Không tiểu són, không tiểu ra máu, vì sao cụ ông 84 tuổi lại ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4?
Không tiểu són, tiểu đêm, không tiểu ra máu, chỉ thi thoảng đau hông kèm giảm cân, người đàn ông 84 tuổi ở Hà Nội qua hai bệnh viện mới phát hiện mình mắc ung thư tuyến tiền liệt. Ông băn khoăn vì sao bệnh đã ở giai đoạn 4?.
Không tiểu són, không tiểu ra máu, vì sao cụ ông 84 tuổi lại ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4? (Ảnh minh hoạ)
Thấy giảm cân nhiều, đau hông, ông V. (Hà Nội) đi khám thì bất ngờ nhận được kết quả ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối. Dù đang uống thuốc điều trị sau kết quả sinh thiết khẳng định ung thư tiền liệt tuyến tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội 2 tháng nhưng ông V. vẫn không tin và liên tục băn khoăn “vì sao không có biểu rõ rệt mà bệnh đã ở giai đoạn 4 mặc dù trước đó không thấy cơ thể có gì bất thường, đi tiểu bình thường, nước tiểu bình thường, không ra máu. “Tôi cũng không tiểu rắt, tiểu buốt”, ông V. băn khoăn.
Theo lời ông V, bản thân ông là người có thể lực tốt. Hàng ngày ông vẫn chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt đều đặn vì thế cân nặng luôn ổn định 66kg. Bắt đầu từ năm ngoái, ông thấy cơ thể giảm cân nhiều, còn 58 kg nhưng ông nghĩ có thể do già yếu, các búi mỡ, cơ giảm dần do đó ông chủ quan không đi khám.
Sau đó nghe lời con trai, ông đến một bệnh viện tư gần nhà để khám nhưng không phát hiện bất thường. Cùng thời điểm đó, ông cũng thấy hơi đau hông, nên lại tiếp tục đi khám ở một bệnh viện khác.
Tại bệnh viện công, ông được chỉ định nhập viện. 10 ngày nằm viện hết đau nên ông được xuất viện. Tuy nhiên, một tuần sau ông thấy cơ thể mệt mỏi, không ăn được, nổi 2 hạch ở cổ. Ông đi khám và được chuyển đến khám tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Sau khi được kiểm tra, làm các xét nghiệm, sinh thiết, ông rất bất ngờ khi nhận được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4.
Video đang HOT
Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân này, TS. BS cao cấp Hoàng Văn Tuyết, nguyên Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh ung thư “chính là như thế, không có dấu hiệu gì nhưng bệnh đã tiến triển”.
Điều đáng lưu ý, TS. BS Hoàng Văn Tuyết, ung thư tuyến tiền liệt diễn tiến rất âm thầm, kín đáo. Phần lớn các trường hợp mắc chỉ phát hiện ra khi bệnh đã di căn đến nơi khác, khi bệnh khu trú thường không có dấu hiệu.
“Có đến 70-80% ung thư tiền liệt tuyến được phát hiện đôi khi là từ hạch, đôi khi là di căn ở phổi, bụng, đặc biệt ung thư tiền liệt tuyến rất “yêu thích” và hướng di căn đến xương là chủ đạo. Nhiều người chỉ đau lưng, đau xương đùi, đau hông, đi khám bệnh chụp phim, xét nghiệm thì thấy tổn thương ung thư”, bác sĩ Tuyết chia sẻ.
Thông thường các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu khá mơ hồ. Nhưng dấu hiệu ban đầu theo bác sĩ Tuyết của bệnh ung thư tuyến tiền liệt mà nhiều người cảm nhận được chính là dấu hiệu đau lưng. Theo đó, tới 80-90% người bệnh khi phát hiện bệnh đều có dấu hiệu này.
Ngoài ra các triệu chứng thường chỉ rõ ràng ở giai đoạn tiến triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt khi người bệnh giảm cân, đau vùng khung chậu, tiểu đau buốt hoặc rát, không thể đi tiểu, có máu trong nước tiểu, tiểu đêm, khó khăn trong việc duy trì cương cứng, táo bón mãn tính và các vấn đề đường ruột khác…
Trong khi đó, các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý, đái khó, đái rắt, đái máu, đôi khi bí đái, đôi khi có biểu hiện tắc niệu quản. Đây là các biểu hiện thể hiện sự xâm lấn hoặc chèn ép gây tắc đường tiết niệu. Những vấn đề như đi tiểu khó khăn, bí tiểu…, thậm chí tiểu ra máu thường gặp ở người lớn tuổi và không phải lúc nào cũng là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt. Cũng vì thế nhiều người chủ quan khi gặp các dấu hiệu cảnh báo này.
