Không tìm thấy đỉnh, Bitcoin tăng lên gần 55.000 USD, vốn hoá chính thức cán mốc 1 nghìn tỷ USD
Các nhà đầu cơ, giám đốc nguồn vốn của các doanh nghiệp và nhà đầu tư tổ chức được cho là đã thúc đẩy đà tăng ấn tượng của Bitcoin.
Đồng tiền đã này được giao dịch ở mức dưới 54.000 USD và tăng lên mức cao 54.880 USD sau đó trong phiên 19/2 (tính đến 23h giờ Việt Nam), theo Coin Metrics. Theo đó, vốn hóa của Bitcoin lần đầu tiên đạt mức 1 nghìn tỷ USD. Đây là một cột mốc giúp đồng tiền số này ghi nhận mức lợi nhuận vượt xa so với các loại tài sản truyền thống khác như cổ phiếu và vàng.
Đồng tiền số lớn nhất thế giới đã ghi nhận giá trị tăng thêm 450 tỷ USD trong năm 2021, lên mức 1 nghìn tỷ USD, theo số liệu được tổng hợp bởi Bloomberg. Chỉ số Bloomberg Galaxy Crypto – theo dõi cả Bitcoin và 4 đồng tiền số khác, hiện đã tăng hơn gấp đôi.
Vốn hóa của Bitcoin tăng vọt lên mức 1 nghìn tỷ USD.
Các nhà đầu cơ, giám đốc nguồn vốn của các doanh nghiệp và nhà đầu tư tổ chức được cho là đã thúc đẩy đà tăng ấn tượng của Bitcoin.
Những người ủng hộ Bitcoin vẫn đang tranh luận với phe hoài nghi về đâu là động lực đằng sau mức tăng này. Một nhóm cho biết Bitcoin là một loại tài sản được nhiều người đón nhận bởi khả năng phòng ngừa rủi ro như lạm phát. Trong khi đó, nhóm còn lại nhận thấy đây chỉ là tâm lý hứng khởi nhất thời, bấp bênh khi đang ở trên “đỉnh” của làn sóng kích thích tài chính và tiền tệ.
Đồng lời, cuộc tranh luận này cũng đưa ra luận điểm rằng vốn hóa không phải là một yếu tố mang tính đại diện chính xác, bởi Bitcoin không phải là một công ty hay thậm chí là một loại tài sản. Nhóm hoài nghi nhận định, nếu không có tài sản vật lý mà các doanh nghiệp sở hữu hay được chính phủ hỗ trợ như đồng USD, tất cả những gì các nhà đầu tư mua vào chỉ là niềm tin vào mạng lưới tiền điện tử.
Trong năm nay, Bitcoin ghi nhận đà tăng ấn tượng hơn nhiều so với cổ phiếu và hàng hoá.
Video đang HOT
Dẫu vậy, Shane Oliver – trưởng nhóm chiến lược đầu tư của AMP Capital Investors Ltd. tại Sydney, cho biết tâm lý FOMO đang bao trùm. Ông nói thêm: “Ở thời điểm dễ dàng kiếm tiền như hiện tại, động thái như vậy lại càng được đẩy mạnh và đó là một phần thúc đẩy tâm lý đang có của nhà đầu tư.”
Trong tháng này, Tesla đã tiết lộ về khoản đầu tư trị giá 1,5 tỷ USD vào Bitcoin. Trong khi đó, MicroStrategy Inc. đẩy mạnh việc bán trái phiếu chuyển đổi với giá trị 900 triệu USD để mua thêm Bitcoin. Những động thái này đã đưa Bitcoin đến gần với các doanh nghiệp Mỹ hơn.
Craig Erlam – nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda Europe Ltd., cho hay: “Nếu các nguyên tắc cơ bản của các doanh nghiệp trở nên gắn bó hơn với diễn biến của Bitcoin bởi họ bỗng nhiên trở thành những kẻ đầu cơ, chúng ta sẽ ở trong một quả bong bóng trước khi nhận ra điều đó.”
