Không thể tin nổi kiệt tác nghệ thuật trên cánh bướm
Bằng sự kiên nhẫn và lòng say mê với nghệ thuật, nghệ sĩ này đã tạo ra những kiệt tác vô cùng đáng ngưỡng mộ trên cánh bướm mỏng manh.
Nghệ sĩ người Mexico Cristiam Ramos chính là tác giả của những kiệt tác nghệ thuật độc đáo này. Điều đặc biệt là Ramos không chỉ vẽ trên cánh bướm mà còn sử dụng những vật liệu tưởng như chẳng liên quan gì đến nghệ thuật như kem đánh răng, kẹo, sơn móng tay, và các vật liệu khác. Chính những vật liệu đó đã giúp ông tái tạo các công trình nghệ thuật nổi tiếng của Leonardo da Vinci, Vermeer, Renoir, và Van Gogh trên những cánh bướm mỏng manh. Thực ra, Cristiam Ramos rất thích tìm tòi và khám phá nghệ thuật với những vật liệu lạ. Riêng đối với dự án này, Ramos sử dụng những con bướm chết với sải cánh từ 12-15cm. Tất nhiên, bạn không cần lo lắng vì không có loài bướm này trong số những loài bướm mà Ramos sử dụng bị làm hại. Bởi trước khi Ramos sáng tạo nghệ thuật thì chúng đã chết vì nguyên nhân tự nhiên, sau đó Ramos mới gom lại để làm việc. Khi được tái hiện lại trên cánh bướm, những tác phẩm nổi tiếng bỗng mang một sắc thái mới, hoàn toàn đổi khác. Một tác phẩm của Johannes Vermeer được vẽ lại trên cánh bướm. Một tác phẩm khác của Vincent Van Gogh. Tuy đã chọn những con bướm có sải cánh to nhưng đây vẫn là những “tấm giấy vẽ” nhỏ nên ông phải dùng kính lúp để làm việc. Chỉ cần nhìn thế này, bạn cũng biết người nghệ sĩ cần bao nhiêu thời gian, tâm huyết và lòng kiên nhẫn để vẽ được một bức tranh như thế.
Nghệ sĩ người Mexico Cristiam Ramos chính là tác giả của những kiệt tác nghệ thuật độc đáo này.
Điều đặc biệt là Ramos không chỉ vẽ trên cánh bướm mà còn sử dụng những vật liệu tưởng như chẳng liên quan gì đến nghệ thuật như kem đánh răng, kẹo, sơn móng tay, và các vật liệu khác.
Chính những vật liệu đó đã giúp ông tái tạo các công trình nghệ thuật nổi tiếng của Leonardo da Vinci, Vermeer, Renoir, và Van Gogh trên những cánh bướm mỏng manh.
Thực ra, Cristiam Ramos rất thích tìm tòi và khám phá nghệ thuật với những vật liệu lạ.
Riêng đối với dự án này, Ramos sử dụng những con bướm chết với sải cánh từ 12-15cm.
Tất nhiên, bạn không cần lo lắng vì không có loài bướm này trong số những loài bướm mà Ramos sử dụng bị làm hại.
Video đang HOT
Bởi trước khi Ramos sáng tạo nghệ thuật thì chúng đã chết vì nguyên nhân tự nhiên, sau đó Ramos mới gom lại để làm việc.
Khi được tái hiện lại trên cánh bướm, những tác phẩm nổi tiếng bỗng mang một sắc thái mới, hoàn toàn đổi khác.
Một tác phẩm của Johannes Vermeer được vẽ lại trên cánh bướm.
Một tác phẩm khác của Vincent Van Gogh.
Tuy đã chọn những con bướm có sải cánh to nhưng đây vẫn là những “tấm giấy vẽ” nhỏ nên ông phải dùng kính lúp để làm việc.
Chỉ cần nhìn thế này, bạn cũng biết người nghệ sĩ cần bao nhiêu thời gian, tâm huyết và lòng kiên nhẫn để vẽ được một bức tranh như thế.
Theo_Kiến Thức
Những bí ẩn khó giải trên cây đèn hình người quỳ
Có nhiều giả thiết, tranh luận khác nhau về ý nghĩa của các chi tiết, hình tượng trên cây đèn hình người quỳ.
Có nhiều giả thiết, tranh luận khác nhau về ý nghĩa của các chi tiết, hình tượng trên cây đèn hình người quỳ.
