Không tiếc tiền thuê ‘anh trai’ cùng leo núi ở Trung Quốc
Thuê bạn cùng leo núi trở nên phổ biến tại Trung Quốc khi các hashtag liên quan đến xu hướng này trên MXH thu về hơn 100 triệu lượt xem, theo CNN.
Du khách trekking lên đỉnh Thái Sơn hồi tháng 8. Ảnh: @zhu_xiao_hang.
Wendy Chen muốn thử sức mình bằng việc leo núi Thái Sơn, nhưng không có người bạn nào đi cùng. Cô gái 25 tuổi quyết định thuê “pei pa” (bạn leo núi) – một nam thanh niên với nhiều kinh nghiệm du lịch thể thao. Người này sẽ cùng đi và hỗ trợ Chen lên đến đỉnh núi cao hơn 1.500 m.
Theo CNN, “pei pa” thường là người trẻ tuổi, khỏe mạnh, là sinh viên đại học hoặc bộ đội xuất ngũ. Họ tự đăng tải thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội như Xiaohongshu và Douyin, bao gồm chiều cao, mức độ thể lực và kinh nghiệm leo núi, đi bộ đường dài. Chi phí cho mỗi chuyến đi dao động 200-600 nhân dân tệ (30-85 USD).
Trong suốt quá trình leo núi, những “người bạn” này sẽ làm mọi cách giúp khách hàng đỡ mệt mỏi. Trong đó, hát, kể chuyện cười, phát nhạc, động viên, thậm chí là xách túi, nắm tay và dìu dắt… là những hoạt động thường thấy.
Chen và “pei pa” của mình bắt đầu chuyến trekking từ khoảng 20h để kịp săn bình minh trên đỉnh vào sáng sớm hôm sau. Sau khi đánh giá mức độ thể lực của Chen, người bạn leo núi lên kế hoạch về lộ trình và giúp cô mang balo trong suốt chặng đường.
Wendy Chen chụp bức ảnh bình minh trên đỉnh núi Thái Sơn. Ảnh: Wendy Chen.
Lên đến đỉnh núi, gió lớn, nhiệt độ xuống thấp, bạn đồng hành thuê cho Chen một chiếc áo khoác dày và sắp xếp cô tới nơi trú ẩn có tường bao quanh để tạm nghỉ ngơi.
Vào thời điểm mặt trời mọc, “pei pa” chuẩn bị sẵn cờ tổ quốc và đạo cụ, giúp Chen có thể chụp nhiều khoảnh khắc check-in đẹp nhất.
Chen trả 350 nhân dân tệ (49 USD) cho người bạn leo núi, mức giá trung bình đối với dịch vụ này. Cô thừa nhận nếu thanh niên này đẹp trai hơn, cô có thể trả mức tiền cao hơn.
Nghề “hái ra tiền”
Trước đây, khách hàng chính của “pei pa” thường là những cô gái trẻ độc thân. Nhưng giờ đây, nhiều người chứng kiến cảnh các nam sinh viên đại học với thân hình vạm vỡ đang bế một đứa trẻ 3 tuổi đi phăng phăng lên dốc núi, trong khi mẹ của đứa bé đang khệ nệ bước chậm phía sau.
Nắm bắt cơ hội kiếm tiền này, Chris Zhang (20 tuổi, sinh viên đại học) đăng tải thông tin quảng cáo bản thân lên mạng xã hội để trở thành “bạn leo núi”.
Chỉ trong 3 tháng hè vừa qua, khi nhu cầu du lịch tăng mạnh, thanh niên này kiếm được hơn 20.000 nhân dân tệ (2.800 USD). Trong khi đó, cùng thời điểm, một số bạn bè của cậu chỉ được trả 2.000 nhân dân tệ (280 USD) cho một tháng thực tập tại các văn phòng.
Zhang cho biết việc trở thành “pei pa” không chỉ giúp anh có mức lương cao hơn, mà còn nhiều tự do hơn thay vì ngồi trước máy tính cả ngày.
Video đang HOT
Chen Wudi (trái) cùng một trong những khách hàng leo núi của mình. Ảnh: Chen Wudi.
Tương tự, Chen Wudi (27 tuổi), chủ một cửa hàng, quyết định từ bỏ công việc buôn bán để trở thành “bạn leo núi”. Anh hiện có gần 40 đơn đặt hàng chờ phục vụ, ước tính thu nhập khoảng 20.000 nhân dân tệ/tháng.
