Không vội vã sơ tán dân tránh bão số 7 để chống dịch Covid-19
Sẵn sàng phương án sơ tán người dân tránh bão số 7 là cần thiết nhưng trong dịch Covid-19 hiện nay, các địa phương không triển khai một cách vội vã mà phải bám sát tình hình thực tế để quyết định.
Đó là yêu cầu của ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), khi chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến với các tỉnh đông Bắc bộ, Trung bộ triển khai ứng phó cơn bão số 7.
Ông Trần Quang Hoài yêu cầu bám sát diễn biến bão số 7 để đưa ra các quyết định sơ tán dân chính xác nhất trong bối cảnh dịch Covid-19. Ảnh HOÀNG PHAN
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai, các tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đã sẵn sàng phương án sơ tán 70.440 hộ dân với 260.722 người ở khu vực ven biển để tránh bão số 7.
Trong đó, 4.619 người là F0, F1 đã được chuẩn bị riêng về phương án cách ly, sơ tán đảm bảo phòng dịch Covid-19.
Nhấn mạnh về nội dung này khi kết luận chỉ đạo, ông Trần Quang Hoài lưu ý, qua kinh nghiệm ứng phó nhiều cơn bão trước đây, các địa phương triển khai sơ tán dân nhưng sau đó bão lại không vào hoặc không quá mạnh.
Video đang HOT
Trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 ở nhiều địa phương đang diễn biến phức tạp, ông Trần Quang Hoài đề nghị các địa phương phải theo sát diễn biến thực tế và thông tin từ cơ quan dự báo để chủ động đưa ra các quyết định sơ tán khi thật sự cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Cũng theo ông Hoài, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai nhận được văn bản của tỉnh Quảng Ngãi phản ánh một số địa phương không cho ngư dân trên tàu cá của tỉnh này lên bờ tránh bão số 7 (cơn bão LIONROCK) vì lo ngại dịch Covid-19.
“Đề nghị lãnh đạo các địa phương quán triệt ngay đến các đơn vị cảng vụ, cảng cá yêu cầu phải tạo điều kiện sắp xếp nơi neo đậu cho phương tiện, cũng như cho ngư dân, lao động trên các tàu này lên bờ tránh bão số 7 và trước khi lên bờ, họ phải được làm test nhanh hoặc xét nghiệm Covid-19″, ông Hoài nhấn mạnh.
Gần 6.000 học sinh đang "mắc kẹt" ở vùng dịch
Năm học mới đã diễn ra được gần một tháng, tuy nhiên, còn hàng nghìn học sinh của nhiều địa phương đang "mắc kẹt" trong các vùng dịch chưa thể trở về.
Tại Thanh Hóa, theo thống kê của Sở GD&ĐT, tỉnh này hiện có 1.357 học sinh rời khỏi địa phương đến các tỉnh, thành khác chưa trở về. Bên cạnh đó, còn có 896 học sinh các địa phương khác đang "mắc kẹt" tại Thanh Hóa.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, liên quan đến việc học sinh mắc kẹt trong các vùng dịch, Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo xuyên suốt trên cả nước tạo điều kiện cho các cháu tiếp tục học theo lớp mà các cháu đang học. Về phía Thanh Hóa, Sở GD&ĐT cũng đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong tỉnh tạo điều kiện cho học sinh địa phương khác đang ở Thanh Hóa theo học.
Các địa phương tạo điều kiện tối đa cho học sinh học tập trong điều kiện dịch chưa thể trở về trường cũ (Ảnh: Xuân Sinh).
"Sở cũng chưa nhận được phản hồi gì từ phía các bậc phụ huynh, học sinh. Không chỉ Thanh Hóa mà các địa phương cũng tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ học sinh trong vùng dịch chưa thể trở về địa phương học tập", ông Thành cho biết.
Tại Nghệ An, đến nay tỉnh này vẫn còn 1.641 em học sinh từ bậc tiểu học đến THPT đang ở các tỉnh phía Nam chưa thể quay về để đi học. Trong đó có 1.002 em học sinh ở bậc tiểu học, 639 em học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.
Theo ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, Sở đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện và các đơn vị trực thuộc phải theo dõi sát, tổ chức dạy học trực tuyến, cung cấp tài liệu, bài giảng giúp các em nắm kiến thức, để sau khi quay về có thể theo kịp chương trình ngay.
Dù năm học 2021-2022 đã chuyển sang học trực tiếp được hơn nửa tháng, song Hà Tĩnh hiện còn 1.380 học sinh các cấp học vẫn chưa thể về. Trong đó, chủ yếu học sinh "mắc kẹt" tại TPHCM và các tỉnh phía Nam.
"Có nhóm học sinh nằm trong các khu vực cách ly, phong tỏa thì học trực tuyến, còn ở những khu vực bị "mắc kẹt" mà vẫn đi học được trực tiếp thì chỉ cần thông báo đến địa phương nơi mình bị "mắc kẹt" đó là được, không cần thủ tục gì", lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết.
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo các trường học có học sinh đang ở vùng dịch, theo dõi, liên lạc để có phương án hỗ trợ các em.
"Tỉnh ủy Hà Tĩnh cũng đã có chủ trương đón học sinh bị mắc kẹt về quê học tập. Sở cũng đã chỉ đạo các trường học có phương án hỗ trợ để các em có thể theo kịp được chương trình học sau khi về quê", lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết thêm.
Còn tại Quảng Bình , trước khi bước vào năm học mới, tỉnh này có khoảng 1.500 học sinh đang "mắc kẹt" tại các tỉnh có dịch Covid-19. Hiện nay Quảng Bình vẫn đang triển khai học trực tuyến và trong tuần này sẽ có báo cáo cụ thể số lượng học sinh đang "mắc kẹt" để có phương án đón, hỗ trợ các em trở về trước khi bước vào học trực tiếp.
Sở GD&ĐT Quảng Bình đã giao các trường thống kê, liên hệ cụ thể số lượng học sinh để có phương án hỗ trợ, đảm bảo công tác giảng dạy online có hiệu quả, đồng thời phối hợp cùng gia đình và các địa phương lên phương án đón các em về quê theo đúng quy định phòng, chống dịch mà UBND tỉnh này đưa ra.
Quảng Trị là địa phương hiện chỉ còn 40 học sinh đang "mắc kẹt" tại các tỉnh, thành khác. Bên cạnh đó, có hơn 300 học sinh các địa phương khác đang học tập tại Quảng Trị.
Sở GD&ĐT Quảng Trị đã gửi công văn đến các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên về việc tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh có nguyện vọng học tập tại nơi cư trú trong thời gian phòng, chống dịch và xác nhận kết quả rèn luyện, học tập của học sinh khi các em quay lại trường cũ.
Đồng thời, tiếp nhận lại học sinh kèm theo kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. Đối với học sinh có nguyện vọng xin chuyển trường, lãnh đạo các đơn vị, trường học phải tạo thuận lợi cho các em.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cũng gửi công văn đến các tỉnh, thành phố khác đề nghị phối hợp tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh tại địa phương.
Sáng 15/9, Hà Nội và nhiều địa phương không phát hiện F0 cộng đồng Hà Nội không phát hiện F0 cộng đồng, trong khi số ca mắc tại Quảng Bình giảm. Hà Tĩnh và Quảng Trị tiếp tục không ghi nhận ca mắc; Nghệ An và Thanh Hóa ca mắc đều trong khu cách ly, khu phong tỏa. Hà Nội: Đạt tiến độ tiêm chủng 84,5% Xét nghiệm nhanh test virus tại Hà Nội. Sáng nay, Hà...