Khu cách ly ở Cao Bằng quá tải người về từ Trung Quốc
Hơn 1.000 người đang được cách ly tại các điểm tập trung ở Cao Bằng, lãnh đạo tỉnh phải chuyển hàng trăm người sang Bắc Kạn, Thái Nguyên.
Báo cáo về công tác phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Cao Bằng với Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ngày 22/2, ông Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch tỉnh cho biết hiện số người cần cách ly trên địa bàn khá lớn, dự báo số lượng còn tăng trong thời gian tới. Do vậy, Cao Bằng gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc đáp ứng cơ sở vật chất để phục vụ cho việc cách ly.
Theo ông Thảo, hiện tỉnh theo dõi, cách ly tại nhà khoảng 3.000 người, hơn 1.000 người cách ly tập trung. Do số người Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới tỉnh Cao Bằng tăng nhanh, các cơ sở cách ly tập trung trong tỉnh không còn khả năng tiếp nhận, quản lý, phục vụ.
Ngày 14/2 tỉnh Cao Bằng phải chuyển 173 người đến Bắc Kạn, ba ngày sau tiếp tục chuyển thêm 148 người nữa. Ngày 21/2, có 181 người về từ Trung Quốc được Cao Bằng chuyển đến Thái Nguyên.
Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đề nghị được hỗ trợ kinh phí, lực lượng tổ chức, thực hiện phòng chống Covid-19, đảm bảo điều kiện chăm sóc cho người cách ly tốt hơn.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng cũng đã phối hợp với cơ quan Hải quan bắt được lượng lớn khẩu trang lậu, nghi ngờ dùng giấy vệ sinh để sản xuất, chuyển qua biên giới sang Trung Quốc.
Người về từ Trung Quốc được kiểm tra thân nhiệt trước khi chuyển đến khu cách ly tại Trung đoàn 832, Thái Nguyên. Ảnh do Sở Y tế Cao Bằng cung cấp.
Video đang HOT
Ông Nông Tuấn Phong, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cho biết Ban Chỉ đạo phòng chống nCoV được thành lập từ tỉnh đến các huyện, các xã và xây dựng kế hoạch đáp ứng với các cấp độ dịch bệnh. Người dân ở khu vực biên giới được khuyến cáo không sang Trung Quốc trong thời gian có dịch bệnh.
Lực lượng biên phòng đã lập 70 điểm chốt kiểm soát việc qua lại khu vực đường mòn trên biên giới; thực hiện khai tờ khai y tế và kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu. Tỉnh cũng tổ chức rà soát, thống kê số lượng người dân địa phương đi làm việc tại Trung Quốc (hợp pháp và bất hợp pháp) về hoặc chưa về, số lao động Trung Quốc làm việc trên địa bàn để có biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Tỉnh phun thuốc khử trùng tại các trường học, bến xe khách, cơ quan, các khu vực tiếp nhận công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc.
Các đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện đã thành lập đội đáp ứng nhanh trong dự phòng và đội cơ động trong điều trị. Bệnh viện đa khoa tỉnh và 14 đơn vị y tế huyện đã tổ chức khu vực cách ly y tế có từ 10-20 giường bệnh để điều trị người bệnh cách ly.
Thứ trưởng Cường cho biết sẽ báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19 để có chính sách khắc phục, huy động các tỉnh lân cận hỗ trợ Cao Bằng phòng dịch. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ đội biện phòng bảo đảm việc theo dõi người từ Trung Quốc nhập cảnh về Việt Nam theo đường mòn, lối mở.
Bộ Y tế tặng 45.000 khẩu trang y tế cho 9 trung tâm y tế huyện, trao 5.000 khẩu trang y tế đến Bộ đội biên phòng tại Cửa khẩu Trà Lĩnh, Cao Bằng.
Lê Nga
Việt Nam chưa có ca mắc nCoV mới, 1 bệnh nhân Trung Quốc đã khỏi
Ngày 28/1, tin từ Bộ Y tế cho biết, 1 trong 2 bệnh nhân người Trung Quốc mắc virus gây viêm phổi cấp (nCoV) đã cho xét nghiệm âm tính.
Các kết quả xét nghiệm từ những bệnh nhân nghi mắc nCoV cũng chưa xác định thêm ca nào mắc mới.
Theo Bộ Y tế, đến nay đã có 64 người nghi ngờ mắc nCOV (sốt, ho, đến từ vùng có dịch hoặc tiếp xúc với người đến từ vùng dịch), trong đó có 2 người xác định dương tính với nCoV đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), 25 ca đã cho xét nghiệm âm tính với nCoV. Như vậy, tính đến nay đã có 39 ca đang được cách ly, chờ xét nghiệm.
