Không thể tùy tiện trừng phạt học sinh
Ngay cả với đối tượng vi phạm là người lớn, thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng không thể áp dụng hình thức xử lý là bắt đọc bản kiểm điểm và quay clip để phát đi trên mạng xã hội.
Nam sinh lớp 8 đọc kiểm điểm trước trường – Ảnh từ clip
Phòng GD&ĐT quận Tân Bình, TP.HCM, vừa yêu cầu trường THCS Ngô Quyền kiểm điểm từng cá nhân trong vụ kỷ luật nam sinh lớp 8 xúc phạm nhóm nhạc BTS của Hàn Quốc.
Trước đó, nhà trường đã kỷ luật học sinh này bằng cách yêu cầu em phải đọc bản kiểm điểm trước toàn trường, sau đó quay clip và đăng tải trên mạng xã hội. Ngay khi clip này xuất hiện, đã gây ra một sự bất ngờ và quan tâm rất lớn.
Học sinh đang trong quá trình hình thành phát triển cả về thể chất, trí tuệ cũng như hình thành tính cách, quan điểm sống. Chính vì vậy đôi lúc nếu các em có những va vấp sai lầm cũng là chuyện có thể hiểu được.
Trong thời gian gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc lan truyền những tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc đang có lợi thế lớn. Chỉ trong vài nút bấm trên điện thoại hay trên máy tính, một bài hát một bản nhạc có thể được tải được nghe thậm chí là được share với tốc độ chóng mặt.
Và khi những hiện tượng xã hội xuất hiện, lẽ tất yếu sẽ có người yêu thích và ngược lại là những người không thấy phù hợp với sở thích của chính mình. Tất nhiên ở một lứa tuổi trưởng thành và chín chắn hơn, mỗi người sẽ biết cách hành xử hợp lý, với đa số các trường hợp nếu không thích, họ sẽ bỏ qua và hướng sự quan tâm đến những gì phù hợp, cần thiết với bản thân mình.
Thế nhưng trong câu chuyện này, một học sinh lớp 8 đã có lời lẽ không đúng mực khi nói về một ban nhạc.
Xét cho đến cùng, chuyện yêu ghét một ngôi sao, một diễn viên một ca sĩ hay một ban nhạc cũng chỉ là những câu chuyện bình thường trong xã hội. Tuy nhiên, mỗi người cả khi thể hiện sự yêu ghét đó cũng cần đúng pháp luật, đúng chuẩn mực đạo đức.
Video đang HOT
Ngược lại, ngay cả khi cộng đồng những người hâm mộ ban nhạc có những yêu cầu học sinh này phải gỡ bỏ những gì cậu bé đã viết, cũng là chuyện hết sức bình thường. Song, yêu cầu này cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, cách xử lý của nhà trường lại đem đến những điều bất thường.
Với lứa tuổi học sinh cấp 2, có nhiều em năng động mạnh dạn nhưng chắc chắn cũng sẽ có không ít những em, thậm chí còn có khó khăn khi đứng trước đám đông, đứng trước toàn trường để đọc bản thành tích chứ chưa nói đến việc phải đọc một bản kiểm điểm, bản xin lỗi.
Nhà trường với trách nhiệm của mình cũng chỉ có quyền nhắc nhở uốn nắn, thậm chí khi thì hành kỷ luật cũng chỉ có thể căn cứ vào những quy định hiện hành. Ngay cả với người lớn, thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng không thể áp dụng một hình thức xử lý như vậy, vì pháp luật không cho phép.
Việc bắt buộc một học sinh phải đứng trước toàn trường đọc bản kiểm điểm rồi quay clip tung mạng xã hội dường như là một hình phạt rất tùy hứng mà những người đứng đầu nhà trường đã đưa ra trong khi bị ảnh hưởng của cộng đồng những người hâm mộ ban nhạc.
Cùng với sự phát triển của xã hội văn minh loài người, ngay cả trong luật pháp, những chế tài cũng dịch chuyển dần từ mục đích ban đầu là trừng trị sang khắc phục và phòng ngừa.
Cả ở phương Đông và phương Tây những biện pháp giáo dục cũng nhanh chóng thay đổi theo hướng loại bỏ yếu tố mang tính trừng phạt, hướng đến việc nhắc nhở và trên hết là thu hút học sinh hướng về những xu hướng đúng đắn lành mạnh.
