Không tiến có thể là thụt lùi
Vấn đề biển Đông là một trong những chủ đề nội dung chế ngự chương trình nghị sự của các hội nghị cấp cao của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác mới rồi ở Campuchia.
Biển Đông. Ảnh: Internet
Điều đó không có gì là khó hiểu, khi chưa bao giờ chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông lại sôi động và gay cấn như trong thời gian vừa qua. Nó thách thức ASEAN ở chỗ, qua đó có thể thấy thực trạng nội bộ ASEAN như thế nào, ASEAN thực sự có đủ khả năng để góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề động chạm đến lợi ích chính đáng, sống còn của các thành viên hay không, và mối quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc rồi đây sẽ ra sao?
Video đang HOT
Tất cả các hội nghị này đều chưa đưa lại cơ hội và mở ra triển vọng giải quyết hoà bình, ổn thoả và lâu bền vấn đề biển Đông trong thời gian tới.
Tất cả các bên liên quan đều chỉ khẳng định quan điểm riêng, nhấn mạnh sự nhất trí chung chung về nguyên tắc ứng xử đã được nhất trí, nhưng lại chưa đạt được sự nhất trí cần thiết để thể hiện những nhận thức đó thành định hướng giải pháp chính trị khả thi. Chỉ như thế thôi không thể đủ để có thể nói, các hội nghị này đã đạt được bước tiến đáng kể trên con đường tìm kiếm giải pháp.
Sự bất đồng quan điểm trong nội bộ đã làm suy giảm vai trò, mà lẽ ra ASEAN phải đảm nhận và có thể có được trong việc giúp các thành viên liên quan giải quyết những vấn đề như vấn đề này.
Tình trạng đó khích lệ Trung Quốc tiếp tục bám giữ quan điểm và chủ định, đang được triển khai thực hiện mạnh mẽ ở biển Đông, cũng như trong quan hệ với ASEAN nhiều hơn là tạo ra áp lực từ hiệp hội đoàn kết thống nhất để thúc ép Trung Quốc đi vào tiến trình thương thảo thực chất với ASEAN và cả các đối tác liên quan khác, nhằm cụ thể hoá những nhận thức chung đã được nhất trí nói trên thành chuẩn mực ứng xử mang tính ràng buộc đối với tất cả và định hướng giải pháp cho vấn đề biển Đông phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đảm bảo hoà bình và an ninh cho khu vực biển Đông, cũng như đưa lại sự phát triển và hợp tác có lợi cho tất cả các bên liên quan.
Việc giải quyết vấn đề này đã trở nên rất cấp thiết và tác động trực tiếp đến tương lai của ASEAN, cũng như quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. Vì thế, không tiến triển ở đây không đồng nghĩa với giậm chân tại chỗ, mà có thể là bước thụt lùi.
Theo laodong
Các học giả quốc tế lo ngại ASEAN chia rẽ
Khi quân sự TQ ngày càng mạnh, nguy cơ xung đột giữa các nước thành viên ASEAN càng lớn và việc tìm tiếng nói chung trong nội bộ ASEAN càng khó khăn.
Báo Jakarta Post (Indonesia) cho biết các học giả đã cảnh báo tại hội thảo với chủ đề "Đoàn kết ASEAN và sự can dự quyền lực trong khu vực" tại Jakarta (Indonesia) ngày 21-9.
Học giả Andi Widjajanto ở ĐH Indonesia nhận định khi TQ phô diễn sức mạnh quân sự, một số nước ASEAN sẽ ngả về Mỹ và một số khác lại theo TQ. Học giả Ralf Emmers từ Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nhận định căng thẳng biển Đông đáng ngại không chỉ vì liên quan đến các khu vực giàu tài nguyên biển mà còn vì đây là tuyến giao thương hàng hải chiến lược. Ông lo ngại Mỹ không nhượng bộ và sẵn sàng tham chiến để bảo vệ nguyên tắc tự do hàng hải.
Các học giả cho rằng Indonesia có thể giữ vai trò trung gian hòa giải nhưng tầm ảnh hưởng hạn chế, khó thuyết phục TQ rút lại tuyên bố chủ quyền mà chỉ có thể trì hoãn và ngăn ngừa xung đột xảy ra.
Theo PL