Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng: Điểm du lịch giàu tiềm năng
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng ở Hậu Giang là nơi bảo tồn hơn 500 loài thực vật, động vật, trong đó có một số động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và nhiều dược liệu quý hiếm.
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với vẻ đẹp hoang sơ. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
“Công danh chi nữa mà chờ/Về kênh Long Phụng đặt lờ nuôi em.” Câu ca dao truyền miệng có sức sống vượt thời gian đưa du khách đến với Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang).
Lão nông Nguyễn Văn Nhỏ, sống từ nhỏ bên con kênh Long Phụng kể rằng Lung Ngọc Hoàng là nơi ngập nước quanh năm, nước rất sâu và xanh biếc, thủy sản rất nhiều, đặc biệt là cá.
Thời khẩn hoang, do điều kiện lập địa là vùng đầm lầy, trũng, thấp nên còn nhiều lung, đìa tự nhiên với hệ sinh thái đất ngập nước ngọt đa dạng, phong phú.
Có thể xem Lung Ngọc Hoàng là cái rốn của tiểu vùng Tây sông Hậu. Thực vật nơi đây có nhiều loài cây gỗ nhỏ, dây leo, thân thảo; còn động vật và thủy sản nhiều vô kể.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Nhỏ, ngày trước, cá ở vùng kênh Long Phụng nhiều tới mức bắt không xuể. Người ta chỉ bắt cá lóc (cá quả), cá trê chứ không bắt mấy loại cá khác như cá sặc, cá nhỏ lại càng không đụng tới.
Ông Nguyễn Văn Niên nay đã 80 tuổi nhưng vẫn nhớ rõ thời trai trẻ đi đặt lờ bắt cá ở con kênh này: “Đặt lờ xuống một cái là phải lấy tay đỡ phía dưới cái lờ đưa lên, chứ xách phía trên là cá nhiều nặng làm bung luôn.”
[Khai thác tàu du lịch Xà No - nét độc đáo miền sông nước Hậu Giang]
Theo ông Lư Xuân Hội – Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Lung Ngọc Hoàng là nơi bảo tồn hơn 500 loài thực vật, động vật, trong đó có một số động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và nhiều dược liệu quý hiếm.
Nêu lên những thách thức để phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Hậu Giang, đại diện đơn vị lập Dự án phát triển du lịch cộng đồng cho rằng cạnh tranh giữa các sản phẩm du lịch tại Hậu Giang và các địa phương lân cận ngày càng cao.
Mô hình du lịch sinh thái không còn mới đối với du lịch cả nước, trong khi sức cạnh tranh của các sản phẩm đặc sản tại Hậu Giang chưa cao và phải cạnh tranh mạnh mẽ với những sản phẩm cùng loại của các địa phương khác trong vùng. Vì vậy, Hậu Giang cần tạo sự khác biệt rõ nét với các sản phẩm, dịch vụ tour, tuyến, điểm tham quan mới mẻ, đặc thù.
Khai thác du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với đặc trưng là tour “đặt lờ nuôi em” lại chưa được quan tâm đầu tư.
Tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là tài sản quý hiếm của tỉnh Hậu Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, không những có giá trị về mặt sinh thái, thiên nhiên mà còn gắn với lịch sử, truyền thống đấu tranh cách cách mạng của tỉnh. Do đó, cần giữ gìn, bảo vệ rừng nguyên sinh, môi trường rừng nghiêm ngặt, khoa học, hiệu quả.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan hướng dẫn Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang xây dựng Đề án du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm mục tiêu vừa bảo tồn bền vững thiên nhiên, môi trường sinh thái kết hợp với khai thác du lịch hợp lý, khoa học, hiệu quả, vừa phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh một cách lâu dài, bền vững.
Đây sẽ là điều kiện tốt để vừa bảo tồn, kết hợp khai thác du lịch sinh thái đặc trưng của tỉnh, của vùng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Chiều đông về trên đầm Vân Long
Đầm Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng, nằm cách Hà Nội 80 km, thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình.