Dường như những lãnh đạo nhà trường có vẻ đã rất nhạy bén với những xu hướng mới của giới trẻ kể cả mạng xã hội song lại chưa thoát ly và loại bỏ những yếu tố cũ không còn phù hợp trong cách giáo dục con người.
Hình phạt của nhà trường chắc chắn sẽ còn khắc sâu vào em học sinh, như một hình phạt mà các em không đáng phải nhận. Hơn thế nữa, ngay cả với những em cùng trường trực tiếp “chứng kiến” bạn mình đọc kiểm kiểm, và cả với những em ngồi trước màn hình máy tính để xem qua mạng xã hội, câu chuyện cũng để lại những tác động không hề tích cực.
Khi học sinh sai trái, giáo viên và nhà trường có hình thức xử lý hợp tình hợp lý sẽ giúp các em nhìn nhận được sai lầm và sửa chữa, đồng thời giúp các em học sinh khác rút ra được bài học về cách hành xử đúng mực. Nhưng nếu hình phạt tùy tiện và bất hợp lý, học sinh sẽ bị tổn thương và hình phạt sẽ trở nên phản giáo dục.
Suy cho cùng, các hình thức xử lý phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là làm cho mỗi học sinh, mỗi con người đều trở nên hướng thiện và bao dung hơn với đồng loại, với người bên cạnh, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa con người với con người, chứ không phải để khắc sâu tâm lý đối đầu hay thù nghịch.
Quang Lê
Theo baochinhphu
Kỷ luật nặng nam sinh xúc phạm BTS: Hình thức phản giáo dục!
Mới đây, môt trường học đã đưa ra hình thức kỷ luật rất nặng đối với một nam sinh lơp 8, vi có lời lẽ xúc phạm nhom nhac Han Quôc BTS và cộng đồng fan Army.
Nhiêu phu huynh, giao viên va chuyên gia đanh gia, cach xư ly cua trương la phan giao duc, dê gây hê qua tiêu cưc.
Cu thê, nam sinh N.H.M.Q., hoc sinh lơp 8 trương THCS Ngô Quyên (TP.Hô Chi Minh) là quan tri viên trang "ANTI bts in VietNam" trên Facebook, đa không ngại đăng những bài viết tục tĩu và hình ảnh nhạy cảm lên chửi cộng đồng fan BTS. Măc dù đã bị nhắc nhở và phải xin lỗi 2 lần trước đó, nam sinh vẫn ương bướng, tiếp tục đăng tải và cuối cùng phải chịu hình phạt rất nặng cùng lời hứa không bao giờ được tái phạm.
Nam sinh đa phai đoc ban kiêm điêm trươc toan trương; bi đình chỉ học tập trong 4 buổi (từ ngày 6-10/11), Q. vẫn đến trường nhưng không được vào lớp mà ngồi ở phòng giám thị và có nhiệm vụ mượn vơ của bạn để chép bài đầy đủ; lao đông công ich trong thơi gian bi ky luât; hạ bậc hạnh kiểm xuống loại trung bình trong học kỳ 1 năm học 2019-2020. Chưa hêt, clip ghi lai hinh anh nam sinh đoc ban kiêm điêm trươc toan trương con đươc công khai trên mang xa hôi.
Hinh anh nam sinh lơp 8 đưng đoc ban kiêm điêm trươc toan trương bi ghi lai clip. (Anh căt tư clip).
Tuy nhiên, ngay sau khi clip được đăng tải đã nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiêu y kiên cho rằng tuy hành động của nam sinh là sai, một học sinh lớp 8 nếu không kịp dạy bảo có thể sẽ đem tư tưởng lệch lạc đến khi trưởng thành, nhưng không ít phu huynh cho rằng hình phạt phản giáo dục khi vừa quá nặng lại không đủ sức răn đe.
Anh Vu Trong Nghia, môt phu huynh tai Ha Nôi cho răng: "Bạn hoc sinh này phạm lỗi vu khống, xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác. Vì sự việc xảy ra trên không gian mạng, như vậy nếu có phản ánh và chứng cứ cụ thể, cơ quan công an sẽ là người ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên do bạn đang ở tuổi vị thành niên, người giám hộ sẽ phải chịu trách nhiệm. Việc nhà trường áp dụng mức ky luật như thê nay là chưa có tiền lệ".