Theo bác sĩ Tuyết trước đây người dân ít biết đến ung thư tuyến tiền liệt nhưng thời gian gần đây bệnh được nhắc đến nhiều. Điều này là nhờ có các hệ thống máy móc hiện đại được áp dụng trong điều trị cũng như trong chẩn đoán như chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm tầm soát sớm ung thư (xét nghiệm chỉ số PSA tự do, PSA toàn phần), sinh thiết hạch cổ…
Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là một bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi. Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong vào những năm 70 và 80 là 0,7% đối với đàn ông da trắng, 1,6% đối với đàn ông Mỹ gốc Phi, tỷ lệ này tăng hàng năm khoảng 3,1% tính đến năm 1995. Tại Châu Âu, con số tử vong năm 1994 tại Hà Lan: 33/100.000 người, tại Thuỵ Điển: 28/100.000 người.
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một nghiên cứu thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh này. Trong một số nghiên cứu đơn lẻ người ta thấy tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt tình cờ phát hiện được qua xét nghiệm giải phẫu bệnh lý sau mổ mở u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (UPĐLTTTL) là 7,2%.
Để có thể phát hiện sớm căn bệnh này, các chuyên gia khuyến cáo nam giới lớn tuổi, có các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tiền liệt (gia đình có người bị ung thư tuyến tiền liệt, bản thân mắc phì đại tuyến tiền liệt, tiền sử tiếp xúc phóng xạ, rối loạn tiểu tiện…) cần đi khám sàng lọc (thử PSA, khám tuyến tiền liệt) để phát hiện sớm và được điều trị kịp thời.
'Tôi mắc ung thư giai đoạn cuối dù vẫn khỏe mạnh'
Người đàn ông ở Hà Nội tự nhận mình khỏe mạnh, không thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Kết quả ung thư giai đoạn cuối khiến ông bất ngờ.
Tại hội thảo Chăm sóc sức khỏe toàn diện - Thời 4.0 diễn ra ngày 23/4 ở Hà Nội, ông N.V.V. (84 tuổi, ở Hà Nội) chia sẻ cách đây 2 tháng, ông đã có kết quả sinh thiết của Bệnh viện Ung bướu Hà Nội khẳng định mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV. Dù đã uống thuốc điều trị được 2 tháng, ông vẫn không tin được điều này.
Nam bệnh nhân tự nhận bản thân là người có sức khỏe tốt. Năm năm gần đây, cân nặng của ông luôn ổn định ở mức 66 kg. Bắt đầu từ năm ngoái, ông thấy cơ thể giảm cân nhiều, còn 58 kg, nhưng chủ quan không kiểm tra. Sau đó, con trai khuyên nên ông đến một bệnh viện tư gần nhà để khám. Bác sĩ không phát hiện bất thường.
Ông tiếp tục đi khám khi bị đau ở hông. Sau 10 ngày nằm viện, người đàn ông này thấy hết đau nên được xuất viện. Tuy nhiên, sau đó một tuần, ông V. thấy cơ thể mệt mỏi, không ăn được, nổi 2 hạch ở cổ. Nam bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội mới biết mình mắc ung thư.
Ung thư tuyến tiền liệt thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện. Ảnh: Getty Images.
"Trước đó, tôi không thấy cơ thể có gì bất thường, đi tiểu bình thường, không ra máu. Tôi cũng không tiểu rắt, tiểu buốt. Tôi mắc ung thư giai đoạn cuối dù vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng. Tại sao lại như thế?", ông V. đặt câu hỏi.
Giải đáp thắc mắc này, tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Tuyết, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội, nói: "Ung thư tiền liệt tuyến diễn tiến rất âm thầm kín đáo. Phần lớn trường hợp mắc chỉ phát hiện ra khi bệnh đã di căn đến nơi khác. Khi bệnh còn khu trú, thường không có dấu hiệu gì".
Theo bác sĩ này, đa số ung thư tiền liệt tuyến được phát hiện từ hạch, di căn ở phổi, bụng. Đặc biệt, ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến xương.
"Nhiều người chỉ đau lưng, xương đùi, hông, đi khám bệnh, chụp phim, xét nghiệm thì phát hiện tổn thương ung thư. Ung thư chính là như thế, dù không có dấu hiệu, bệnh vẫn tiến triển", tiến sĩ Tuyết nói.
Theo ghi nhận của Globocan, tại Việt Nam, năm 2018 chỉ phát hiện 3.959 ca mắc ung thư tuyến tiền liệt mới, nhưng có tới 1873 ca tử vong do bệnh lý này. Điều này có thể được giải thích là việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, do đó, các ca mắc mới đa phần ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong còn cao.
Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề này, người dân cần có ý thức hơn trong việc chủ động đến cơ sở y tế để khám tầm soát định kỳ.
Khám sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt miễn phí Bệnh viện Hữu Nghị khám và tư vấn miễn phí phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt cho nam giới trên 50 tuổi. Chương trình khám miễn phí diễn ra hai ngày 9/1 và 16/1, từ 7h30 đến 12h. Trong đó, người dân được khám qua trực tràng, xét nghiệm sàng lọc và phát hiện sớm ung thư, siêu âm tuyến tiền...