Đây là một địa điểm du lịch lý tưởng và hấp dẫn vào dịp cuối tuần cho các bạn trẻ và gia đình.
Được mệnh danh là "vịnh không sóng", đến Vân Long, du khách có dịp tận hưởng cảm giác êm ái khi ngồi trên chiếc thuyền nan nhỏ lướt trên mặt nước phẳng lặng trong như gương, hiện rõ những lớp rong rêu bên dưới. Chiều Đông thong thả mái chèo trên làn nước trong xanh của vùng đầm nước mênh mông, du khách sẽ vô cùng thích thú nếu chỉ cần khua mạnh mái chèo, từng đàn cò, vạc, le le... đang ẩn mình trong đám cây cỏ nghe động sẽ ào ạt bay. Những sải cánh dài, trắng muốt chấp chới, đan xen, hòa quyện vào nhau tạo thành vũ điệu làm say đắm lòng người.
Đầm Vân Long có một hệ sinh thái phong phú và độc đáo, những dãy núi đá vôi bị cô lập giữa đầm trở thành nơi trú ẩn cho các loại động vật quý hiếm, trong đó, không thể không kể đến quần thể Voọc mông trắng với số lượng hơn 40 cá thể - lớn nhất Việt Nam hiện nay. Đây là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao, có tên trong sách đỏ thế giới. Nếu may mắn du khách có thể bắt gặp những cá thể Voọc sống trong những hang đá đang ra ngoài tìm kiếm thức ăn. Còn cò thì hầu như buổi chiều nào cũng bay rợp trời trên những ngọn núi.
Những ngọn núi với tên gọi như núi Mèo Cào, núi Mâm Xôi, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Nghiên... vẫn ngày ngày soi bóng xuống mặt nước phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ. Đầm Vân Long còn là nơi có nhiều cảnh quan và di tích văn hóa, nhiều hang động đẹp trong lòng núi như: Hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh..., hòa cùng núi non mây trời tạo thành bức tranh thiên nhiên đẹp ngỡ ngàng.
Càng đi sâu vào phía trong đầm, tiếng ồn ào của cuộc sống thường ngày dần biến mất, cả không gian chỉ còn lại tiếng mái chèo lẫn tiếng chim kêu hoặc tiếng săn mồi của chim bói cá. Thuyền khẽ lách qua đám cỏ để đưa du khách vào thăm hang Cá - hang lớn nhất trong dãy núi Hoàng Quyển. Đây là nơi cư ngụ của nhiều loài cá như cá trê, cá chuối, cá rô... Ngoài ra hàng chục hang động khác như hang Bóng, hang Chanh, hang Ông...nằm rải rác trong các ngọn núi cũng là những điểm đến thú vị của hành trình.
Thời điểm thích hợp nhất trong ngày để thăm Vân Long là vào buổi chiều muộn. Lúc này, mặt trời buông khiến cho mặt nước lấp lánh ánh vàng, tạo nên một cảm giác vừa thơ mộng, vừa bình yên. Trong bóng hoàng hôn đang nhuộm dần không gian vùng đầm nước, khi những đàn chim đi kiếm ăn nối nhau bay về tìm nơi trú đêm, cũng là khi những bóng thuyền nan đưa du khách thăm đầm đang thưa dần, ấy là khoảng thời gian tuyệt đẹp để tác nghiệp của những nghệ sỹ nhiếp ảnh đam mê thiên nhiên hoang dã, đam mê cánh chim di cư trong những buổi chiều Đông.
Na Rì - Bắc Kạn có gì "hút" du khách trẻ... Gần đây, Bắc Kạn là địa điểm "hot" của những bạn trẻ ưa khám phá thiên nhiên. Một trong những điểm đến không thể bỏ qua tại Bắc Kạn đó chính là huyện Na Rì. Na Rì cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 72km, nổi tiếng với những điểm du lịch còn vẹn nguyên vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Na Rì...