Cung lo ngai hê qua tiêu cưc, chi Nguyên Mai, môt phu huynh tai TP.Hô Chi Minh bay to: "Nam sinh nay cũng chỉ là môt đứa trẻ, có nhiều cách để giáo dục không nhất định là phải bắt đưng đoc ban kiêm điêm trươc toan trường, dưới sự chứng kiến của thầy cô, bạn bè; thâm chi con quay clip công khai... Giả sử sau đo, hoc sinh nay nghĩ quẩn rồi xảy ra chuyện không hay ai sẽ chịu trách nhiệm?".
Môt phu huynh khac tai Ha Nôi cung chia se: "Theo tôi, nha trương chi nên noi chuyên, ban bac với phụ huynh để giúp bạn hoc sinh ấy hiểu và sửa chưa; nếu tái diễn thì tìm hiểu thêm nữa xem còn nguyên nhân gì khác không đê khăc phuc... Phai kiên tri mơi giai quyêt đươc. Không nên phạt kiểu đưa ra trươc toàn trường vì điều này là phản giáo dục, bôi nhọ chính hoc sinh nay; cung co khác gì bạn ấy bôi nhọ BTS đâu?!".
Anh Nguyên Hoang (Ha Nôi) cung bay to: "Bạn hoc sinh này cần được giáo dục nghiêm khắc, đê hiêu đươc ban chât minh làm như vậy là sai. Cach này không thể thiếu được sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, trong đo vai trò của bố mẹ là lớn nhất.
Tuy nhiên, việc xử lý một việc bắt nạt, nói xấu trên mạng bằng một hành động tương tự của thầy Hiệu phó là sai, đi quá xa với quyền hạn, trách nhiệm và đạo đức của người thầy. Măc du chưa theo dõi câu chuyên trên nhưng tôi chắc chắn thầy sẽ bị khiển trách".
Đông quan điêm đo, anh Pham Đưc Thăng cho biêt: "Việc bạn hoc sinh này xúc phạm hay bôi nhọ, tôi không bình luận ở đây vì tôi không biết ro các nội dung đó như thế nào, mức độ nghiêm trọng ra sao? Tuy nhiên, vai trò xử phạt là việc của cơ quan có thẩm quyền và xử phạt theo pháp luật. Trường chi có vai trò hỗ trợ khi có yêu cầu tư cơ quan có thẩm quyền".
Trươc sư viêc trên, thây Ngân Văn Ky, giao viên trương THPT Chuyên Amsterdam, Ha Nôi cho răng: "Việc giáo dục học sinh đương nhiên thuộc trách nhiệm của nhà trường, tuy nhiên, việc ky luật học sinh cần được dựa trên 2 yếu tố: nội quy của nhà trường va việc kỉ luật cần được xem xét thât ky về tinh thần, tâm thần, nhận thức, quá trình theo dõi sự việc với hoc sinh đó. Qua sự việc cho thấy nhà trường đã tiến hành kỉ luật hoc sinh chưa hợp lý!".
ThS. Đô Nghiêm Thanh Phương.
ThS. Đô Nghiêm Thanh Phương, khoa Công tac xa hôi, đai hoc Sư pham Ha Nôi cung chia se: "Đôi vơi môt hoc sinh bâc THCS, hinh thưc ky luât nay chưa phu hơp. Trươc hêt, xet vê mưc đô ky luât, lao động công ích hay đinh chi học chỉ khiến nam sinh thêm xấu hổ và miễn cưỡng thực hiện chứ chưa đủ tác động làm thay đổi suy nghĩ. Chưa kể, việc phai đọc bản kiểm điểm trươc toan trương, lai quay clip công khai, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý nam sinh. Nêu khiến hoc sinh nay tiếp tục tái phạm nhưng che giấu tinh vi hơn thi thât nguy hiêm!
Cach ky luât như vây co thê khiên nam sinh nay bi anh hương tâm ly, bi nhưng anh nhin soi moi va chiu sư đa kich tư công đông mang, dân đên nhưng suy nghi tiêu cưc đang tiêc".
Theo nguoiduatin
Hiệu phó nhận sai sau công khai clip kỉ luật học sinh xúc phạm ban nhạc BTS Ông Nguyễn Ngọc Thụ, Hiệu phó trường THCS Ngô Quyền (Quận Bình Tân, TP HCM) nhận trách nhiệm khi để clip học sinh Q. đọc bản kiểm điểm vì xúc phạm nhóm nhạc BTS lan truyền khắp trên mạng xã hội. Liên quan đến vụ việc clip học sinh trường THCS Ngô Quyền (TP HCM) nhận hình thức kỉ luật gồm đọc bản...