Không thèm Mistral, Nga sẽ tự đóng tàu đổ bộ
Công nghiệp quốc phòng Nga sẽ tự đóng tàu đổ bộ chở trực thăng cho lực lượng hải quân nước này, không trông chờ vào các tàu Mistral mua từ Pháp.
Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nga cho biết, việc thiết kế và sản xuất tàu đổ bộ lớn chở trực thăng là một phần trong chương trình dài hạn của ngành đóng tàu hải quân từ nay tới năm 2050.
Hải quân đã đặt hàng đóng các tàu tấn công đổ bộ theo một chương trình dài hạn đến năm 2050 và các kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng thông qua”, vị quan chức cho biết.
Hải quân Nga hiện cần tàu tấn công đổ bộ tương tự lớp tàu Mistral do Pháp thiết kế, hoặc các tàu đó sẽ nhỏ hơn về kích thước và lượng giãn nước. Loại tàu như vậy có thể giải quyết nhiều nhiệm vụ chiến đấu hơn so với tàu tấn công đổ bộ lớp Ivan Gren đang được phát triển.
Video đang HOT
Các tàu đổ bộ hiện tại của Nga thua xa Mỹ.
Khi Itar-Tass hỏi về nơi sẽ thực hiện thiết kế tàu đổ bộ trực thăng, vị quan chức này đã đề cập tới Cục thiết kế Nevsky và phương Bắc, “hai đơn vị này đã nghiên cứu nghiêm túc về các loại tàu tấn công đổ bộ”.
Nga và Pháp đã ký một thỏa thuận vào mùa hè 2011 về việc mua 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral trị giá 1,6 tỷ USD. Đáng lẽ, chiếc tàu đầu tiên mang tên Vladivostok phải bàn giao từ ngày 14/11/2014, nhưng chính quyền Pháp đã trì hoãn việc này với lý do xoay quanh vấn đề Ukraine.
Hiện lực lượng tàu đổ bộ của Hải quân Nga có tới cả trăm chiếc nhưng chỉ có chừng 20 chiếc cỡ lớn thuộc Project 775 và Project 1171 – lượng giãn nước hơn 4.000 tấn và chỉ chở được xe tăng – thiết giáp cùng hải quân đánh bộ. Các tàu này không có khả năng chở lượng lớn trực thăng như thiết kế của Mỹ và phương Tây. Nhìn chung thì đội tàu đổ bộ của Nga hiện tại thua xa Mỹ và thậm chí là Trung Quốc (khi mà nước này tự đóng được tàu đổ bộ chở trực thăng Type 071).
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
NATO nhóm họp về vấn đề khủng hoảng Ukraine, sứ mệnh mới ở Afghanistan
Bộ trưởng các nước NATO đã thảo luận về việc hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine, các biện pháp nhằm tăng sự hiện diện ở Đông Âu và chính thức tuyên bố một sứ mệnh phi chiến đấu mới ở Afghanistan, trong phiên họp diễn ra ở Brussels vào tối 2-12, hãng tin RIA Novosti cho hay.
Cuộc thảo luận bắt đầu với phiên họp của Uỷ ban NATO-Ukraine, trong đó khối đồng minh tuyên bố lại cam kết hỗ trợ chính trị và quân sự cho Ukraine.
Theo Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg, khối quân sự này đã chính thức công bố một gói hỗ trợ nhằm hiện đại hoá thiết bị cho quân đội Ukraine ở các mặt: hậu cần, an ninh mạng, chỉ huy, điều khiển và giao tiếp trong hệ thống thông tin, cũng như phục hồi và chăm sóc y tế cho các binh sĩ bị thương.
Trong cuộc họp của Hội đồng NATO, các bộ trưởng cũng bàn bạc về việc kéo dài sự hiện diện ở miền Đông Âu. Sau khi bán đảo Crimea được sáp nhập về Nga vào tháng 3-2014, NATO đã liên tiếp điều động quân đội đến Đông Âu với lí do đảm bảo an ninh cho các đồng minh. Kể từ đó, theo ông Stoltenberg, các bài tập luyện thường được binh sĩ NATO tập luyện vài ngày một lần.
Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg
Một vấn đề quan trọng mà các lãnh đạo NATO cũn nhắc tới là quyết định thành lập một lực lượng phản ứng nhanh, hay còn gọi là lực lượng xung kích. Lực lượng mới này sẽ đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 2016, sau khi các bộ trưởng quốc phòng xác định nhiệm vụ cụ thể của lực lượng này vào năm 2015.
NATO cũng đưa vấn đề thực hiện sứ mệnh phi chiến đấu của khối đồng minh tại Afghanistan vào thảo luận và thay thế lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) đang làm nhiệm vụ tại đây. Kể từ tháng 1-2015, khối đồng minh sẽ không còn chiến đấu ở Afghanistan mà chỉ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tài chính và huấn luyện binh sĩ nước này. Tuy nhiên, chưa có thông tin về khung thời gian chính thức và số lượng binh lính được lên kế hoạch cho nhiệm vụ trên mặc dù các lãnh đạo NATO đã chính thức tuyên bố sứ mệnh mới vào tối 2-12, với sự góp mặt của Tổng thống Afghanistan Ghani Ahmadzai và Nhà điều hành cấp cao (Thủ tướng) Abdullah Abdullah.
Theo_An ninh thủ đô
Tận mắt Hải quân Đánh bộ Nga huấn luyện, tập trận Lực lượng Hải quân đánh bộ là một phần của Hải quân Nga với khẩu hiệu :"Nơi nào có chúng tôi, nơi đó có chiến thắng". Lực lượng Hải quân đánh bộ của Nga hình thành từ những năm 1705. Lực lượng này đã tham chiến cả 2 cuộc đại chiến thế giới trong lịch sử loài người. Trong ảnh là lực lượng...