Con số này cao gấp đôi mức lương trung bình hàng tháng ở Trung Quốc. Công việc leo núi tốt đến mức Chen đã chuyển đến sinh sống tại thành phố Thái An, ngay dưới chân núi Thái Sơn.
Tuy nhiên, Chen thừa nhận công việc này có thể không bền vững vì đòi hỏi nhiều sức lực. “Đầu gối tôi đau lắm, có thể tôi chỉ có thể tiếp tục làm pei pa trong vài tháng hoặc nửa năm thôi”, Chen nói với CNN.
Mối nguy
Mặt khác, việc thuê “bạn leo núi” cũng tiềm ẩn một số lo ngại. Hiện tại, dịch vụ này không được nhà nước quản lý, du khách có thể gặp nguy cơ mất an toàn, đặc biệt đối với phụ nữ trẻ độc thân hoặc những người có con nhỏ.
Một số người lo ngại rằng các “pei pa” chưa được xác minh về kỹ năng, kinh nghiệm. Điều này có thể gây ra tình huống nguy hiểm tiềm ẩn trên núi. Hơn nữa, xu hướng này còn vô tình mở ra cánh cửa cho nhiều kẻ tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Dù vậy, với tỷ lệ thất nghiệp cao của giới trẻ ở Trung Quốc, việc trở thành “bạn leo núi” là một cách kiếm tiền nhanh chóng, hiệu quả. Chen Wudi hiểu rằng công việc này không thể kéo dài mãi mãi, song anh cho biết cần tiền nhanh để giải quyết các chi phí cho cuộc sống.
Đặc sắc Lễ hội leo núi quốc tế Thái Sơn 2024 ở Trung Quốc
Là một hoạt động thể thao được tổ chức với quy mô lớn nhất trong thời gian liên tục lâu nhất ở Trung Quốc, cuộc thi leo núi quốc tế Thái Sơn lần thứ 38 thu hút gần 10.000 người tham gia chinh phục đỉnh Thái Sơn với độ cao 1.545m.
Nằm ở khu vực miền trung của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, thành phố Thái An được đặt tên theo núi Thái Sơn với hàm ý quốc thái dân an. Thành phố Thái An có lịch sử lâu đời và nền văn hóa truyền thống đặc sắc. Thiên nhiên đã ban tặng nơi đây núi Thái Sơn hùng vĩ với danh hiệu "Ngũ nhạc độc tôn", nghĩa là đứng đầu trong 5 ngọn núi lớn và trở thành nơi tổ chức đại lễ tế trời của các triều đại phong kiến xưa.
Được Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn là thành phố du lịch quốc tế từ năm 1982, thành phố Thái An đã thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại, văn hóa với hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, có quan hệ kết nghĩa hoặc hợp tác hữu nghị với 28 thành phố của 21 quốc gia, hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa, lịch sử đặc sắc của địa phương.
Với chủ đề "Leo núi Thái Sơn-Cảm nhận Thái An", lễ hội leo núi quốc tế Thái Sơn lần thứ 38 được tổ chức tại thành phố Thái An từ ngày 5-12/9/2024. Sự kiện này là một chuỗi các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại, kết nối văn hóa-du lịch của thành phố Thái An nói riêng, tỉnh Sơn Đông và Trung Quốc nói chung với các thành phố kết nghĩa cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, như: Hội nghị du lịch-thương mại quốc tế Thái An 2024, Cuộc thi leo núi quốc tế Thái Sơn lần thứ 38, Hội nghị kết nối đầu tư thương mại Thái An Trung Quốc 2024.
Các vận động viên chuyên nghiệp qua cổng kiểm tra an ninh.
Cán bộ, nhân viên của một doanh nghiệp nước khoáng ở thành phố Thái An tham gia cuộc thi chụp ảnh lưu niệm trước giờ thi đấu.
Lễ hội leo núi quốc tế Thái Sơn lần thứ nhất được tổ chức vào năm 1987, là hoạt động thể thao đầu tiên của Trung Quốc lấy leo núi làm chủ đề chính, gắn với trải nghiệm văn hóa, du lịch, thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại. Trải qua 37 kỳ tổ chức, lễ hội leo núi quốc tế đã trở thành thương hiệu quảng bá văn hóa Thái Sơn nói riêng và thành phố Thái An nói chung.
