Không thể “thả nổi” dự án thu hồi đất
Ngày 4-3, Thường trực HĐND – UBND TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Hội nghị có sự tham gia của nhiều vị nguyên lãnh đạo thành phố và cán bộ chủ chốt các sở ngành, quận huyện.
Nguyên Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn: Không quy định rõ “UBND do HĐND bầu” là hợp lý
Liên quan tới vấn đề thu hồi đất, dự thảo quy định, Nhà nước thu hồi đất có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật sự cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và các dự án phát triển kinh tế – xã hội. Không đồng tình quy định này, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phùng Văn Thiệp kiến nghị bỏ cụm từ “các dự án phát triển kinh tế – xã hội”. Ông phân tích: “Cụm từ này dễ bị lợi dụng, gây bức xúc. Một số dự án hiện nay có dáng dấp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân chứ không vì cộng đồng”. Ông Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội cũng cho rằng, nên bỏ đoạn “các dự án phát triển kinh tế, xã hội”. Ông nói: “Dự án nào giờ chẳng “khoác áo” kinh tế – xã hội. Như vậy, mọi dự án trên đời đều thoải mái được quyền thu hồi đất hay sao? Trong khi đó, quyền sử dụng đất của người dân phải được Nhà nước bảo hộ.”
Khẳng định việc giữ Điều 4 như dự thảo Hiến pháp là “cần thiết, đúng đắn, chính xác”, ông Nguyễn Trọng Tỵ lý giải: “Nhất thiết phải duy trì Điều 4. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng đã đứng mũi chịu sào, hy sinh biết bao xương máu vì dân tộc, xây dựng đất nước ngày càng tiến bộ. Hiện nay, không có lực lượng, tổ chức nào xứng đáng với vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội như Đảng Cộng sản Việt Nam”. Rất tâm đắc với quy định “Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình”, ông Nguyễn Trọng Tỵ cho rằng, cần có luật về Đảng. Cũng thống nhất cao với việc giữ Điều 4 và bổ sung thêm một số điểm như dự thảo, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn lại cho rằng, đây chưa phải thời điểm cần xây dựng luật về hoạt động Đảng. Ông cho rằng, chỉ cần quy định, các tổ chức Đảng và Đảng viên chấp hành Hiến pháp và pháp luật là đủ.
Về tổ chức chính quyền, nguyên Bộ trưởng Trần Văn Tuấn cũng cho rằng, dự thảo không quy định rõ “UBND do HĐND bầu” là hợp lý. Bởi, thực tế hiện nay đang thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Nếu vẫn giữ quy định “UBND do HĐND bầu” sẽ rất vướng khi triển khai chủ trương này. Có quan điểm khác, ông Phạm Lợi, nguyên Chủ tịch UB MTTQ TP Hà Nội cho rằng, dự thảo phải nói rõ “UBND là do HĐND bầu ra” và “Chủ tịch UBND và các thành viên UBND phải chịu trách nhiệm cá nhân trước HĐND”.
Từ góc độ người hoạt động lâu năm ở HĐND TP, nguyên Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Lê Quang Nhuệ cho rằng, phần nói về chính quyền địa phương của dự thảo Hiến pháp quá sơ lược. Theo những gì viết trong dự thảo thì vai trò của HĐND là mờ nhạt, vai trò của ĐB HĐND là không quan trọng. Nguyên Phó Chủ tịch HĐND TP đề nghị, quy định về ĐB HĐND phải tương tự như phần nói về Quốc hội và ĐB Quốc hội. Ông nói: “Đành rằng sau này sẽ có luật để làm rõ hơn nhưng quan điểm cơ bản phải rõ ngay từ Hiến pháp, nếu không sau này lại mất công tranh luận xem ai sẽ bầu UBND. Đây là việc rất quan trọng bởi mọi chính sách pháp luật muốn đi vào cuộc sống được đều phải nhờ chính quyền địa phương”.
