Không xử chung thân, tử hình người chưa thành niên phạm tội
Đó là một trong những quan điểm vừa được tổ soạn thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đưa ra để lấy ý kiến rộng rãi của các bộ ngành liên quan.
Theo đó, tổ soạn thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cho rằng việc xử lý người chưa thành niên pham tôi phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên và chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Nghi phạm sát hại nghệ sĩ cải lương Đỗ Linh gây rúng động dư luận TPHCM vừa qua là Nguyễn Công Bảo là người chưa thành niên khi mới 15 tuổi.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan tiên hanh tô tung phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Theo đó, cac cơ quan co thâm quyên ưu tiên xem xet ap dung cac biên phap thay thê xư ly hinh sư, xử lý vi phạm hành chính đôi vơi ngươi chưa thanh niên pham tôi.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Đáng chú ý, tổ soạn thảo đưa ra quan điểm về việc không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
“Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng và trong thời gian thích hợp ngắn nhất. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội”- tổ soạn thảo nêu quan điểm lấy ý kiến.
Video đang HOT
Đối với án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Theo Điều 90 của bản dự thảo, khi xư ly người chưa thành niên phạm tội, cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án ưu tiên xem xet áp dụng một trong cac biên phap thay thê xư ly hinh sư sau đây: a) Khiên trach; b) Hoa giai tai công đông; c) Giam sat, giao duc tai gia đinh hoăc giam sat, giao duc cua cơ quan, tô chức.
Ngoài ra, cac cơ quan co thâm quyên chi xem xet miên trach nhiêm hinh sư va ap dung biên phap thay thê hinh sư đôi vơi ngươi chưa thanh niên khi co đu cac điêu kiên sau: Co chưng cư đê chưng minh ngươi chưa thanh niên đa thực hiện một tội phạm; Ngươi chưa thanh niên pham tôi có thái độ hôi cai, thanh thât khai bao, tư nguyên khăc phuc hâu qua do minh gây ra; Thuôc trương hơp pham tôi lân đâu, co nhiêu tinh tiêt giam nhe; Ngươi chưa thanh niên va ngươi đai diên hơp phap cua ho đông y vơi viêc ap dung biên phap thay thê xư ly hinh sư.
Viêc ap dung biên phap thay thê xư ly hinh sư phai phu hơp vơi điêu kiên, hoan canh pham tôi, nhân thân ngươi pham tôi, tinh chât mưc đô nghiêm trong cua hanh vi pham tôi va trên cơ sơ bao đam lơi ich cua ngươi bi hai, cua công đông.
Tuy tưng trương hơp cu thê, cơ quan co thâm quyên ra quyêt đinh miên trach nhiêm hinh sư, ap dung biên phap thay thê xư ly hinh sư buôc ngươi chưa thanh niên phai châp hanh cac nghia vu theo quy đinh tai bộ luật này va ân đinh thơi gian tư 6 thang đên 2 năm.
Ngươi chưa thanh niên đươc ap dung biên phap thay thê xư ly hinh sư cố tình không thưc hiên cac nghĩa vụ thi cơ quan đã áp dụng biên phap thay thê xư ly hinh sư ra quyết định huy bo việc áp dụng biện pháp này va thu tuc tô tung hinh sư đôi vơi ngươi đó được tiến hành theo quy định chung
Khi ap dung biên phap khiên trach, cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án buộc ngươi đươc ap dung biên phap này thưc hiên cac nghĩa vụ sau đây: tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; tham gia cac chương trình học tập, dạy nghề, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương; tham gia lao động với hình thức phù hợp; trương hơp ngươi chưa thanh niên nghiên rươu, nghiên ma tuy thi phai cai nghiên.
Thế Kha
Theo Dantri
Đề xuất bỏ án tử hình với bảy tội danh
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu đề xuất trong phiên họp lần thứ 18 của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương ngày 30/1 là BLHS sửa đổi nên bỏ hình phạt tử hình ở 22 tội xuống còn 15 tội...
Bảy tội danh được đề nghị bỏ án tử hình là tội cướp tài sản; tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội chống mệnh lệnh; tội đầu hàng địch; tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; tội chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Hạn chế án tử hình
Theo các đại biểu, với 15 tội còn giữ án tử hình (tội giết người, tham ô tài sản...), cũng cần hạn chế áp dụng hình phạt tử hình bằng cách quy định rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể các điều kiện áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, đồng thời mở rộng các trường hợp không áp dụng hoặc không thi hành hình phạt.
