Không tự xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà
Trên các trang mạng xã hội Facebook hiện đang quảng cáo bán bộ xét nghiệm (XN) nhanh sốt xuất huyết (SXH) tại nhà.
Khi PV vào xem thì ngay lập tức nhận tin nhắn tự động chào mời cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh: “Xin chào. Bộ test nhanh giúp phát hiện 3 chỉ số quan trọng liên quan đến SXH chỉ trong 15 phút”. Bộ test nhanh tại nhà này được chào bán 249.000 đồng (gồm thanh khử đựng trong túi nhôm, 2 cây lấy máu, 2 miếng gạc khử khuẩn, ống mao dẫn và dung môi mẫu).
Điều trị cho trẻ em bị sốt xuất huyết nặng. Ảnh NHẬT THỊNH
Từ Facebook, chúng tôi vào website docosan.com giới thiệu: Docosan cung cấp cho bạn phương pháp XN nhanh, lấy mẫu máu trên đầu ngón tay. XN này cho bạn biết liệu bạn đang hoặc đã từng nhiễm SXH hay không… Tự lấy máu đầu ngón tay, đo chỉ số kháng nguyên NS1 và kháng thể IgG/IgM, biết kết quả trong vòng 15 phút với độ đặc hiệu 100%, độ nhạy lên đến 98%.
TS-BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa SXH Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết việc lấy máu XN không đơn giản như lấy dịch mũi họng. Khi nghi ngờ mắc SXH thì người dân cần đi khám để đánh giá xem có nguy hiểm hay không. Bởi đã xảy ra thực trạng nhiều người ở nhà không biết hoặc tự chữa trị SXH bằng uống thuốc hạ sốt, tự kêu người về truyền dịch, sau đó nhập viện trong tình trạng nặng. “SXH cần được bác sĩ hướng dẫn theo dõi, mỗi ngày XN kiểm tra, cần phải vào bệnh viện để làm”, TS-BS Tuấn nói.
BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, cho rằng kỹ thuật XN SXH nếu làm không đúng sẽ cho ra kết quả sai, nguy hiểm. Nếu dương tính SXH mà ra âm tính và chủ quan thì SXH trở nặng, trở tay không kịp. Hơn nữa, với trẻ em, khi lấy máu trẻ rất dễ bị đau, giãy giụa, có trẻ phản ứng thần kinh phó giao cảm gây ngưng tim, tím tái… Việc lấy máu liên quan đến chảy máu, rối loạn đông máu, vô khuẩn, lây nhiễm, nhiễm trùng… “Từ yếu tố kỹ thuật, nhiễm khuẩn và máu, khuyến cáo không được làm XN SXH tại nhà. Khi nghi ngờ và khi bệnh SXH thì nên đến bệnh viện”, BS Tiến nói.
Tính từ đầu năm đến thời điểm hiện tại, TP.HCM có trên 45.000 ca mắc SXH và 18 ca tử vong. Hiện có khoảng 400 – 450 ca mắc SXH mới/ngày. Trung bình có từ 1.600 – 1.700 ca điều trị ở các bệnh viện.
Trẻ bị chẩn đoán sai sốt xuất huyết, tại sao?
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP (TP.HCM) - cho biết có 3 lý do chính khiến hiện nay một số cơ sở y tế chẩn đoán sai sốt xuất huyết: không nghĩ đến sốt xuất huyết, xét nghiệm không đúng lúc và kết luận sớm.
Video đang HOT
Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết được điều trị tại bệnh viện trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: CHÂN PHÚC
Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị sốt xuất huyết nặng, nguy kịch. Một phần nguyên nhân khiến trẻ rơi vào nguy kịch là do chẩn đoán sai của các cơ sở y tế tuyến trước như phòng khám tư, cơ sở y tế địa phương...
Xét nghiệm phát hiện bệnh không khó
* Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ có khác nhau ở từng độ tuổi không, thưa ông?
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến: Tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, trong đó nhiều trẻ sơ sinh/nhũ nhi khi thăm khám ở các cơ sở y tế tuyến trước, phòng khám tư nhân chẩn đoán sai.
Điển hình gần đây, bệnh viện đã tiếp nhận 4 trẻ dưới 1 tuổi sốc sốt xuất huyết nặng do ban đầu được chẩn đoán nhầm bệnh khác. Trong đó có bé trai H.G.B. (11 tháng tuổi, Tiền Giang) được ghi nhận bị sốt cao liên tục 4 ngày, tiêu chảy 5-6 lần, phòng khám tư chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng, uống thuốc không rõ loại.
