Không thoải mái khi chồng bao bọc gia đình em trai quá mức
Theo quan điểm của tôi, lo cho ba mẹ nhiều thế nào đi nữa thì tôi hoàn toàn không có ý kiến gì nhưng ‘anh em kiến giả nhất phận’, không thể bao bọc mãi được.
Vợ chồng tôi kết hôn gần 10 năm và đã có hai con đủ nếp đủ tẻ. Chồng làm ở công ty xây dựng còn tôi mở spa làm đẹp. Nhìn chung công việc kinh doanh của hai vợ chồng đều thuận lợi, tiến triển tốt nên thu nhập ổn định.
Hiện tại, chúng tôi đã có nhà lầu, xe hơi, sở hữu một vài bất động sản và vốn đầu tư khác. Gia đình chồng chỉ có hai anh em, em trai kém chồng 8 tuổi. Ba mẹ chồng làm nhà nước về hưu, có mức lương cơ bản đủ sống ở quê.
Chồng thương em trai và luôn muốn bao bọc cả gia đình em. (Ảnh minh họa)
Vợ chồng em trai cũng có công việc, nhà cửa ổn định, lương cao. Ngôi nhà của em trai cũng do chúng tôi đầu tư gần như toàn bộ. Chồng tôi rất thương em trai, nhà tôi có thứ gì thì nhà em trai có thứ đó.
Thậm chí, khi anh đi mua sắm áo quần, giày dép đều mua gấp đôi để cho em trai. Nếu tôi sắm đồ cho con mà chưa mua cho cháu, chồng luôn tìm cách mua cho bằng được. Kể qua như thế để biết chồng tôi luôn bao bọc gia đình em trai hết mức có thể.
Tôi không phải vì ích kỷ nhưng lâu dần sự chăm lo quá mức của chồng cho gia đình em trai khiến tôi cứ lấn cấn. Lương bổng vợ chồng em trai làm ra đều chi tiêu cho thoải mái, chứ không tích lũy. Bởi họ biết chắc khi nhà tôi sắm đồ mới, thể nào nhà họ cũng có một cái tương tự.
Thông thường em trai luôn kêu không có tiền mua, chồng tôi sẵn sàng chi trả phần còn lại. Đến nỗi cái nồi cơm điện hay máy sấy tóc hư cũng báo anh trai. Thậm chí con cái đau ốm cũng gọi cho chồng tôi đầu tiên với mục đích đóng viện phí giùm.
Video đang HOT
Thà rằng vợ chồng em không có khả năng lao động thì việc san sẻ là đương nhiên, đằng này họ đều kiếm ra tiền dù ít hơn chúng tôi. Anh em bên nhà tôi lại không vậy mặc dù hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều.
Thỉnh thoảng tôi vẫn cho em gái áo quần mỹ phẩm nhưng em chỉ nhận những cái giá trị thấp hoặc đồ cũ và luôn từ chối những thứ đắt tiền. Tôi nghĩ đó là lòng tự trọng tối thiểu dù là anh em ruột.
Trong khi, em chồng có xu hướng ngày càng vòi vĩnh thêm. Vợ chồng tôi mới đổi xe hơi được hơn một năm có trị giá 1,5 tỷ đồng. Vì gia đình em trai chưa có xe nên chồng quyết định đổi tiếp xe khác và đưa xe cũ lại cho em trai.
Anh tự ý làm việc này và về nói với tôi để lại cho em trai với giá 500 triệu. Em mới chỉ gửi được 200 triệu, phần còn lại sẽ trả dần dần. Nhưng sau một thời gian, 300 triệu còn lại vẫn chưa thấy thanh toán đồng nào trong khi vợ chồng em đi du lịch hết nước này đến nước khác.
Tôi cảm thấy không thoải mái khi chồng quá chăm lo cho vợ chồng em trai. (Ảnh minh họa)
Tôi hỏi chồng thì anh tỏ vẻ quên và nói cho luôn em trai. Tôi không đồng ý bởi sự giúp đỡ nên có chừng mực. Chúng tôi đã bán xe lại với giá đó là quá rẻ, giờ còn cho không chừng đó tiền.
Tiền làm ra là mồ hôi nước mắt, kiếm ra tiền không có nghĩa là không cần tiền. Quan trọng hơn, chuyện gì anh cũng dễ dàng với em trai như thế sẽ tạo ra tâm lý dựa dẫm lâu dài.
Khoản nợ đó không trả luôn được thì trả sau chứ không thể cho hẳn để em chồng có trách nhiệm. Tôi phân tích như thế nhưng chồng chỉ im lặng. Theo quan điểm của tôi, lo cho ba mẹ nhiều thế nào đi nữa thì tôi hoàn toàn không có ý kiến gì nhưng “anh em kiến giả nhất phận”, không thể bao bọc mãi được.
Tôi thật sự thấy không công bằng khi mình quần quật kiếm tiền còn vợ chồng em trai thảnh thơi, có việc gì chỉ cần gọi chồng tôi là xong, không cần phải lo lắng điều gì cả.