Xu hướng chung cần tiến tới là chỉ nên quy định án tử hình đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc loại tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, tội phạm về ma túy, tham nhũng, tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Các đại biểu cũng đề xuất chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với một số trường hợp phạm tội có tổ chức với quy mô lớn, có sự câu kết chặt chẽ giữa các băng nhóm tội phạm, hành vi phạm tội mang tính bạo lực, dã man, tàn bạo, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho nhiều người. Hay chỉ nên áp dụng án tử hình đối với người chủ mưu cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, chống đối, cố ý thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, tái phạm nguy hiểm mà tòa án xét xử thấy ít có khả năng giáo dục.
Dẫn giải một bị cáo vừa được tòa tuyên án tử hình về trại giam. Ảnh: HTD
Không tử hình người nhiễm HIV, ung thư
Ngoài việc đề xuất giảm án tử hình trong bảy tội danh thì một trong những điểm đáng chú ý tại phiên họp lần này là đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 35 BLHS hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng không áp dụng tử hình. Cụ thể, ngoài các đối tượng là người chưa thành niên, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì cần nghiên cứu bổ sung đề xuất đối tượng từ 70 tuổi trở lên khi xét xử.
Đa số đại biểu cho rằng việc bổ sung quy định không áp dụng hình phạt tử hình với người từ 70 tuổi trở lên thể hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với người cao tuổi, vốn được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, phù hợp với quy định của Luật Người cao tuổi.
Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng đề xuất với Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương là không áp dụng hình phạt tử hình đối với những người phạm tội đang mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, HIV bởi những người này cũng đang mang trong mình bản án tử hình.
Riêng tham ô, hối lộ: Phải nghiêm trị
Bên cạnh đó, không ít đại biểu khẳng định nước ta chưa thể bỏ áp dụng hình phạt tử hình đối với tội tham ô, hối lộ, tham nhũng.
Ông Nguyễn Doãn Khánh (Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương) nhận xét: "Không thể bỏ án tử hình đối với các hành vi tham ô, nhận hối lộ, tham nhũng bởi đây là loại tội phạm nghiêm trọng nhất, chưa được đẩy lùi trong tình hình hiện nay ở nước ta".
Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cũng cho rằng với tình hình hiện nay thì không thể bỏ áp dụng đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, hối lộ, tham nhũng. "Một khi đã xác định đây là quốc nạn thì có trừng trị nghiêm trước pháp luật mới đẩy lùi được" - ông Sơn nói.
Một tội khác cũng được nhiều đại biểu đề nghị không bỏ án tử hình là tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh bởi đây là những loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, người phạm tội vì mục tiêu lợi nhuận bất chấp tất cả.
Thêm hình phạt tù "chung thân suốt đời"? Một vấn đề gây nhiều tranh luận, chưa ngã ngũ là đề xuất quy định thêm hình phạt tù chung thân suốt đời (không giảm án - NV) nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế. Theo đó, bị cáo đáng ra phải bị phạt tử hình nhưng đã chứng tỏ sự hối cải, tiến bộ, có những hành động tích cực để khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì có thể được phạt án tù chung thân suốt đời. Theo Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn, nếu muốn đưa quy định mới này vào luật thì cũng cần quy định rõ là trường hợp nào phạt án tù chung thân suốt đời, trường hợp nào phạt tử hình để đảm bảo tính công khai, minh bạch. Phù hợp tình hình đất nước Việc giảm án phạt tử hình trong một số tội danh là đảm bảo lộ trình sửa đổi phù hợp với tình hình của đất nước trong xu thế hiện nay. Bởi lẽ giảm tội phạm trong xã hội không phải bằng việc quy định hình phạt trong BLHS. Chẳng hạn như tội phạm ma túy, ví dụ quy định 100 g là phạt tử hình thì người phạm tội lại có tư tưởng "được ăn cả ngã về không" nên có thể vận chuyển tới 10 kg. Ông UÔNG CHU LƯU, Phó Chủ tịch Quốc hội
Theo Đặng Trung
Pháp luật TPHCM
Nghịch tử giết cha bỏ vào giỏ lãnh án chung thân Trưa 30.1, TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên phạt bị cáo Đặng Hùng Phương (28 tuổi, ấp Long Hiệp, xã Long An, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) mức án tù chung thân về tội "Giết người". Bị cáo Phương tại tòa Sáng 30.1, TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa lưu động xét xử bị cáo Đặng Hùng Phương đã ra tay sát...