Không trụ được mốc cao, giá vàng SJC rớt mạnh
Giá vàng hôm nay 19-8 quay đầu rớt mạnh về 57,3 triệu đồng/lượng dù giá vàng thế giới khá ổn định.
Giá vàng trang sức 24K đang rẻ hơn vàng SJC tới 2 triệu đồng/lượng. Ảnh: Linh Anh
Khi vừa mở cửa thị trường, giá vàng SJC được neo trên 58 triệu đồng/lượng ở chiều bán. Sau đó, các doanh nghiệp liên tục điều chỉnh giá mua-bán theo hướng giảm.
Đến khoảng 10 giờ, giá vàng SJC tại TP HCM được các doanh nghiệp niêm yết ở mức 55,95 triệu đồng/lượng mua vào, 57,35 triệu đồng/lượng bán ra, giảm khoảng 1,1 triệu đồng/lượng so với hôm qua (18-8).
Tại Hà Nội, giá vàng SJC được giao dịch quanh 56,1 triệu đồng/lượng mua vào, 57,1 triệu đồng/lượng bán ra.
Chênh lệch giá mua – bán vàng dù được thu hẹp so với những ngày trước nhưng vẫn còn khá lớn, khoảng 1,4 triệu đồng/lượng.
Video đang HOT
Giá vàng trang sức, vàng nhẫn 24K các loại được niêm yết ở mức 53,75 triệu đồng/lượng mua vào, 55,2 triệu đồng/lượng bán ra, thấp hơn khoảng 2 triệu đồng/lượng so với vàng SJC.
Đáng lưu ý, diễn biến giá vàng SJC đang ngược với xu hướng ổn định của vàng thế giới. Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới đang được giao dịch quanh 1.995 USD/ounce, chỉ tăng khoảng 5 USD/ounce so với hôm qua.
Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 56 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng SJC khoảng 1,3 triệu đồng/lượng.
Theo phân tích của Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), xu hướng tăng của giá vàng thế giới vẫn được củng cố sau khi quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust mua vào 4,09 tấn vàng, nâng tổng số vàng nắm giữ lên 1.252 tấn. Tính từ đầu tháng 8, quỹ này đã mua ròng 10,43 tấn.
Còn theo thống kê của Hội đồng vàng thế giới (WGC), trong tháng 7 vừa qua, các quỹ đầu tư ETF được hỗ trợ bằng vàng và sản phẩm tương đương đã mua ròng 166,3 tấn vàng, đồng thời thiết lập chuỗi mua ròng 8 tháng liên tiếp để gia tăng mức nắm giữ. Trong 6 tháng đầu năm, các quỹ ETF cũng mua vào ở mức kỷ lục 733,9 tấn vàng, tăng gần 517% so với cùng thời điểm 2019.
Ở thị trường ngoại tệ, giá USD ở các ngân hàng thương mại vẫn không thay đổi nhiều so với những ngày qua, hiện được niêm yết quanh mức 23.090 đồng/USD mua vào, 23.270 đồng/USD bán ra.
USD tự do lao dốc, giá vàng SJC mở cửa tiến sát mốc 48 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước trồi sụt mạnh theo thế giới trong khi giá USD bắt đầu hạ nhiệt.
Mở cửa giao dịch ngày 25-3, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá vàng SJC tăng mạnh theo đà đi lên của vàng thế giới.
Lúc 8 giờ 30, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào 46,4 triệu đồng/lượng, bán ra 47,6 triệu đồng/lượng, tăng thêm gần 600.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.
Tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI giao dịch giá vàng SJC mua vào 46,7 triệu đồng/lượng, bán ra 47,7 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua bán được giãn rộng lên tới cả triệu đồng/lượng.
Đến khoảng 10 giờ, giá vàng SJC quay đầu giảm nhẹ. Hiện giá vàng SJC đang được các doanh nghiệp giao dịch phổ biến ở mức 46,55 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 47,3 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, vẫn tăng khoảng 300.000 đồng/lượng so với cuối ngày 24-3.
Giá vàng trong nước biến động mạnh theo thế giới. Ảnh: Linh Anh
Giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới nhưng tốc độ chậm hơn. Trên thị trường quốc tế, giá vàng được giao dịch tại thị trường châu Á ở mức 1626 USD/ounce, tăng mạnh gần 52 USD, tương đương mức tăng hơn 3,2% so với phiên giao dịch hôm qua.
Theo PNJ, giá vàng tăng mạnh trong 2 phiên giao dịch liên tiếp sau khi Chính phủ Mỹ hé lộ về gói kích thích kinh tế hơn 4.000 tỉ USD để ứng phó với tác động của dịch Covid-19. Đồng thời mới đây, các nhà máy tinh chế vàng lớn nhất thế giới tại Thụy Sỹ đã tạm ngưng sản xuất cho đến hết tháng 3 vì lệnh đóng cửa các ngành công nghiệp không thiết yếu ở nước này, nhằm ngăn chặn sự lây lan đại dịch. Điều này cũng thúc đẩy giá kim loại quý tăng mạnh trong đêm qua.
Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 46,3 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng mạnh hơn tốc độ tăng giá của vàng SJC giúp khoảng cách chênh lệch rút ngắn.
Trên thị trường ngoại tệ, giá USD ở các ngân hàng thương mại cũng tiếp tục ở mức thấp so với "đỉnh" trong tuần qua. Lúc 10 giờ, giá USD được các ngân hàng giao dịch phổ biến mua vào 23.510 đồng/USD, bán ra 23.670 đồng/USD, tăng 20 đồng/USD so với cuối ngày hôm qua nhưng lại giảm tới 80 đồng/USD so với cao nhất kể từ đầu tuần.
Theo các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường với giá thấp. Ngân hàng nào có nhu cầu có thể đăng ký mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước. Cơ quan quản lý cũng điều chỉnh hạ giá bán USD tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước xuống còn 23.650 đồng/USD, giảm 258 đồng/USD so với trước trong khi giữ nguyên giá mua vào là 23.175 đồng/USD.
Ngay sau động thái của Ngân hàng Nhà nước, giá USD ở các ngân hàng thương mại lập tức hạ nhiệt. Trên thị trường tự do, sáng nay các điểm thu đổi ngoại tệ ở TP HCM báo giá USD mua vào 23.650 đồng/USD, bán ra 23.820 đồng/USD, giảm khoảng 80 đồng mỗi USD so với hôm qua.
T.Phương
Vàng giảm hơn 2 triệu đồng/lượng Sau phiên tăng ngày 24/2, giá vàng SJC trong nước hôm nay quay đầu giảm 2 triệu đồng, thậm chí giá tại DOJI và Phú Quý đã giảm xấp xỉ 3 triệu/lượng. Trái ngược với diễn biến tăng nóng chiều qua (24/2), giá vàng trong nước phiên chiều nay (25/2) đã được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm mạnh, hiện phổ biến xuống...