Hiền An
Theo phunuonline.com.vn
Mệt mỏi vì bố chồng thường xuyên lấy trộm tiền
Thu nhập của vợ chồng tôi phần lớn phụ thuộc vào cửa hàng tạp hóa. Thỉnh thoảng, nhờ bố chồng trông hàng, ông lại lấy trộm tiền. Tôi ấm ức nhưng không dám nói vì sợ ông tự ái.
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở miền Trung. Ý thức được hoàn cảnh của mình, tôi cố gắng học để thi đậu đại học. Tôi dự định sau khi học xong sẽ đi làm để giúp đỡ ba mẹ một thời gian mới nghĩ đến chuyện chồng con.
Nhưng người không tính không bằng trời tính, mới năm thứ ba đại học, tôi có người yêu rồi "dính" bầu luôn. Tôi lấy chồng giữa lúc đang học khiến ba mẹ khá thất vọng và gần như từ mặt. Chúng tôi chỉ đăng ký kết hôn rồi về ở với nhau chứ không làm đám cưới.
Lương thấp nên vợ chồng tôi mở thêm cửa hàng tạp hóa để tăng thu nhập. (Ảnh minh họa)
Tôi phải xin bảo lưu một năm để sinh con. Hai vợ chồng tôi cố gắng nương tựa vào nhau để sống ở thành phố. Đến khi tôi ra trường, con gái cũng đã gần hai tuổi. Cuộc sống ngày càng khó khăn, không chịu nổi áp lực về tài chính ở thành phố, vợ chồng tôi quyết định về quê sống chung với ba mẹ chồng.
Mẹ chồng tôi là người giỏi giang, tháo vát, chịu thương chịu khó. Hầu như mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do bà làm. Còn bố chồng thời trẻ đã ham chơi, có tính trăng hoa, cờ bạc.
Đến bây giờ, khi đã hơn 60 tuổi, ông vẫn như thế. Chúng tôi về được nửa năm thì mẹ chồng đi làm giúp việc ở Đài Loan. Về quê, hai vợ chồng đều xin được việc làm nhưng lương không cao. Vì muốn có thêm thu nhập nên chúng tôi mở thêm cửa hàng tạp hóa ở nhà.
Vì trong vùng có ít cửa hàng nên chúng tôi làm ăn khá thuận lợi, tiền lãi bán hàng cao hơn cả lương. Ngoài thời gian làm việc ở quan, vợ chồng tôi luân phiên nhau về trông hàng. Gần đây chúng tôi bận việc nên bố chồng thường bán hàng giùm. Nhưng sau một thời gian, tôi phát hiện ra ông lấy trộm tiền bán hàng, lúc nhiều lúc ít.
Chồng tôi cũng biết nhưng không dám nói vì sợ ông tự ái, còn nếu không nhờ ông bán hàng nữa mà thuê người thì ông trách móc này nọ. Điều băn khoăn nhất của chúng tôi là bố chồng làm gì mà cần tiền như thế. Bởi chi tiêu trong gia đình vợ chồng tôi chi trả hoàn toàn. Thậm chí tiền thuốc men tiêu vặt, tiền đi đám giỗ đám cưới, tôi cũng đưa cho ông.
Mỗi lần trông hàng giùm, bố chồng đều lấy tiền lúc ít lúc nhiều. (Ảnh minh họa)
Khoản lương hưu 4 triệu một tháng, ông cũng giữ lấy để chi tiêu riêng. Vậy mà lúc nào ông cũng trong tình trạng hết tiền, đi mua bia cũng phải nợ. Khi mẹ chồng tôi ở nhà cũng thế, bà thường xuyên phải đi trả nợ thay ông.
Nếu ông cứ lấy tiền hàng như thế chắc chắn chúng tôi sẽ phải đóng cửa vì không đủ tiền vốn. Tôi còn nghe hàng xóm xì xào, từ lúc mẹ chồng đi nước ngoài, bố chồng có cặp kè với một phụ nữ góa chồng ở xóm trên. Có thể đây là lý do ông cần nhiều tiền hơn bình thường.
Chuyện riêng của bố chồng tôi không dám can thiệp. Khi tâm sự với chồng thì anh cho rằng vài bữa chán ông lại bỏ. Từ nhỏ đến giờ anh quá quen với việc trăng hoa của bố nên không mấy quan tâm. Nhưng ông cứ mãi như thế thì tôi làm gì có tiền để lo các khoản chi tiêu khi thu nhập phần lớn phụ thuộc vào cửa hàng tạp hóa.
Ngọc Nga
Theo phunuonline.com.vn
Muộn con, tôi bị nhà chồng xem như người giúp việc Sống ở nhà chồng, tôi không phải lo lắng về kinh tế nhưng lại áp lực về tinh thần. Nguyên nhân xuất phát từ chuyện tôi chưa có con, mọi người xem tôi như người giúp việc trong nhà. Tôi kết hôn gần 4 năm nhưng chưa có con. Hai vợ chồng đã đi khám nhiều nơi đều cho kết quả bình thường....