Ngoài ra, còn có 56 người tiếp xúc với người bệnh nghi ngờ nhiễm nCoV cũng được cách ly và theo dõi chặt chẽ.
Theo Bộ Y tế, sáng nay, một trong 2 bệnh nhân dương tính với nCoV là bệnh nhân Li Zichao (SN 1992) hiện tỉnh, tự thở, ăn uống sinh hoạt bình thường. Bệnh nhân hết sốt hơn 4 ngày, đã phết họng làm PCR kiểm tra nCoV lần 3 ngày 27/1 cho kết quả âm tính. Như vậy, virus nCoV đã bị loại trừ. Tuy nhiên bệnh nhân này vẫn phải được lưu giữ tại khoa Bệnh Nhiệt đới của BV để theo dõi cách ly.
Người cha là Li Ding (SN 1954) hiện đã tỉnh, ăn ngủ được, thở oxy qua canula, thở êm. Bệnh nhân không sốt từ 18h chiều 25/1, phổi ít ran bên trái, XQuang phổi ngày 27/1 thấy, đông đặc bên trái, tổn thương ít phế nang phổi phải. Chức năng gan, thận, điện giải bình thường. Đã phết họng PCR lần lần 3 ngày 27/01, kết quả vẫn dương tính với nCoV. Sáng 28/1, bệnh nhân được phết hầu họng xét nghiệm lần 4 và đang chờ kết quả.
Ngày 27/1, tin từ Bệnh viện Nhi T.Ư cũng cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận 1 bệnh nhi là thành viên trong đoàn khách du lịch Trung Quốc đang trên đường di chuyển từ Hạ Long (Quảng Ninh) về Hà Nội - xuất hiện tình trạng suy hô hấp nặng, tổn thương phổi, trên nền bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá nặng. Bệnh nhân này được chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa Hải Dương. Ngay lập tức, bệnh nhi được cách ly và điều trị tích cực và chờ kết quả xét nghiệm.
Các cửa khẩu thực hiện chặt chẽ việc khai báo y tế với hành khách (Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn)
Sở Y tế Hải Dương cũng đã cách ly theo dõi 18 người trong đó có nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân này.
Như vậy, đến nay, Việt Nam chưa có ca mắc mới nCoV, cũng chưa có người Việt Nam nào mắc bệnh (mới có 2 ca thâm nhập người Trung Quốc).
Trước đó, tại cuộc họp với Bộ Y tế chiều mùng 2 Tết (26/1), về việc có cần thiết công bố dịch hay không, TS Trần Đắc Phu - chuyên gia y tế dự phòng, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình các ca mắc và nghi mắc nCoV nên chưa cần công bố dịch. "Xét trên quy định về điều kiện công bố dịch, hiện chưa có ca nào là người sinh sống tại Việt Nam mắc bệnh. Chúng ta cũng đang kiểm soát tốt các ca nghi ngờ mắc bệnh, do đó tôi cho rằng chưa cần công bố dịch" - TS Phu nói.
Tuy nhiên, TS nhận định có nguy cơ lây nhiễm nCoV trên diện rộng tại Việt Nam.
"Dịch nCoV rất có khả năng lan rộng và phát triển, vì cùng là virus corona gây bệnh MERs, SARs, nhưng MERs và SARs có tỷ lệ tử vong lớn nên người bệnh bị bệnh là đi đến viện ngay, dễ kiểm soát. Dịch nCoV có tỷ lệ tử vong nhỏ nên có thể nhiều người bệnh nhẹ sẽ điều trị tại nhà.
Điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát ca bệnh, không kiểm soát được mức độ lây nhiễm. Ngoài ra, Trung Quốc có lượng người xâm nhập vào Việt Nam lớn. Chúng ta không chỉ chú ý đến khách từ Vũ Hán đến mà còn các tỉnh khác sát biên giới như Quảng Đông, người Trung Quốc vào Việt Nam rất nhiều", ông Phu phân tích.
Tờ SCMP hôm 28/1 đưa tin, tổng số ca lây nhiễm loại virus chết người Corona đã lên tới hơn 4.174 người tại Trung Quốc và 106 người chết. Phần lớn số người tử vong đến từ tỉnh Hồ Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán - được coi là tâm dịch.
Theo danviet.vn
Tổng cục Du lịch khuyến cáo lần 2 để du khách cẩn trọng trước dịch Corona Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh lại ký công văn đề nghị tăng cường kiểm soát, phòng dịch bệnh viêm phổi cấp do virus nCOV. Tổng cục Du lịch đề nghị cẩn trọng đưa và đón khách du lịch trong diễn biến phức tạp của virus Corona Ngày 26/1, Tổng cục trưởng Tổng cục Dy lịch ký công văn...