Không tiêm chủng, tốn gần triệu đô chữa uốn ván cho con
Một cậu bé 6 tuổi bị uốn ván đã phải chống chọi suốt 2 tháng trong bệnh viện và tiêu tốn gần triệu đô mới giữ được mạng sống. Nếu như bé được tiêm chủng vắc xin thì đã không có chuyện này.
CDC khuyên tiêm chủng để phòng uốn ván. Vắc xin sẽ bảo vệ sức khỏe, tránh chi phí chữa bệnh tốn kém – CDC
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) nhấn mạnh chi phí chữa bệnh sẽ rất đắt đỏ nếu chúng ta không tiêm chủng cho trẻ em.
Cụ thể, báo cáo đưa ra ca bé trai 6 tuổi đến từ Oregon (Mỹ) bị rách trán khi chơi bên ngoài một trang trại. Vết thương của bé đã được làm sạch và khâu. Nhưng 6 ngày sau, bé bắt đầu bị cứng hàm và co thắt cơ bắp. Tiếp đó, bé cong lưng và cổ, rồi khó thở. Khi đến bệnh viện, bé thậm chí không thể uống nước vì không thể mở miệng.
Bé được tiêm uốn ván và phải nội trú 47 ngày với chế độ chăm sóc đặc biệt – máy thở, vào thuốc liên tục để kiểm soát cơn đau, huyết áp và co thắt.
Hai tuần sau thời gian căng thẳng ấy bé mới phục hồi hoàn toàn việc sử dụng chân và cơ thể. Gizmodo cho hay, tổng cộng bé trải qua 57 ngày trong bệnh viện, với hóa đơn trị giá 811.929 USD (chưa bao gồm vận chuyển hàng không, chi phí xe cứu thương, chăm sóc nội trú).
Cái giá phải trả này đắt gấp 72 lần so với chi phí trung bình một lần nằm viện cho một đứa trẻ. Và nó có giá đắt hơn nhiều lần so với mũi tiêm chủng ngừa uốn ván ngay từ đầu (khoảng 30 USD nếu không có bảo hiểm).
Video đang HOT
Tác giả chính của báo cáo nói trên, Judith Guzman-Cottrill, giáo sư nhi khoa tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, nói với Gizmodo rằng không thể tiết lộ bất kỳ chi tiết cụ thể nào của gia đình về trường hợp này, bao gồm cả lý do họ từ chối tiêm vắc xin cho con.
Nhưng bi kịch chưa kết thúc. Ngay cả sau khi được tư vấn về những rủi ro và lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván, cha mẹ bé trai đã từ chối cho con tiêm liều thứ 2 và bất kỳ loại chủng ngừa nào được khuyến nghị khác, theo Science Alert.
Uốn ván là do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Khi bị bệnh, có thể mất vài tháng để hồi phục hoàn toàn. Và ngay cả khi được điều trị, 10% nạn nhân cuối cùng đã chết, theo Gizmodo. Rất may, chúng ta có vắc xin phòng uốn ván từ những năm 1920. Nhờ nó, chúng ta đã loại bỏ được căn bệnh này ở các quốc gia có chế độ chăm sóc sức khỏe tốt.
Hầu hết công dân Mỹ đều được tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ với lần đầu tiên vào 2 tháng tuổi (nên tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm). Bé 6 tuổi kia là trường hợp uốn ván trẻ em đầu tiên được báo cáo ở Oregon trong 30 năm qua.
Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 2015, đã có 197 trường hợp uốn ván và 16 trường hợp tử vong tại Mỹ. Một số trường hợp hiếm gặp ở người lớn chi phí khám chữa còn kinh khủng hơn. Một bệnh nhân trưởng thành đã tốn hơn 1 triệu USD chữa uốn ván, theo Gizmodo.
Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyên nên tiêm chủng. Vắc xin sẽ giúp bảo vệ con trẻ hằng ngày khỏi những vi khuẩn vốn có ở khắp mọi nơi.
Theo thanhnien
Vụ cô bé hơn 2 tháng tuổi tử vong sau tiêm vắc xin ComBE Five: Sở Y tế Hà Nội nói gì?
Sau vụ việc cô bé hơn 2 tháng tuổi ở xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất tử vong sau khi tiêm vắc xin ComBE, Sở Y tế Hà Nội đã vào cuộc để tìm nguyên nhân.
Vắc xin ComBE Five.
Sáng 9/1, bố mẹ cháu bé K.H.Y (sinh ngày 29/10/2018, xã Cần Kiệm, Thạch Thất) đưa bé đến đến Trạm Y tế xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất để tiêm chủng vắc xin.
Tại đây cháu được tiếp đón và đo nhiệt độ là 36,5 độ, khám phân loại không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, trẻ đủ điều kiện tiêm chủng.
Sau đó trẻ được tiêm vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (ComBE Five) mũi 1 và uống vắc xin phòng bệnh bại liệt lần 1.
Trẻ được theo dõi 30 phút tại trạm Y tế, sức khỏe trẻ bình thường, gia đình cho cháu về nhà để tiếp tục theo dõi.
Sau khi về nhà, trẻ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như trán nóng, môi đỏ, sốt.
Đến khoảng 7 giờ sáng hôm sau, gia đình thấy bé ra máu mũi người lạnh, không động đậy, trẻ được bác đưa đến nhà chị Chu Thị Phượng (là y tế thôn Yên Lạc 3) để kiểm tra về tình trạng sức khỏe.
Trẻ được cuốn trong 1 chăn bông mỏng, sau khi mở chán bông ra, y tá Chu Thị Phượng thấy cháu đã ngừng thở, có máu chảy ở mũi.
Mặc dù đã được các bác sĩ ở Bệnh viện Thạch Thất nỗ lực cứu chữa nhưng cô bé đã tử vong vào 10 giờ sáng ngày 10/1/2019.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành các biện pháp điều tra, xử lý. Theo đó, trong ngày 9/1, có 39 trẻ được tiêm vắc xin ComBE Five lô 220103118C hạn sử dụng ngày 31/8/2020 và 20 trẻ được uống vắc xin bại liệt lô bP- 0518 hạn sử dụng ngày 06/5/2020.
Ngoài bé K.H.Y, hiện tại có 2 trẻ có biểu hiện sốt trên 38,5 độ đang theo dõi tại Trạm Y tế xã cần Kiệm, các trường hợp còn lại hiện tại chưa ghi nhận có phản ứng gì bất thường.
Theo ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Trạm Y tế xã Cần Kiệm là cơ sở đủ điều kiện thực hành tiêm chủng theo đúng Quy định Bộ Y tế.
Tất cả các cán bộ tham gia buổi tiêm chủng thường xuyên tại Trạm Y tế đều đã được tập huấn và cấp giấy chứng nhận An toàn tiêm chủng. Quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin đúng quy định.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, Vắc xin tiêm cho bé K.H.Y có nguồn gốc rõ ràng, có đầy đủ sổ sách, hóa đơn và phiếu xuất kho. Hiện, vẫn chưa phát hiện sai sót trong quá trình tiêm chủng. Sở Y tế vẫn đang chờ kết quả mỏ tử thi từ cơ quan chức năng.
Thế Công
Theo toquoc
Quảng Nam: Chen lấn để mong được chích ngừa vaccine cho con Sáng 28/2, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam (trực thuộc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Nam - CDC) bắt đầu tổ chức tiêm dịch vụ vaccine 6 trong 1 (Hexaxim) cho trẻ nhỏ. Người dân chen lấn bồng con chờ được chích ngừa vaccine. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại...