Không thể tử hình bằng thuốc độc vì… thiếu thuốc
Phiên thảo luận tổ về công tác phòng chống tội phạm, thi hành án chiều 26/10 “khơi” ra câu chuyện quy định thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc sau 2 năm có hiệu lực vẫn chưa thể triển khai. Mọi điều kiện đã được hoàn tất trừ… nguồn thuốc.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nêu vấn đề, việc thi hành án tử hình thời gian qua được quyết định chuyển từ hình thức xử bắn sang tiêm thuốc độc. Luật vừa mới sửa nhưng đến nay có nguy cơ không thực hiện được vì không có thuốc. Các nước sản xuất loại thuốc này không xuất bán khi biết mục đích Việt Nam muốn nhập về để… xử phạt tử hình người phạm tội.
Ông Thảo cho rằng một lần nữa phải sửa luật theo hướng quy định áp dụng song song cả 2 hình thức xử bắn và tiêm thuốc độc.
Về lâu dài, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp cho rằng cần xây dựng luật theo hướng giảm tối đa các loại tội có hình phạt tử hình. Chỉ những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới áp dụng hình phạt này, còn lại có thể giảm xuống hình phạt tù chung thân nhưng là “chung thân thực chất” – chung thân không được giảm án.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý (trái) tại phiên thảo luận chiều 26/10.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý (đại biểu tỉnh Nghệ An) cũng lật lại câu chuyện, khi đề xuất sửa luật thi hành án hình sự, Chính phủ nêu quan điểm tha thiết đề nghị chuyển từ xử bắn sang tiêm thuốc độc.
Video đang HOT
Các lý do đưa ra khi đó là hình thức xử bắn tốn kém, trường bắn hạn chế, đặc biệt là việc gây áp lực nặng nề cho lực lượng thi hành án. Tiêm thuốc độc khi đó được giới thiệu với rất nhiều điểm ưu việt như đơn giản, thi hành dễ dàng, tiết kiệm hơn và không gây áp lực tâm lý cho cán bộ thi hành án.
Khi Quốc hội chấp nhận thông qua việc sửa luật, Chính phủ đã nhanh chóng triển khai các điều kiện để thực hiện thi hành án bằng tiêm thuốc độc. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã xây dựng, đầu tư nhiều phòng thi hành án với trang bị, điều kiện hiện đại theo mô hình của Mỹ. Hàng trăm cán bộ cũng được đào tạo, huấn luyện để thực hiện việc tiêm thuốc độc.
“Riêng Bộ Quốc phòng, theo báo cáo, chỉ có 2 bị án bị tuyên phạt tử hình cũng đã xây dựng được 3 cơ sở để thi hành án. Việc chuẩn bị rất công phu, tốn kém”, ông Lý kể.
Chuẩn bị bài bản, nhanh chóng nhưng đến khâu cuối cùng mới “ngã ngửa” vì không có thuốc độc để thực hiện, không mua được ở đâu vì “không ai bán thuốc cho mục đích sát hại người cả”.
Chủ nhiệm UB Pháp luật cũng thông tin, Nghị định của Chính phủ để hướng dẫn thực thi luật quy định cụ thể 3 loại thuốc độc sử dụng trong thi hành án từ hình. Khi đó, Bộ Công an nói trách nhiệm thuộc Bộ Y tế, Bộ Y tế cũng “không chịu”, cho rằng đó là việc của Bộ Công an.
Một nhà thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc được xây dựng tại Nghệ An với kế hoạch đi vào hoạt động vào tháng 6/2012.
“Đó là do các cơ quan của Chính phủ đã thiếu trách nhiệm trong việc thi hành các quy định của pháp luật. Sao phải đặt vấn đề nhập thuốc từ nước ngoài? Việt Nam không thể sản xuất được loại thuốc này? Vấn đề là quan điểm của Chính phủ không rõ ràng. Cần xem xét, đánh giá lại thái độ nghiêm túc với công việc quốc gia”, ông Lý bức xúc.
Với đề xuất một lần nữa sửa luật, quy định lại hình thức tử hình bằng xử bắn khi chưa lần nào thực hiện được luật mới, theo Chủ nhiệm UB Pháp luật là tính huống “hài hước”, “trớ trêu”.
Theo thống kê, hiện có hơn 420 người đã có án, chỉ chờ ngày thụ án nhưng vẫn không thể thi hành được, gây áp lực cho các trại giam.
Trả lời câu hỏi có nguồn thuốc “nội”, bác sỹ Nguyễn Minh Hồng (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam, đại biểu tỉnh Nghệ An) khẳng định việc sản xuất các loại thuốc độc này không khó khăn. Vấn đề nằm ở cơ chế.
“Một nắm lá ngón còn có thể giết người nhưng không ai làm và không ai dám làm thuốc độc để hạ sát người nếu không có chủ trương, chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, ông Hồng giải thích.
Theo Dantri
Gia hạn điều tra vụ trung tá công an bị vợ giết
Vì nợ nần, Kim Liên đã dùng thuốc độc giết chồng.
Sáng 18.7.2012, viện kiểm sát TP.HCM đã ký quyết định gia hạn thời gian điều tra vụ án Dư Kim Liên (SN 1976, ngụ nhà số 371/11 đường Hậu Giang, phường 11, quận 6, TP.HCM) giết chồng là trung tá Trần Tuân Chuyên (SN 1962, cán bộ Đội CSGT Phú Lâm thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM).
Dư Kim Liên
Theo lời khai của Kim Liên, do chơi cờ bạc, lô đề bị thua và nợ số tiền khoảng chừng một tỷ đồng. Không có khả năng trả nợ, Liên bàn với chồng bán căn nhà để trả nợ, nếu không thì sẽ bị giang hồ "hỏi thăm". Tuy nhiên, anh Chuyên không đồng ý. Liên đã ngấm ngầm lên kế hoạch giết chồng.
Ngày 11.3.2012, Liên mua 10 viên thuốc ngủ, ống tiêm về nhà cất giấu và đem số thuốc ngủ trên ngâm vào ly nước chờ tan ra. Đến 4h ngày 12.3, Liên dùng ống tiêm loại 5cc bơm thuốc ngủ vào rồi chích nhiều lần vào mông anh Chuyên làm anh Chuyên ngủ say, li bì.
Khoảng 6h30 ngày 12.3, lợi dụng lúc anh Chuyên đang ngủ say, Liên lại dùng ống tiêm chứa thuốc trừ sâu bơm vào người anh Chuyên, làm anh chết tại chỗ.
Theo PLXH
Nghệ An: Sẵn sàng cho thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc Tính đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc ở Nghệ An đã cơ bản hoàn tất. Theo kế hoạch, đến giữa tháng 6, tử tù sẽ trả giá cho tội ác của mình một cách nhẹ nhàng và nhân đạo hơn. Tử tội Lữ Thị Minh (người đứng giữa, hàng thứ...