Đến ngày thứ 5, người nhà đưa trẻ đến bệnh viện, được chẩn đoán sốc nhiễm trùng, được truyền dịch chống sốc, test nhanh kháng nguyên dương tính sốt xuất huyết. Sau gần 1 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần.
Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ theo từng độ tuổi khác nhau. Ở tuổi sơ sinh/nhũ nhi các dấu hiệu này thường khó nhận biết, nếu không phân loại bệnh và nhận biết sớm rất nguy hiểm. Ở lứa tuổi này trẻ thường có các biểu hiện như sốt không cao (chỉ nhẹ hoặc trung bình), tiêu chảy, ho, sổ mũi, hắt hơi... do đó các cơ sở y tế rất dễ chẩn đoán nhầm giữa sốt xuất huyết với tiêu hóa, hô hấp...
* Hiện nay xét nghiệm để phát hiện sốt xuất huyết có khó không?
Có 3 xét nghiệm thường quy: xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 (dương tính hay âm tính), tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm CRP là có thể biết được do sốt xuất huyết hay nhiễm trùng, nhiễm siêu vi...
Các xét nghiệm này làm không khó, các cơ sở y tế thuộc tuyến dưới có thể làm dễ dàng, quan trọng nhất là thời điểm làm xét nghiệm, phát hiện sớm cho trẻ.
Trẻ mắc sốt xuất huyết đang được thăm khám và điều trị - Ảnh: CHÂN PHÚC
Vì sao chẩn đoán nhầm?
* Mặc dù dễ nhưng nhiều cơ sở y tế vẫn nhầm lẫn qua bệnh khác, chẩn đoán sai?
Sở dĩ một số phòng khám tư, cơ sở y tế tuyến trước... chẩn đoán sai cho trẻ sốt xuất huyết là do 3 nguyên nhân chính:
- Khi có các dấu hiệu lâm sàng lại không nghĩ đến sốt xuất huyết, quan trọng nhất vẫn là nghĩ tới bệnh sốt xuất huyết trước tiên, lấy đó làm nền tảng.
- Có xét nghiệm sốt xuất huyết nhưng thử máu thấy kết quả vẫn bình thường liền chủ quan cho rằng đây chỉ là sốt siêu vi, nhưng thực chất là giai đoạn đầu của sốt xuất huyết.
- Trẻ có triệu chứng suy hóa hô hấp liền nghĩ đến các bệnh lý về hô hấp nhưng thực chất đó là sốt xuất huyết.
Những trẻ mắc sốt xuất huyết 2 ngày đầu không cần xét nghiệm, nhưng từ ngày thứ 3 trở đi, bắt buộc phải làm xét nghiệm cho trẻ, lý tưởng nhất là ngày thứ 2 nên xét nghiệm cho trẻ để phát hiện sớm.
* Vậy các cơ sở y tế cần làm gì để phát hiện sớm và điều trị sốt xuất huyết kịp thời?
Nhân viên y tế phải đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết, đối với trẻ đã sốt trên 2 ngày nhất định phải thử máu. Tất cả các cơ sở y tế phải tập huấn cho nhân viên.
Chú ý đến 3 bài học chính của sốt xuất huyết là chẩn đoán sớm, điều trị đúng, theo dõi sát. Nếu không chẩn đoán sớm, trẻ có thể rơi vào tình trạng nguy kịch, tổn thương đa cơ quan dẫn đến điều trị khó khăn, thậm chí tử vong.
Ngày 27-7, Sở Y tế TP.HCM cho biết số ca mắc sốt xuất huyết cộng dồn của TP đến nay khoảng 32.000 ca, hơn 500 ca nặng và tỉ lệ người lớn mắc bệnh nhiều hơn trẻ em. Số ổ dịch tập trung chủ yếu tại các quận, huyện: 12, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Tân, Tân Phú.
Kết quả giám sát huyết thanh, sốt xuất huyết có 4 type gồm D1, D2, D3, D4. Trước đây các tỉnh phía Nam thường lưu hành type D1 nhiều nhưng theo giám sát gần đây số ca mắc type D2 xu hướng tăng hơn.
Bé trai sốc phản vệ, nguy kịch do bị ong đốt 40 vết Đang chơi trong vườn nhà, cậu bé 5 tuổi bất ngờ bị đàn ong đốt phải nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ, nguy kịch tính mạng vì nhiễm độc quá nặng. BS Nguyễn Diệu Vinh, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp bị ong đốt nguy kịch tính...