Có nhiều giả thiết, tranh luận khác nhau về ý nghĩa của các chi tiết, hình tượng trên cây đèn hình người quỳ. Chính những tranh luận mà giới nghiên cứu dành cho nó đã thể hiện được sự phong phú, đa chiều ẩn chứa sau hiện vật.
Vài chục ý kiến khác nhau
Có lẽ, trong hệ thống Bảo vật Quốc gia, cây đèn hình người quỳ có nhiều ý kiến khác nhau nhất về nhiều mặt mà theo TS Ngô Thế Phong, Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam thì đến nay có không dưới 30 ý kiến về hiện vật này. Tựu chung lại có 3 quan điểm chính. Một là so sánh pho tượng với nghệ thuật La Mã. Hai là so sánh pho tượng với nghệ thuật Hán. Ba là tượng mang sắc thái bản địa. Sở dĩ, có cuộc tranh luận này là do hiện vật chứa đựng rất nhiều điều lạ lùng khó lý giải.
Hiện vật này được nhà khoa học người Thụy Điển O. Janse khai quật năm 1935 trong một ngôi mộ gạch ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Sau khi khai quật và xử lý, O. Janse đã so sánh pho tượng này với các tượng thần La Mã.
Theo TS Ngô Thế Phong: "Nghệ thuật đúc tượng của người Việt cổ thời kỳ văn hóa Đông Sơn có nhiều điểm thú vị, khác biệt hoàn toàn so với văn hóa cùng thời ở những khu vực khác. Thứ nhất, tượng Đông Sơn có kích thước nhỏ. Thứ hai, các tượng Đông Sơn thường không đi vào miêu tả các chi tiết và ít chú ý đến tỷ lệ giải phẫu. Các nghệ nhân Đông Sơn chủ yếu đi vào miêu tả thần thái của đối tượng nên nhìn rất sống động". Tượng tập trung miêu tả các hoạt động như người đang múa hát, săn bắn, cõng nhau... Trong khi đó, tượng phương Tây miêu tả chi tiết các bộ phận cơ thể, thậm chí, họ có quy định rõ ràng tính cân đối của các tỉ lệ giải phẫu như đầu, chân, tay...
Một số nhà nghiên cứu về tượng thời kỳ Đông Sơn cũng đồng nhất với quan điểm này và cho rằng: Nghệ thuật tượng Đông Sơn không đi vào miêu tả chi tiết mà chỉ tập trung miêu tả hoạt động một cách cân đối, hài hòa. Chẳng hạn như các tượng người hoan lạc gắn trên thạp đồng Đào Thịnh, tượng hai người cõng nhau thổi khèn... Những tượng này thường được gắn vào một hiện vật nào đó như dao găm cán hình người hay dao găm có cán hình voi và hai con rắn quấn vào nhau. Tượng đơn lẻ, rời rất ít khi được phát hiện.
Thân tượng được gắn 3 chạc đĩa đèn hình chữ S không giống với nghệ thuật tượng Đông Sơn
Miêu tả chi tiết
Nhìn vào tổng thể nghệ thuật tượng thời kỳ Đông Sơn và đối chiếu với một số nghiên cứu riêng về tượng cây đèn hình người quỳ thì có thể thấy dường như bức tượng này "nằm bên lề quỹ đạo" của nghệ thuật Đông Sơn.
Theo hồ sơ bảo vật lưu trữ tại Bảo tàng Quốc gia thì tượng cây đèn hình người quỳ có niên đại cách nay khoảng 2.000 - 1.700 năm. Chiều cao 40cm, dài 30cm và rộng 27cm. Cây đèn được tạo dạng tượng tròn hình người đàn ông mình trần, đóng khố, tư thế đang quỳ hai tay nâng đĩa đèn. Tượng có khuôn mặt thon dài, mắt mở to, miệng hơi mỉm cười. Đầu tượng được gắn vương miện tóc để chỏm. Hai vai và lưng tượng được gắn 3 chạc hình chữ S, mỗi chạc đỡ một đĩa đèn và gắn một hình người cũng trong tư thế quỳ. Trên hai đùi và đằng sau tượng gắn tượng 4 nhạc công đang thổi sáo trong tư thế quỳ. Cánh tay, cổ tay người đàn ông đeo trang sức, hoa tai hình khuyên, to.
TS Ngô Thế Phong nhận định: "Tượng có niên đại khoảng giai đoạn Đông Sơn muộn - hậu Đông Sơn nhưng nghệ thuật tượng lại không hoàn toàn giống với bất kỳ pho tượng nào cùng thời kỳ đã từng phát hiện".