Hôm 19/2, Elon Musk tiếp tục đăng tải một dòng tweet đầy khó hiểu, với mục đích “bênh vực” động thái mua Bitcoin của Tesla. Ông nói rằng Bitcoin “đơn giản là một dạng thanh khoản bớt ngớ ngẩn hơn tiền mặt”, trong khi cho biết thêm rằng quyết định của nhà sản xuất xe điện không phản ánh trực tiếp ý kiến của ông.
Theo cuộc khảo sát tháng 2 của bộ phận quản lý quỹ thuộc Bank of America, “mua Bitcoin” được xem là một trong những giao dịch có khối lượng lớn nhất thế giới, cùng với đó là mua cổ phiếu công nghệ và bán khống đồng USD.
Oliver của AMP cho biết thêm, nếu Bitcoin “không còn được ưa chuộng – chẳng hạn như do quy định của chính phủ hoặc nhà đầu tư chỉ đơn giản là chuyển sang loại hình đầu tư khác, thì đồng tiền này có thể nhanh chóng lao dốc.”
Sự thật xấu xí về Bitcoin
Những cỗ máy đào Bitcoin tiêu tốn rất nhiều năng lượng, gây ảnh hưởng xấu với môi trường.
Hoạt động khai khoáng có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các công đoạn để khai thác tài nguyên, từ xúc một lượng lớn đất, di chuyển sỏi, đá ra khỏi nơi vốn có để lọc lấy khoáng chất hoặc kim loại đều có tác động tới hệ sinh thái, cùng với rủi ro làm ô nhiễm nguồn nước ngầm hay không khí.
Thời công nghệ dẫn tới một hình thức "đào" khác cũng gây hại cho môi trường không kém: khai thác Bitcoin. Thực tế "máy đào" là những chiếc máy tính được thiết kế đặc biệt để giải mã các giao dịch Bitcoin, ghi chúng vào sổ cái để hình thành chuỗi khối.
Tác động môi trường của Bitcoin
Tuy không trực tiếp tác động đến môi trường như các hình thức đào tài nguyên, việc tính toán Bitcoin cũng có thể để lại tác động môi trường bởi các cỗ máy đều ngốn rất nhiều năng lượng. Theo Bitcoin Energy Consumption Index , việc xử lý một giao dịch Bitcoin cần lượng điện tương đương với một hộ gia đình trung bình tại Mỹ sử dụng trong 3 tuần. Con số này cũng tương đương với khoảng hơn 50.000 giờ xem YouTube.
Máy đào Bitcoin là những thiết bị chuyên dụng, ngốn rất nhiều điện để vận hành và tản nhiệt.
Trang web trên cũng thống kê và chỉ ra rằng mỗi năm các giao dịch Bitcoin sản sinh khoảng 37 triệu khối carbon, tức là tương đương với tổng lượng khí thải của cả nước New Zealand. Nếu tính tất cả loại tiền mã hóa thì con số này tương đương với lượng khí thải của Chile. Số liệu của Đại học Cambridge còn cao hơn thế.
Các giao dịch Bitcoin tốn rất nhiều tài nguyên, bởi nguyên lý của loại tiền mã hóa này là mỗi giao dịch được toàn bộ các node trong chuỗi khối xử lý. Trong quá trình này, các máy tính phải thực hiện những phép toán rất phức tạp nhằm giải mã và xác nhận giao dịch thành công.
Những người vận hành máy đào sẽ chờ đợi vào khoản Bitcoin được thưởng cho mỗi khối để bù lại chi phí trang bị máy đào và tiền điện. Sau khi hoàn thành tính toán, các giao dịch sẽ được lưu thành khối trong chuỗi khối.
Với mỗi khối hoàn thành, người tính toán giá trị đúng đầu tiên sẽ được thưởng một lượng Bitcoin nhất định. Do vậy, máy càng mạnh thì càng có khả năng đạt được phần thưởng cao hơn. Việc này khiến cho những người vận hành máy đào ngày càng muốn trang bị máy mạnh hơn.