Trong bối cảnh thời sự hiện nay, ông Lê Quang Nhuệ rất quan tâm tới các quy định trong dự thảo Hiến pháp nói về chính sách ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ông nói: “Bảo vệ, giữ gìn biên cương Tổ quốc luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng. Từ hàng nghìn năm nay, dân tộc ta luôn coi đây là việc hệ trọng bậc nhất. Một trong những điều kiện cơ bản nhất để có thể làm tốt việc này là phải dành sự quan tâm tới đồng bào dân tộc đang sống ở nơi phên dậu Tổ quốc. Phải dành nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, ổn định đời sống cho đồng bào, nhất là ở khu vực biên giới. Chúng ta phải bớt ăn, bớt tiêu đi để đời sống đồng bào khấm khá hơn lên. Cần dành nhiều ưu tiên hơn nữa cho đồng bào và phải ghi rõ vào Hiến pháp”.
Theo ANTD
Video đang HOT
Cây trầm hương khổng lồ: Báu vật của dãy Trường Sơn
Lý do chính mà tôi phải vượt hơn 100km đường rừng quanh co để đến với dân bản Ho là chuyện họ đang sở hữu một cây trầm hương được cho là lớn nhất rừng Trường Sơn và bao nhiêu năm qua, họ đã nâng niu, chăm sóc như là "báu vật" vô giá của làng...
Cây trầm hương cổ thụ. Ảnh: Linh Đan
Cây trầm hương cổ thụ giữa bản làng
Nói cây trầm hương kia là "báu vật" của bản làng Ho của xã Kim Thủy, huyện Lệ Thuỷ (tỉnh Quảng Bình) cũng chưa đúng hẳn, vì nó nằm trong vườn và thuộc sở hữu của gia đình anh Hồ Nữ. Thế nhưng, đã từ lâu người dân bản nơi đây xem nó như là một báu vật để mọi người cùng giữ. Hồ Nữ khẳng định: "Dù răng đi nữa thì cây không được bán, được chặt".
Khi cùng già làng Hồ Cao đến nhà anh Hồ Nữ, đã có rất nhiều dân bản tập trung dưới bóng mát của cây trầm để cùng trò chuyện. Thấy có người lạ đến, Hồ Ray - vợ Hồ Nữ - hỏi lớn: "Lại đến hỏi mua cây à?". Già làng cười trong ánh mắt ái ngại của bà con dân bản: "Không, đến để được uống rượu và nghe kể chuyện về cây thôi".
Nhặt một cành làm thước, tôi đo thử, ước chừng cây có đường kính nơi lớn nhất cũng hơn 0,7m cao hơn 15m tán cây phủ rộng hơn 20m2 những phần rễ của cây khỏe khoắn uốn lượn trên mặt đất lan rộng hơn 10m càng làm tăng thêm vẻ hùng vĩ của cây.
Nhìn những rêu phong bám đầy thân cây, Hồ Nữ trầm ngâm cho biết, cây do pạ mình (bố mình) là ông Hồ Khăm lấy từ rừng về trồng cách đây hơn 35 năm, khi đó do còn nhỏ nên cũng không nhớ rõ lắm, lúc đó cây mới to khoảng chừng bằng bắp chân người lớn.
Nâng chén rượu ngâm rễ cây rừng, già làng Hồ Cao lặng im ngồi nhìn vẻ sần sùi, sù sì của thân cây, nhìn Hồ Nữ rồi nhớ lại: "Ngày đó già cùng pạ mày thường xuyên cùng nhau vào rừng để kiếm cái ăn. Cũng nhiều lần đem cây trầm hương trên rừng về nhà trồng nhưng đều bị chết cả".
Tôi hỏi: "Sao già đem cây trầm hương về trồng mà không đem cây khác?". Trả lời: "Vì nghe nói sinh khí cây trầm hương tốt lắm, trồng cây đó thì gia đình, bản làng có thêm sinh khí, cây cối xung quanh thêm tốt tươi, có được sức khoẻ".
Già làng Hồ nói tiếp: "Ngày đó khi vừa nhìn thấy cây này là già cùng pạ nó thích ngay, cảm thấy một luồng sinh khí rất lạ. Rồi trồng, cây sống, đây là cây duy nhất sống được và ngày càng tươi tốt của bản làng. Cây đã tạo cho bản làng sinh khí, nhờ cây mà dân bản có thêm sức khoẻ, được hạnh phúc, ấm no".
Hàng trăm triệu cũng không bán
Trước lúc qua đời, ông Hồ Khăm đã trăng trối lại rằng, phải giữ lấy cây trầm hương này cho bản làng, cho con cháu mai sau, tuyệt đối không được chặt hay bán. Và vì vậy, đối với gia đình Hồ Nữ, cây không chỉ là kỷ niệm người bố, mà còn là báu vật của cả bản làng. Vợ Hồ Nữ là Hồ Ray khoe: "Đã có người đến trả hàng trăm triệu nhưng bọn tui không bán, người dân tộc thiếu tiền, nhưng tình người và tình rừng bền lắm".
Cây giúp làng có thêm sinh khí. Ảnh: Linh Đan
Bà con trong dân bản ai cũng biết, ở vùng rừng núi biên giới này trước đây cũng có cây trầm hương, nhưng xưa kia không hiểu được giá trị của cây nên đã chặt phá hết. Hiện duy nhất chỉ còn cây này, nó gắn liền với những kỷ niệm của gia đình anh Hồ Nữ và bà con dân bản nên ai cũng có ý thức bảo vệ, xem như là "lộc quý của rừng".
Nhưng để giữ được cây sống được cho đến bây giờ cũng không đơn giản, đồng bào nơi đây không có chuyện trộm cắp, chặt phá, nhưng đã biết bao nhiêu lần gia đình Hồ Nữ đắn đo suy nghĩ khi những thương lái từ miền xuôi lên ngã giá đến hàng trăm triệu đồng. Số tiền lớn như vậy chưa bao giờ cặp vợ chồng này được nhìn thấy, biết có tiền sẽ làm thay đổi cuộc đời, nhưng vẫn một lòng nhất quyết không bán đi. Bà con dân bản cũng khuyên, và thế là gia đình Hồ Nữ quyết giữ cây, giữ lại cho mình, cho dân bản và cho con cháu mai sau.
Đi cùng chúng tôi, Thiếu tá Trần Văn Từ - Trinh sát viên Đồn biên phòng 601 - cho biết: "Xác định cây là vốn quý của bản làng nên chúng tôi đã khuyến cáo gia đình và bà con cần phải chăm sóc và gìn giữ, tránh để kẻ xấu lợi dụng mua hay phá hoại. Vì thế người Vân Kiều nơi đây rất có ý thức bảo vệ cây trầm hương quý hiếm này".
Bên chén rượu rễ cây cỏ đầu xuân như lời già làng Hồ Cao giới thiệu, chúng tôi như bị cuốn vào những câu chuyện xưa, nay của những người dân Vân Kiều nơi đây với điều đặc biệt là đều mang họ Bác Hồ. Già miên man kể về những người Pa Kô, Vân Kiều ở làng Ho cùng các anh bộ đội vượt dãy Trường Sơn đánh giặc, về những người lính biên phòng thức trắng đêm dựng nhà cho bà con dân bản để kịp có nhà mới đón Tết...
Già kể, cách đây hơn 40 năm khi nghe tin Bác Hồ mất, cả làng Ho đã khóc suốt đêm, ngay ngày hôm sau người dân tộc Vân Kiều nơi đây đã đổi họ mình thành họ Hồ để nhớ về Bác.
Tết "to" trên bản mới
Rất nhiều người lính Trường Sơn vẫn không thể quên được hình ảnh làng Ho trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây từng là nơi tập kết lực lượng, vũ khí, cơm gạo, đạn dược... để chi viện cho chiến dịch Khe Sanh, đường 9 Nam Lào và chiến trường Bình - Trị - Thiên. Sau 38 năm thống nhất đất nước, đời sống đồng bào nơi đây như bước sang một trang mới, đầy đủ hơn, no ấm hơn. Vẫn còn đó dòng suối nhỏ chảy quanh làng, cùng những cây mít, cây chuối um tùm tạo nên những khung cảnh nên thơ.
