 giảm mạnh.
Hơn nữa, tổng chi phí năm 2019 tăng 32% so năm trước do Công ty cập nhật lại giá vốn cho thuê đất KCN Hiệp Phước giai đoạn 1 và giai đoạn 2 theo đơn giá nộp tiền thuê đất 1 lần cho Nhà nước đã được Sở Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) TP.HCM đệ trình lên Hội đồng thẩm định giá đất TP.HCM vào ngày 22/8/2019.
Do vậy, Công ty ghi nhận lỗ 788 tỷ đồng trong năm 2019, theo đó lỗ luỹ kế chưa phân phối lũy kế trên báo cáo tài chính chạm mức 745 tỷ đồng, con số lỗ lớn hơn vốn điều lệ khiến vốn chủ sở hữu của âm 4 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2020 mới đây, cổ đông của HPI đã miễn nhiệm toàn bộ 3 thành viên HĐQT. Công ty đã bầu HĐQT mới và ban lãnh đạo HIPC sau đó bổ nhiệm bà Hồ Thị Hồng Hạnh làm Chủ tịch.
Cổ đông Công ty đã không thông qua kế hoạch kinh doanh 2020. Trong kế hoạch bị bác bỏ này, ban lãnh đạo công ty kỳ vọng có lãi sau thuế 54 tỷ trong năm nay. Đến hết quý 1, Hiệp Phước tiếp tục ghi lỗ 17 tỷ đồng.
Khu Công nghiệp Hiệp Phước lỗ nặng sau kiểm toán.
Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến lãi thanh toán chậm từ CTCP Hùng Hương
Kiểm toán có nêu ý kiến ngoại trừ liên quan đến việc chưa ghi nhận khoản lãi chậm thanh toán từ CTCP Hùng Vương theo các hợp đồng thuê đất có liên quan. Tại ngày lập BCTC, Công ty vẫn đang trong quá trình làm việc với Hùng Hương để quyết toán giá trị cần ghi nhận.
Dựa trên thông tin hiện có, kiểm toán cho biết không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính đầy đủ của khoản lãi chậm thanh toán được ghi nhận tại ngày 31/12/2019, do đó kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết điều chỉnh khoản mục nói trên hay không.
Cùng với đó, kiểm toán còn nhấn mạnh việc sử dụng đơn giá tiền thuê đất tạm tính là 1,764 triệu đồng/m2 theo hồ sơ thẩm định phương án giá đất được Sở TN & MT đã đệ trình lên Hội đồng thẩm định giá đất TP.HCM ngày 22/8/2019, để ghi nhận giá vốn của hoạt động cho thuê lại đất và nghĩa vụ nộp tiền thuê đất cho Nhà nước.
Theo đó, Công ty đã ghi nhận thêm một khoản trị giá hơn 712 tỷ đồng vào giá vốn hàng năm do ảnh hưởng của việc cập nhật ghi nhận tăng tiền thuê đất nêu trên so với những năm trước.
Thêm vào đó, Công ty cũng ghi nhận khoản dự phòng trị giá 275 tỷ đồng liên quan đến các hợp đồng cho thuê lại đất đã ghi nhận doanh thu hàng năm, phát sinh từ việc điều chỉnh tăng đơn giá tiền thuê đất nêu trên. Vào ngày lập BCTC này, Công ty vẫn đang trong quá trình làm việc với các cơ quan có thẩm quyền của TP.HCM để xác định giá thuê cuối cùng.
Khu công nghiệp lớn nhất TP.HCM lỗ gần 800 tỷ, âm vốn chủ sở hữu
Khu công nghiệp Hiệp Phước lỗ ròng 788 tỷ năm 2019 sau khi kiểm toán. Trước đó, báo cáo tài chính tự lập của doanh nghiệp hạch toán lợi nhuận trước thuế tới 188 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước (HIPC) vừa công bố báo cáo tài chính đã soát xét 2019 với kết quả thua lỗ nặng nề.
Trong báo cáo tự lập trước đó, HIPC hạch toán có lợi nhuận trước thuế 188 tỷ đồng và lãi ròng 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán chỉ ra năm 2019 HIPC lỗ tới 788 tỷ đồng.
Công ty lý giải khoản lỗ lớn xuất hiện do tổng chi phí tăng 195% khi HIPC phải cập nhật lại giá vốn cho thuê đất tại khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 1 và 2 theo đơn giá nộp tiền thuê đất 1 lần cho Nhà nước đã được Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM đệ trình lên hội đồng thẩm định giá đất của TP với số tiền 712 tỷ đồng và ghi nhận khoản dự phòng 275 tỷ đồng.
Với mức lỗ 788 tỷ đồng trong năm 2019, khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế trên báo cáo tài chính của HIPC hiện âm 745 tỷ đồng, cao hơn vốn điều lệ khiến vốn chủ sở hữu của công ty âm 4 tỷ đồng.
HIPC nằm ở huyện Nhà Bè với tổng diện tích 1.686 ha. Đây là khu công nghiệp có diện tích lớn nhất của TP.HCM. Tiền thân của HIPC là dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước của Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp tân Thuận (IPC), một doanh nghiệp Nhà nước của TP.HCM.
Trong cơ cấu sở hữu của HIPC, Công ty Tân Thuận vẫn là cổ đông lớn nhất với 30,5% cổ phần. HIPC còn một cổ đông lớn là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc hiện nắm giữ 33,3% cổ phần. Vốn điều lệ hiện tại của HIPC là 600 tỷ đồng.
Khu công nghiệp Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè, TP.HCM. Ảnh: HIPC.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2020 mới đây, cổ đông của HIPC đã miễn nhiệm toàn bộ 3 thành viên HĐQT. Công ty đã bầu HĐQT mới và ban lãnh đạo HIPC sau đó bổ nhiệm bà Hồ Thị Hồng Hạnh làm chủ tịch mới.
Cổ đông HIPC không thông qua kế hoạch kinh doanh 2020. Trong kế hoạch bị bác bỏ này, ban lãnh đạo công ty kỳ vọng có lãi sau thuế 54 tỷ trong năm nay. Đến hết quý I, HIPC tiếp tục thua lỗ 17 tỷ đồng.
Theo phương thức hạch toán của HIPC, doanh thu cho thuê đất sẽ được phân bổ theo cách chia đều cho số năm của hợp đồng cho thuê lại đất và khi doanh nghiệp thuê đất thanh toán đến 95% giá trị hợp đồng, công ty sẽ ghi nhận doanh thu một lần với toàn bộ số tiền cho thuê.
Trong suốt năm 2019 và quý I, ban lãnh đạo HIPC cho biết công ty không có nhiều hợp đồng cho thuê đất thanh toán đạt mức 95% so với cùng kỳ các năm trước nên doanh thu sụt giảm.
Thiên Việt (TVS) đặt mục tiêu lãi 100,8 tỷ đồng năm nay Ngày 23/6 tới, CTCK Thiên Việt (TVS) sẽ triệu tập Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 để thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với 100,8 tỷ đồng lãi sau thuế, cổ tức bằng tiền và/hoặc cổ phiếu với tỷ lệ tối đa 10%. Theo báo cáo tài chính riêng đã kiểm toán, năm 2019, TVS đạt 112,7 tỷ đồng...