Bên trong một "trang trại" đào Bitcoin.
Tuy nhiên, cứ khoảng 4 năm thì lượng Bitcoin này lại giảm một nửa. Ban đầu, cứ mỗi khối hoàn thành thì phần thưởng là 50 Bitcoin. Đến tháng 5/2020, lần halving thứ ba, chỉ còn 6,25 Bitcoin dành tặng cho mỗi khối. Như vậy, tốc độ tạo ra Bitcoin mới sẽ ngày càng chậm.
"Mọi máy đào trong mạng lưới đều cạnh tranh với nhau để trở thành cỗ máy đầu tiên tính được giá trị đúng, và lấy về phần thường", Alex de Vries, nhà khoa học dữ liệu tại De Nederlandsche Bank chia sẻ.
Với hàng triệu máy đào Bitcoin đang vận hành, có khoảng 150 nghìn tỷ phép tính được thực hiện mỗi giây. Năng lượng để duy trì cho chúng là con số khổng lồ.
Tìm đủ cách để bớt tiền điện
"Tôi không nghĩ những người đào Bitcoin quá quan tâm đến những tác động môi trường của việc họ đang làm", ông de Vries nhận định.
Tuy nhiên, những người khai thác Bitcoin đều hiểu rõ những cỗ máy này tốn điện như thế nào. Không chỉ là điện năng tiêu thụ, việc tản nhiệt cho những dàn máy cũng tốn rất nhiều năng lượng. Đó là lý do họ tìm tới những nơi có giá điện rẻ nhất để tiết kiệm chi phí.
Thành phố Plattsburgh ở bang New York, Mỹ là nơi có giá điện rẻ nhất thế giới vì ở gần đập thủy điện, cùng các chính sách trợ giá. Đó là lý do nhiều người đặt dàn máy đào ở thành phố chỉ có 20.000 dân này. Chỉ sau một thời gian, cư dân Plattsburgh đã phàn nàn vì lượng điện tiêu thụ vượt quá điện được cung cấp, khiến giá điện bắt đầu tăng.
Nhiều công ty vận hành máy đào Bitcoin tìm tới những vùng cực lạnh như Siberia (Nga) để giảm chi phí tản nhiệt
Theo khảo sát của đại học Cambridge, chỉ có khoảng 39% lượng điện cho các cỗ máy đào là từ nguồn năng lượng tái tạo. Như vậy, phần lớn năng lượng sử dụng cho các cỗ máy ngốn điện này đều từ nguồn nhiệt điện.
Năm 2019, Trung Quốc từng công bố dự thảo cấm đào Bitcoin, cho rằng hành động này sẽ làm lãng phí tài nguyên. Đây là một trong những quốc gia cung cấp máy đào Bitcoin lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc còn cấm những đợt mở bán tiền mã hóa trong cùng năm.
Tuy nhiên, cấm hoàn toàn Bitcoin cũng khó giải quyết vấn đề. Do bản chất phân tán của đồng tiền mã hóa này, những thợ đào hoàn toàn có thể chuyển sang các quốc gia hoặc vùng có quy định lỏng lẻo hơn. Cho tới khi thế giới nghĩ ra cách để kiểm soát việc đào Bitcoin vô tội vạ, thì đây vẫn sẽ là một ngành tác động xấu đến môi trường.
Giá bitcoin cao nhất mọi thời đại, bong bóng tài sản lớn nhất thế giới đang hình thành? BNY Mellon là ngân hàng lâu đời nhất nước Mỹ đồng thời là ngân hàng cung cấp dịch vụ giám sát lớn vào ngày thứ Năm thông báo sẽ bắt đầu chấp thuận bitcoin và nhiều loại tiền số khác. Trong tuần này, giá bitcoin tăng vượt mức 48.000USD lần thứ 2 trong tuần. Giá bitcoin như vậy chạm mức cao nhất mọi...