Người làng Ho vui đón Tết trong những ngôi nhà mới. Ảnh: Linh Đan
Già làng Hồ phấn khởi: "78 mùa rẫy rồi, chừ là lần đầu tiên già được đón một cái Tết vui như vậy đó". Trước Tết cả làng thịt một con heo 50kg, sau Tết thịt một con heo khác nặng 60kg cùng chia nhau. Vì bản chưa có điện nên cả làng đã góp tiền lại mua xăng để chạy máy nổ, để có điện, để hát cho vui.
Hỏi vì sao vui, già làng Hồ cười: "Chừ cái tình, cái nghĩa giữa bà con dân bản với lính biên phòng gắn chặt lắm. Nhờ Đảng, nhờ Nhà nước, nhờ bộ đội, nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm nên năm nay cả bản được ăn Tết trong những ngôi nhà mới khang trang, dân bản đoàn kết lắm, già cũng vui lắm".
Chuyện là trước Tết, cả bản làng Vân Kiều nơi đây như được thay da đổi thịt khi hàng chục căn nhà mới cho bà con được khánh thành với công trình cụm bản văn hóa làng Ho có giá trị 1.485 triệu đồng và sửa lại nhiều căn nhà khác đã xuống cấp. Ngoài 33 ngôi nhà sàn bằng gỗ cho đồng bào, các hạng mục khác cũng đã được khánh thành gồm nhà văn hoá, trạm quân dân y kết hợp hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh hỗ trợ cây giống và hướng dẫn chăm sóc...Tất cả đã tạo nên một sức sống mới trên bản làng, niềm vui của bà con nơi đây như vỡ òa khi nhìn những mái ngói đỏ tươi từ những ngôi nhà mới.
Giữa bối cảnh đời sống người dân nơi đây phụ thuộc vào việc khai thác các sản vật có từ rừng và khe suối, nơi đây đang hiện hữu một cây trầm hương cổ thụ, như minh chứng cho ý thức bảo vệ thiên nhiên, là minh chứng cho tình người dân với rừng giữa cuộc sống đang từng ngày đổi thay trên bản làng heo hút ở vùng biên giới. Trước khi chia tay, già làng Hồ Cao bùi ngùi "bản hiện có 37 hộ với 160 khẩu, chừ nhà cửa có rồi, nhưng già vẫn có nguyện vọng, làm răng để bà con có ruộng nước để làm, như vậy đồng bào mới đỡ khổ được cán bộ à...".
Theo các chuyên gia lâm nghiệp, với kích thước như vậy, cây trầm hương trên có thể coi là lớn nhất trong rừng Trường Sơn ở miền Trung. Trầm hương còn được gọi tên khác như cây gió, kỳ nam... có tên khoa học là Aquilaria Crassma Pierre. Cây cho loại nhựa quý là trầm hương có giá trị kinh tế rất cao, vỏ cây có thể sản xuất sợi bông hoặc giấy đặc biệt. Trầm hương của nước ta rất có giá trị trên thị trường quốc tế, là những hương liệu quý trong việc chế tạo các loại nước hoa hảo hạng, xà phòng tắm, nhang trầm... Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tạo trầm, không phải cây trầm hương nào cũng có trầm, cây được trồng ở vùng đất khô cằn, đón nhiều gió thì việc tạo trầm mới khả thi. Ngoài ra, có thể đục từng dãy thẳng hàng quanh thân cây để tạo trầm.
Theo Dantri
Nghệ An: Khắp nơi tưng bừng lễ hội xuống đồng Những ngày này, đồng bào các dân tộc các huyện miền nứi xứ Nghệ tưng bừng tổ chức lễ hội xuống đồng và tết trồng cây nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một trong những hoạt động đã được lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn tỉnh thực hiện. Ngay sau những ngày rét đậm, rét hại...