Không thể tin cô bé 2 tuổi đã mắc bệnh ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng vốn chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, không ai có thể tin là một cô bé chỉ mới 2 tuổi đã mắc phải căn bệnh quái ác này.
Vào giữa tháng 2, Meagan và Michael Xydias đã mang đứa con út của họ, McKenna Kenni đến gặp bác sĩ sau nhiều tuần bị sốt, khó chịu, kén ăn và đầy bụng. Tuy nhiên, bác sĩ không phát hiện ra điều gì bất thường và các triệu chứng của cô bé được đánh giá là không quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên nhiều ngày sau đó, họ phát hiện ra cô bé bị táo bón, linh tính có điều chẳng lạnh nên gia đình đã đưa Kenni đến bệnh viện chăm sóc sức khỏe trẻ em Altanta Scotland để siêu âm. Các bác sĩ đã chẩn đoán được nguyên nhân, các triệu chứng Kenni mắc phải là dấu hiệu của ung thư mầm buồng trứng giai đoạn 3. Thông thường khối u này chỉ hình thành trong cơ quan sinh sản, nhưng một số trường hợp nó xuất hiện ở khu vực khác như cổ, ngực, bụng, xưng sống, xương chậu…
“Khi ở thời điểm tồi tệ nhất, cả gia đình nghĩ Kenni sẽ phẫu thuật để cắt bỏ ruột, không ai nghĩ rằng con bé mới 2 tuổi mà đã mắc bệnh ung thư”, mẹ Xydias nức nở khóc.
Các khối u tế bào mầm chỉ chiếm khoảng 3% của tất cả các bệnh ung thư ở trẻ em, theo bệnh viện nghiên cứu St. Jude cũng nói rằng, không có nguyên nhân tại sao chúng phát triển, nhưng nó thường phổ biến ở một số người mắc các rối loạn di truyền nhất định.
Video đang HOT
Phẫu phuật là phương pháp duy nhất để loại bỏ các khối u, cũng như hóa trị để xóa bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Cô bé Kenni phải trải cắt bỏ khối u cùng buồng trứng bên phải, thêm 5 inch (khoảng 12.7cm) ruột non và với 4 đợt hóa trị.
Một phần trong kế hoạch điều trị, cô bé Kenni phải tham gia vào nghiên cứu liên quan tới 3 loại thuốc hóa trị liệu, bao gồm 1 loại có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng như mất thính lực.
Mẹ của Kenni khi biết tin con gái mình bị ung thư buồng trứng đã rất lo lắng về khả năng sinh sản trong tương lai. Tuy nhiên, mọi việc vẫn chưa có gì là chắc chắn. Cô bé khi bước vào tuổi dậy thì sẽ quay lại để các bác sĩ đánh giá tình hình sức khỏe một lần nữa.
2 ngày sau ca phẫu thuật, cô bé Kenni đã tỉnh dậy, sức khỏe dần trở nên tốt hơn.
Mẹ của Kenni đã chia sẻ câu chuyện của Kenni lên trên mạng xã hội với mong muốn nhắn nhủ với các bậc làm cha làm mẹ rằng đừng bao giờ bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào bất thường của con cái. Bên cạnh đó, bà cũng kết nối với những người khác khi họ cũng đang trải qua những tình huống tương tự. Rất nhiều người đã cầu nguyện mong cô bé Kenni sớm khỏe mạnh trở lại.
Theo Dân Việt
Thiết bị phát hiện ung thư qua một giọt máu
Thiết bị chip nano vi lỏng 3D phát hiện ung thư và có thể ứng dụng sang nhiều bệnh khác.
Một số loại ung thư như ung thư buồng trứng khó phát hiện sớm, đến khi xuất hiện các triệu chứng thì ở giai đoạn muộn đòi hỏi quá trình điều trị gian nan. Giờ đây, các nhà khoa học phát triển một công cụ tiên tiến có khả năng phát hiện ung thư dễ dàng, nhanh chóng chỉ với một lượng máu rất nhỏ.
Trong nỗ lực tìm ra cách hiệu quả để xác định các bệnh ung thư khó chẩn đoán, các nhà nghiên cứu từ Đại học Kansas (KU), Trung tâm Ung thư và Trung tâm Y tế ở thành phố Kansas (Mỹ) đã phát triển thiết bị phát hiện ung thư siêu nhạy này.
Thiết bị được gọi là chip nano vi lỏng 3D (3D nanopatterned microfluidic chip), có thể phát hiện dấu hiệu ung thư bằng một giọt máu hoặc một giọt huyết tương.
Ảnh: Medical News Today.
Trên Nature Biomedical Engineering, phó giáo sư Yong Zeng ở KU, tác giả chính của chip nano vi lỏng 3D cho biết thiết bịxác định và chẩn đoán ung thư bằng cách lọc các exosome (các túi rất nhỏ được sản sinh từ một số tế bào có nhân). Đối với tế bào ung thư, exosome chứa các thông tin sinh học có thế dẫn đến sự phát triển và lan rộng của khối u.
"Trong quá khứ, người ta nghĩ rằng các exosome giống như 'những túi rác' mà các tế bào có thể dùng để chứa những chất dư thừa của tế bào. Tuy nhiên, từ thập kỷ trước, giới khoa học đã nhận thấy chúng khá hữu ích trong việc gửi tín hiệu đến các tế bào nhận và truyền đạt thông tin phân tử quan trọng trong nhiều chức năng sinh học", ông Zeng giải thích.
"Về cơ bản, khối u hình thành exosome chứa các phân tử hoạt động, phản ánh đặc điểm sinh học của tế bào mẹ. Trong khi tất cả tế bảo sản xuất ra các exosome, tế bào khối u cũng hoạt động hơn so với tế bào bình thường".
Để phát triển thiết bị tiên tiến này, ông Zeng và nhóm của mình cộng tác với Andrew Godwin, chuyên gia về dấu hiệu sinh học khối u và là phó giám đốc Trung tâm Ung thư Kansas.
Các nhà nghiên cứu cho biết con chip nano vi lỏng 3D dễ chế tạo, chi chí sản xuất rẻ, nghĩa là có thể phân phối rộng rãi mà không phát sinh thêm chi phí cho người bệnh. Quan trọng hơn, thiết bị này rất linh động nên trong tương lai các bác sĩ có thể sử dụng nó để chẩn đoán nhiều dạng ung thư khác nhau cũng như những bệnh khác.
"Hầu hết tế bào động vật có vú đều giải phóng exosome, vì vậy không hạn chế sử dụng thiết bị với bất cứ loại ung thư nào. Chúng tôi đang thử nghiệm thiết bị với các bệnh khác, như thoái hóa thần kinh, ung thư vú, ung thư trực tràng", ông Zeng nói.
Phương Dương
Theo VNE
Dùng trí tuệ nhân tạo dự đoán khả năng sống của bệnh nhân ung thư Theo tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn, Anh và Đại học Melbourne, Úc, đã phát triển một hệ trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán tuổi thọ của bệnh nhân ung thư buồng trứng chính xác hơn so với các phương pháp hiện đại. Phần mềm đã kiểm tra 4 đặc điểm sinh...