Không về quê, bạn trẻ rủ nhau đi hiến máu chiều 30 Tết
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều sinh viên, người lao động chọn ở lại Hà Nội thay vì về quê ăn Tết như mọi năm. Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, ngày 30 Tết, rất đông người dân đến đăng ký hiến máu tại Viện Huyến học – truyền máu trung ương.
Hoàng Thị Đào (quê Nghệ An) cho biết đây là lần hiến máu thứ 8 nhưng là lần mà Đào cảm thấy ý nghĩa nhất – Ảnh: MAI THƯƠNG
Cầm trên tay tờ đăng ký hiến máu, sau khi điền đầy đủ thông tin và khai báo y tế, Hoàng Thị Đào (quê Nghệ An) đánh dấu vào ô hiến 350ml máu. Đây là lần hiến máu thứ 8 của cô gái 24 tuổi, nhưng với cô, đây là lần ý nghĩa nhất.
“Năm nay vì dịch bệnh nên mình chủ động ở lại Hà Nội đón Tết. Tình hình dịch càng ngày càng diễn biến phức tạp nên mình cũng không muốn về quê, sợ ảnh hưởng tới mọi người. Bạn bè cùng quê mình cũng ở lại, cho nên ngày 30 Tết chúng mình rủ nhau đi hiến máu.
Hi vọng trong những ngày Tết này, những người bệnh sẽ có đủ máu để điều trị. Chúng mình muốn qua hành động này để gửi tới những người bệnh, những người còn kém may mắn hơn chúng mình một sự sẻ chia ấm áp và lời chúc mừng năm mới an lành” – Đào chia sẻ.
Còn với anh Nguyễn Văn Hiệp (Thanh Chương, Nghệ An), đây là lần thứ 19 anh đi hiến máu. Vì hiến máu nhiều nên anh theo dõi lịch hiến máu và biết hôm nay là ngày đủ điều kiện.
“Cứ đến ngày là tôi đi hiến. Nhất là năm nay, dịp Tết mà dịch nên không thể về quê, ngày 30 Tết ở lại Hà Nội cũng không làm gì nên tôi đăng ký hiến tiểu cầu, vì thời gian lấy tiểu cầu lâu hơn và có thể dùng ngay.
Tôi nghĩ hành động hiến máu ngày cuối năm không chỉ là một nghĩa cử đẹp mà còn mang lại may mắn, tài lộc cho mình trong năm mới. Vừa có máu cho người bệnh điều trị mà cả mình có thêm sức khỏe nữa” – anh Hiệp tâm sự trong lúc chờ tới lượt hiến tiểu cầu.
Đặc biệt, không chỉ có các bạn trẻ Việt mà nhiều du khách người nước ngoài cũng đến đăng ký hiến máu tại Viện Huyết học – truyền máu trung ương trong chiều 30 Tết.
Rohan Nainan Koshy (du khách Ấn Độ), hiện đang làm quản trị truyền thông cho một công ty ở Hà Nội, đến hiến tiểu cầu từ trưa 30 Tết cùng vợ.
“Tôi có theo dõi và được biết đây đang là dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam, dịp này có rất ít người đến hiến máu mà nguồn dự trữ máu đang cạn kiệt. Vì vậy chúng tôi đến đây để mong giúp đỡ người Việt Nam như cái cách mà họ giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình và thân thiện trong thời gian sống ở đây” – vị khách người Ấn Độ tươi cười chia sẻ.