Khi phát hiện ra tượng cây đèn hình người quỳ trong ngôi mộ gạch, nhà khảo cổ học O. Janse cũng nhận định: Chủ nhân của ngôi mộ có thể là một thủ lĩnh người địa phương, nhưng phong cách tượng lại khác so với nghệ thuật tượng Đông Sơn. Cơ sở đưa ra lập luận này đó là ở Việt Nam và Trung Quốc đã phát hiện được một số tượng có kiểu dáng tương tự được chôn trong mộ gạch cùng với rất nhiều đồ tùy táng khác, trong đó có những hiện vật như công cụ sản xuất, nhạc khí mang phong cách Đông Sơn.
Căn cứ vào quy mô và độ phong phú các đồ tùy táng của mộ, ông suy đoán rằng, chỉ có những thủ lĩnh, gia đình giầu có thì mới có được những tượng như là cây đèn hình người quỳ nhằm thể hiện quyền uy, giầu có, danh giá...
Tượng cây đèn hình người quỳ mang đậm phong cách phương Tây.
Dấu ấn La Mã
Qua những cách miêu tả chi tiết trên bức tượng, hầu hết các học giả phương tây thống nhất quan điểm cây đèn hình người quỳ mang phong cách La Mã. Nhưng lý giải về con đường nào dẫn đến những giao thoa văn hóa này thì còn nhiều ý kiến chưa đồng nhất.
TS Ngô Thế Phong cho rằng, một số đặc điểm trên khuôn mặt như mũi, râu, mắt và mũ, chạc đèn... có ảnh hưởng từ bên ngoài. Cụ thể, khuôn mặt hơi dài, mũi cao, mắt hình thấu kính, ria cong vểnh, râu quai nón, mũ đội, chưa gặp trên các tượng Đông Sơn khác. Hình người gắn trên vai đỡ một chạc hình chữ S có đĩa đèn phụ cũng không phải là phong cách quen thuộc của nghệ thuật Đông Sơn.
Vậy tại sao lại có sự giao thoa sớm như vậy với Địa Trung Hải cách đây 2.000 năm? Hiện nay, có 2 giả thiết về tiếp xúc văn hóa. Ý kiến thứ nhất là bằng đường biển, qua Trung Đông, tiểu lục địa Ấn Độ đến Đông Nam Á. Ý kiến thứ hai là bằng con đường lục địa, qua Trung Quốc đến Việt Nam. Bằng chứng cho giả thiết này là các phát hiện khảo cổ ở Vân Nam (Trung Quốc) có phát hiện được một vài tượng nhỏ hình người quỳ, gần giống với cây đèn hình người quỳ ở Lạch Trường.
Trong hai giả thiết trên, TS Ngô Thế Phong thiên về luồng ý kiến thứ nhất là văn hóa hậu Đông Sơn tiếp xúc với văn hóa La Mã qua đường biển. Hiện ở Thái Lan đã tìm thấy cây đèn La Mã bằng đồng ở Pông Tuk (tỉnh Kanchanaburi, miền Trung Thái Lan), hay những đồng tiền La Mã trong văn hóa Ốc Eo ở miền Nam Việt Nam và những đồng tiền tương tự ở Quảng Đông (Trung Quốc) có niên đại khoảng đầu Công nguyên, cùng thời với niên đại của cây đèn hình người quỳ.
(còn nữa)
"Tượng cây đèn hình người quỳ là hiện vật độc đáo trong số ít những cây đèn cùng loại thuộc thời kỳ hậu Đông Sơn, phản ánh sự giao thoa giữa văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa khác. Cây đèn với hình khối tạo tác và hoa văn trang trí thể hiện tài năng nghệ thuật cũng như tư duy thẩm mỹ và khả năng tiếp nhận, thích ứng của người Việt cổ hàng ngàn năm trước".
(Trích cẩm nang "Bảo vật Quốc gia" của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Đại Dương
Theo_Kiến Thức
Trầm trồ độ tinh xảo của hoa từ 1.000 mảnh sứ Bằng sự kiên nhẫn và khéo léo, một nghệ nhân Israel đã tạo ra những bông hoa từ 1.000 mảnh sứ vô cùng tinh xảo. Người đã tạo ra những bông hoa từ 1.000 mảnh sứ tinh xảo này là nghệ nhân Zemer Peled (32 tuổi) tới từ Kibbutz, phía bắc Israel. Những tác phẩm của nữ nghệ nhân này chủ yếu là...