Sáng 6/9, tại sân vận động Lâm Hiệu, dưới chân núi Thái Sơn, thành phố Thái An, đã diễn ra Cuộc thi leo núi quốc tế Thái Sơn lần thứ 38. Đây là hoạt động chính mở đầu cho Lễ hội leo núi quốc tế Thái Sơn, thu hút hơn 2.000 vận động viên chuyên nghiệp và gần 8.000 người yêu thích chạy bộ leo núi đến từ 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu tự trị, đặc khu hành chính của Trung Quốc và 12 quốc gia tham gia.
Các vận động viên xuất phát từ sân vận động Lâm Hiệu, dưới chân núi Thái Sơn.
Lễ xuất phát Cuộc thi leo núi quốc tế Thái Sơn lần thứ 38.
Cuộc thi leo núi quốc tế Thái Sơn lần thứ 38 thu hút gần 10.000 người tham gia.
Vận động viên người cao tuổi chụp ảnh lưu niệm với huy chương vàng.
Cuộc thi chia thành 3 nhóm lứa tuổi trong độ tuổi từ 18-65: thanh niên, trung niên và người cao tuổi. Các vận động viên phải hoàn thành các cung đường với độ dài khác nhau, đích đến với độ cao khác nhau, nhưng cùng một điểm chung đó đều là các điểm di tích trên núi Thái Sơn.
Các vận động viên cùng du khách trải nghiệm cảnh đẹp của núi Thái Sơn.
Nhóm người cao tuổi về đích tại Trung Thiên Môn ở độ cao 847m sau khi hoàn thành hành trình khoảng 5,1km.
Một vận động viên người nước ngoài tham gia cuộc thi leo núi.
Một đoạn đường dốc để lên đỉnh cao nhất trên núi Thái Sơn.
Đỉnh Ngọc Hoàng-đỉnh cao nhất trên núi Thái Sơn ở độ cao 1.545m so với mực nước biển dành cho nhóm lứa tuổi thanh niên phải hoàn thành lộ trình 8,6km.
Một vận động viên chuyên nghiệp chụp ảnh với khẩu hiệu "Ngũ nhạc độc tôn".
Từ trên đỉnh Ngọc Hoàng nhìn xuống là 1 góc thành phố Thái An.
Trước đó vào chiều 5/9 tại, Trung tâm văn hóa nghệ thuật Thái An, gần 400 đại biểu đến từ các thành phố kết nghĩa, công ty du lịch, doanh nghiệp của 14 quốc gia và vùng lãnh thổ như Việt Nam, Pháp, LB Nga, Hàn Quốc, Armenia, Canada, Nhật Bản đã tham dự khai mạc Lễ hội leo núi quốc tế Thái Sơn lần thứ 38.
Ngoài ra, trong thời gian lễ hội leo núi năm nay, các vận động viên, đại biểu và du khách cũng có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa, lịch sử Thái Sơn thông qua hoạt động tham quan các di tích lịch sử như Đại miếu, Xuân thu cổ trấn, hay xem biểu diễn thực cảnh Đại lễ tế trời....
Đại miếu, còn được gọi là Đông Nhạc miếu, được xây dựng cách đây khoảng 2.100 năm, là nơi tổ chức lễ tế trời của các triều đại phong kiến.
Đại miếu được xây dựng theo kiểu kiến trúc hoàng thành hình chữ nhật với chiều nam bắc dài 405m, chiều đông tây dài 236m, bên trong còn bảo tồn hơn 150 kiến trúc cổ.
Biểu diễn thực cảnh tái hiện đại lễ tế trời qua các triều đại phong kiến với sự tham qua của 300 diễn viên, 5.000 bộ trang phục biểu diễn trên sân khấu rộng 5.500m2.
Với tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu nhân dân tệ, biểu diễn thực cảnh Đại lễ tế trời đã thu hút gần 9 triệu lượt người xem sau hơn 10 năm công diễn.
Cô gái đi trekking để "chữa lành", nhưng nhận lại cái kết không ai ngờ đến Cô gái đi trekking để "chữa lành" nhưng lại cái kết không ai ngờ đến. Nhìn thôi cũng thấy "xì trét" dùm, quả là đời không như mơ. Người ta thường tìm đến những chuyến du lịch để "chữa lành" như đi thật xa để trở về và để có thể xả stress. Mới đây, một cô bạn cũng đã chọn cho mình...