Rohan Nainan Koshy (du khách Ấn Độ) ‘khoe’ giấy chứng nhận hiến máu sau khi hiến 350ml tiểu cầu – Ảnh: MAI THƯƠNG
TS Bạch Quốc Khánh – viện trưởng Viện Huyết học – truyền máu trung ương (bìa trái) – cũng tham gia hiến máu ngày 30 Tết. Ông cho biết: “Áp lực tiếp nhận và cung cấp máu vào trước, trong và sau Tết luôn là nỗi lo thường trực cho các cơ sở truyền máu. Kỳ nghỉ Tết kéo dài và dịch COVID-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương khiến nỗi lo càng trầm trọng hơn” – Ảnh: MAI THƯƠNG
TS Nguyễn Ngọc Dũng – trưởng khoa tế bào, Viện Huyết học – truyền máu trung ương – cũng tham gia hiến máu chiều 30 Tết – Ảnh: MAI THƯƠNG
Ngày 30 Tết không được về quê sum vầy cùng gia đình, các bạn trẻ chọn việc đi hiến máu như một hành động lan tỏa sự sẻ chia ấm áp – Ảnh: MAI THƯƠNG
Người dân được xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe trước lúc hiến máu – Ảnh: MAI THƯƠNG
Không chỉ có các bạn trẻ mà nhiều người Hà Nội cũng tham gia hiến máu trong ngày 30 Tết và xem đó là hành động cho đi đầy cao đẹp – Ảnh: MAI THƯƠNG
Hoàng Anh Tuân (2002, sinh viên Đại học Thăng Long) cho biết đây là lần hiến máu đầu tiên, bạn đi cùng với mẹ và quyết định đây sẽ là công việc thường niên cho ngày 30 Tết những năm sau – Ảnh: MAI THƯƠNG
Vì diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên người đến hiến máu đều trang bị khẩu trang và ngồi cách xa nhau, đảm bảo phòng chống dịch – Ảnh: MAI THƯƠNG
Để tri ân người hiến máu trong thời điểm rất thiếu máu trước và sau Tết Nguyên đán, Viện Huyết học – truyền máu trung ương đang triển khai gói quà tặng xét nghiệm và lì xì cho người hiến máu trong thời gian từ ngày 3 đến ngày 23-2 – Ảnh: MAI THƯƠNG
Ngày mai mở cửa Đường hoa Nguyễn Huệ, bạn trẻ tham quan đeo khẩu trang phòng Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND TPHCM đã quyết định hủy lễ khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ, nhưng vẫn sẽ mở cửa phục vụ người dân, bạn trẻ và du khách trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều, bắt đầu từ ngày ngày mai 10.2 (nhằm 29 tết).
Ngày mai mở cửa Đường hoa Nguyễn Huệ . Ảnh VÕ BA
Theo ghi nhận của chúng tôi vào chiều 9.2 (nhằm 28 tết), tại khu phố đi bộ Nguyễn Huệ (nơi diễn ra hoạt động đường hoa) rất vắng vẻ. Bên trong đường hoa không còn nhân viên chăm sóc hoa, chỉ có lực lượng bảo vệ đi lại. Tất cả hầu như đã xong chờ đến 8 giờ sáng mai mở cửa.
Hình ảnh Đường hoa chiều 9.2 . Ảnh VÕ BA
Anh bảo vệ cổng phụ tên Tùng nói với tôi: "Về đi sáng mai lúc 8 giờ ra đây xem. Đi nhớ mang khẩu trang, không thì bị phạt đó nghen".
Dọc theo đường hoa, ban tổ chức cũng đã có những bảng thông báo cho người dân và du khách tham quan phải tuân thủ chặt chẽ thông điệp 5K gồm: "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế". Tuyệt đối không tháo bỏ khẩu trang để chụp ảnh.
Bản tin Covid-19 ngày 9.2: Dịch bệnh ở TP.HCM vẫn rất phức tạp
Đến cuối giờ chiều 9.2, tại khu phố đi bộ Nguyễn Huệ rất vắng, khác với mọi năm, dọc theo đường hoa cũng rất ít các gian hàng ẩm thực chuẩn bị "ăn theo" đường hoa. Thi thoảng có vài bạn trẻ dừng xe bên ngoài ngắm nghía các tiểu cảnh của đường hoa. Nguyễn Hữu Nghĩa, sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chỉ tay về nhóm bạn (4 người) chia sẻ: "Tranh thủ trước giờ đường hoa chưa mở cửa, em cùng mấy đứa bạn đi ngắm bên lề để ngày mai khỏi đi vì sẽ đông người dễ lây nhiễm Covid-19".
Hữu Nghĩa cũng cho biết tết năm nay không về quê, ở lại kiếm việc làm thêm, nhưng nào ngờ những ngày cận tết bùng phát dịch Covid-19, nên không ai thuê làm việc gì.
CẬP NHẬT: Danh sách 33 điểm đang phong tỏa tại TP.HCM để phòng Covid-19
Với chủ đề: "TP.HCM Văn minh - Hiện đại - Nghĩa tình", Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay có nhiều phân cảnh lớn, nhỏ khác nhau, trải rộng trên tuyến phố đi bộ.
Linh vật được trưng bày ở đường hoa năm nay là Trâu. Trâu được thiết kế và trưng bày trên cánh đồng thật hiền hòa và thể hiện sự no đủ, phồn vinh và an nhiên.
Cung Hoàng Đạo nào sinh ra đã có số đi xa, nay đây mai đó, 'lượn như cá cảnh' mà không biết chán? Dù là ai và ở bất kỳ đâu, mọi người đều muốn có một cuộc sống ổn định, có thể không cần giàu sang phú quý nhưng nhất định phải là yên bình, hạnh phúc. Vậy nên, mục đích của nhiều người vẫn là 'an cư, lạc nghiệp' để ổn định cuộc sống, đặc biệt là những người đã trưởng thành, có tầm...