Không xuất khẩu quặng nguyên khai
Mục tiêu của quy hoạch là phát triển bền vững thăm dò, khai thác, chế biến quặng chì kẽm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu khoáng của nền kinh tế và gắn với các nhà máy hiện có, dự án luyện kim chì, kẽm; không xuất khẩu quặng nguyên khai, quặng tinh chì, kẽm và bột oxyt kẽm.
Ảnh minh họa.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm đến năm 2020, có xét đến năm 2030. Mục tiêu của quy hoạch là phát triển bền vững thăm dò, khai thác, chế biến quặng chì kẽm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu khoáng của nền kinh tế và gắn với các nhà máy hiện có, dự án luyện kim chì, kẽm; không xuất khẩu quặng nguyên khai, quặng tinh chì, kẽm và bột oxyt kẽm.
Cụ thể, đến năm 2020 phấn đấu đạt khoảng 1.161 nghìn tấn chì kẽm trữ lượng cấp 121 và 122. Giai đoạn 2021-2030 phấn đấu đạt khoảng 520 – 620 nghìn tấn chì kẽm trữ lượng cấp 121 và 122.
Đến năm 2020, sản lượng khai thác, tuyển quặng đạt khoảng 16,6 nghìn tấn chì và 24,5 nghìn tấn kẽm (quy đổi từ quặng tinh chì, kẽm). Sản lượng quặng oxyt nguyên khai hàm lượng Zn 15% duy trì khoảng 1,5 nghìn tấn kẽm/năm. Giai đoạn 2021-2030, tăng dần và duy trì sản lượng khai thác và tuyển quặng hàng năm đạt khoảng 24 nghìn tấn chì và 30 – 32 nghìn tấn kẽm; phấn đấu duy trì sản lượng bột oxyt kẽm nguyên liệu (có hàm lượng Zn là 60,2%) đạt khoảng 1,9 nghìn tấn bột/năm.
Video đang HOT
PV
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thúc đẩy cơ hội làm ăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được Bộ Công Thương công bố toàn văn để người dân và doanh nghiệp nắm rõ. Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là thiếu vắng các doanh nghiệp cỡ vừa, cũng như cần thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển đúng hướng, để tận dụng triệt để các cơ hội mà Hiệp định TPP mang đến.
- PV: Vừa qua, tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh trăn trở, doanh nghiệp Việt Nam dù đông nhưng vẫn yếu, quy mô vẫn nhỏ, vẫn ăn xổi ... Ông đánh giá thế nào về nỗi trăn trở này?
- Ông Vũ Tiến Lộc: Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang có những bất ổn về quy mô. Có đến 96% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chưa đầy 2% doanh nghiệp lớn và 2% doanh nghiệp cỡ vừa. Mọi nền kinh tế có quá trình phát triển ngắn như chúng ta đều thiếu các doanh nghiệp lớn, vì chưa đủ quá trình tích lũy.
"Căn bệnh" của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là thiếu các doanh nghiệp cỡ vừa, chỉ có các doanh nghiệp cỡ vừa trở lên mới có khả năng kết nối với kinh tế thế giới. Chúng ta cần có những chính sách để thúc đẩy hình thành lực lượng đông đảo các doanh nghiệp cỡ vừa, chứ để quá nhiều doanh nghiệp nhỏ li ti như hiện nay không phải là hướng đi đúng. Đây là lỗ hổng lớn nhất mà định hướng chính sách phải nhằm vào.
Các doanh nghiệp nhỏ khó kết nối chuỗi giá trị để hướng tới TPP
- Chúng ta cần làm gì để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn mạnh trong bối cảnh hội nhập đã cận kề?
- Cần tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng là giải pháp vô cùng quan trọng để "cởi trói" cho các doanh nghiệp này. Chúng ta cũng cần có các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân như: tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận công nghệ, thị trường... Tôi kiến nghị Chính phủ cần có Chương trình quốc gia về khởi nghiệp để định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp hình thành trên cơ sở khoa học công nghệ. Khởi đầu đúng hướng sẽ phát triển nhanh chóng, trở thành các doanh nghiệp cỡ vừa - cứu tinh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.
- Trước ngưỡng cửa hội nhập TPP, ông có lời khuyên nào cho các doanh nghiệp?
- Cơ hội rất lớn, thị trường vô tận nhưng tận dụng được điều này thì không đơn giản. Điều quan trọng sống còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là phải tiếp cận ngay với các thông tin về các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, trên cơ sở đó phân tích ảnh hưởng của lộ trình mở cửa, giảm thuế đối với ngành và lĩnh vực mình tham gia.
Doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị chương trình hành động đặt trong chuỗi liên kết với các doanh nghiệp khác để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Doanh nghiệp còn cần định hướng lại thị trường, ứng dụng công nghệ để đạt các tiêu chuẩn vượt qua rào cản kỹ thuật như chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm... Đặc biệt, doanh nghiệp cần tổ chức lại sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu về xuất xứ.
Đã hết thời chúng ta cứ nhập nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc về để sản xuất và xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu hay liên kết với các doanh nghiệp thuộc các nước trong TPP để hưởng các ưu đãi. Ngay bây giờ, Chính phủ cần phối hợp với VCCI, các tổ chức xúc tiến thương mại tổ chức phổ biến ngay các thông tin về TPP, tư vấn những điều cần biết cho các doanh nghiệp.
- Xin cảm ơn ông!
Theo_An ninh thủ đô
Canh cánh nỗi lo túi tiền quốc gia Thực tế, túi tiền quốc gia đã luôn là nỗi lo canh cánh của nền kinh tế Việt Nam, khi tình hình bội chi ngân sách luôn thường trực, với khoảng 5% GDP trong năm 2015 này, thậm chí là cao hơn. Câu chuyện càng trở nên nóng hơn khi tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư...