Không thể ngồi cùng người dùng đũa khuấy loạn thức ăn
Thỉnh thoảng về quê ăn cưới, nhìn những vị khách cứ dùng đũa của mình “bới bới”, khuấy loạn đĩa thức ăn mà tôi thấy vừa bực cho bản thân, vừa ngại cho chính họ.
Nhắc đến phép lịch sự trên bàn ăn, người Việt mình không thiếu, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít những thói quen xấu đã ăn sâu vào nếp sống của nhiều người.
Thế nhưng đã gọi là thói quen rồi thì rất khó bỏ, nên dù đôi khi muốn tế nhị với mọi người cũng khó. Im lặng thì khó chịu mà lên tiếng thì không biết nói như thế nào, thực sự tiến thoái lưỡng nan.
Mọi người thường có thói quen gắp thức ăn cho nhau hoặc khuấy đồ ăn.
Ngại nhất là gặp người dùng đũa khuấy thức ăn trên bàn
Còn nhớ vào những ngày cao điểm mùa cưới, 1 tháng tôi về quê đến 4, 5 lần để ăn cỗ. Có 1 lần ngồi cùng với vị khách dùng đũa khuấy đĩa thức ăn khiến tôi nhớ mãi. Chưa bao giờ tôi thấy cảnh tượng cả bàn đứng dậy bỏ đi. Thậm chí có anh còn lên tiếng chỉ thẳng mặt: “Ông khuấy loạn lên như vậy, ai cũng gớm, sao mà ăn nổi nữa.”
Thú thực tôi cũng có cảm giác hơi khó chịu và ái ngại khi ai đó dùng đũa của mình khuấy loạn đĩa thức ăn để tìm được miếng mình thích. Ai cũng biết hành động đó mất vệ sinh và làm phiền người khác. Nghĩ đến đôi đũa có nước bọt của 1 người lạ đang đảo lên xuống thức ăn trên bàn, còn mấy ai dám ăn nữa.
Nhưng ngay cả tôi và nhiều người khác cũng thấy hơi ngại khi phải nói ra, chỉ sợ người kia mất mặt. Song nếu gặp phải người thẳng tính thì họ sẽ nói và hành động ra mặt ngay.
Lần đó khi có 1 người nói ra nỗi lòng, tôi cũng mạnh dạn đứng ra khỏi bàn đầu tiên. Tôi nghĩ thời buổi này rồi, đôi khi mình phải cứng rắn và thẳng thắn để mọi người nhận ra cái sai của mình. Chứ đi đâu ai cũng tế nhị, chỉ thêm hại người đó, vì họ sẽ không bao giờ nhận ra mình đang kém duyên và trở thành trò cười trong mắt mọi người.
Nếu gặp phải người khuấy thức ăn nhất định tôi sẽ rời khỏi bàn ăn ngay lập tức.
Gắp thức ăn cho nhau cũng xin thôi
Bên cạnh thói quen khuấy đồ ăn, tôi còn hay bắt gặp cảnh mọi người gắp đồ ăn cho nhau. Bà tôi bảo rằng thời xưa khi còn khó khăn, thiếu cái ăn cái mặc, mọi người thường “nhường cơm, sẻ áo” cho nhau. Hành động gắp thức ăn cho nhau cũng là biểu hiện của nghĩa cử ấy. Dù đói lắm cũng phải từ tốn, kìm nén giữ ý tứ. Bởi chỉ cần gắp quá tay hay không “tiếp khách” thì sẽ bị coi là tham ăn. Mà năm tháng ấy, còn cái tội nào to hơn nữa chứ.
Đến bây giờ thói quen ấy vẫn được duy trì khi mọi người dùng bữa với nhau. Người Việt mình cho đó là thể hiện thái độ quan tâm với người thân và giúp cho khách còn lạ sẽ trở nên bớt ái ngại hơn. Nên thỉnh thoảng trong bữa ăn có khách, mẹ tôi vẫn thường ra hiệu cho tôi gắp thức ăn mời khách.
Video đang HOT
Nhưng tôi nghĩ rằng thời nay, ai cũng được ăn ngon mặc đẹp chứ chưa nói đến ăn sang, mặc xịn, thì tại sao không bỏ thói quen này đi. Nhiều người khi nhận được thức ăn của người khác cũng tỏ ra ái ngại, có thể đó chẳng phải thứ họ thích ăn, nhưng chẳng lẽ gắp vào rồi mà lại bỏ đi thì thật bất lịch sự.
Có lần, tôi được ông chú – bạn của bố – gắp cho cả 1 con tôm sú to ngập cả bát, vốn là đứa dị ứng nặng với hải sản nên tôi gắp miếng thức ăn lại và xin phép vì không thể ăn, nhìn vẻ mặt mọi người tỏ rõ sự bất mãn.
Nhưng hãy tạm bỏ qua những vấn đề liên quan đến việc thích hay không thích, thì trên đũa của mỗi người đều có nước bọt, đó là con đường lây đủ thứ bệnh, nào là viêm gan siêu vi A, Helicobacter pylori – loại vi khuẩn gây ra bệnh như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng và cả virus như Covid-19.
Những người trên bàn ăn đa số đều là người lớn, ai cũng có thể lựa chọn thức ăn mà mình thích, tại sao lại phải gắp thức ăn cho họ như trẻ con vậy. Nếu muốn gần gũi khách hơn, để họ bớt ngại ngùng, chúng ta có thể nói chuyện, qua vài cái cụm ly là sẽ bớt ngay xa lạ.
Kết
Tôi biết rằng việc thay đổi thói quen là vô cùng khó. Hơn nữa đó là vấn đề trên bàn ăn, có thể rất nhạy cảm với nhiều người. Tuy nhiên nếu mọi người thực sự nhận thức được về thói quen này thì hoàn toàn có thể sửa được.
Theo Thể thao & Văn hóa
Đây chính là điều mệt mỏi nhất trong cuộc đời này, ai cũng nên biết sớm để tránh quả báo, tâm bình an hơn
Điều mệt mỏi nhất trong cuộc đời này là gì? Câu trả lời đó chính là lòng đố kị.
Điều mệt mỏi nhất trong cuộc đời này là gì?
Nếu như đang ở bên cạnh một cô gái mà bạn lại đi khen cô gái khác xinh đẹp, điều đó sẽ khiến cô gái cảm thấy khó chịu.
Nếu như khen một người đàn ông tài hoa, có học thức và năng lực trước mặt một người đàn ông khác, khi đó anh ta cũng sẽ cảm thấy không thoải mái. Trong cuộc sống, so sánh hơn thua không chỗ nào là không có, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Từ khi con người còn bé, lòng đố kị biểu hiện đã khá rõ.
Một đứa trẻ đang chơi đồ chơi rất vui vẻ, nhưng nếu có một đứa trẻ khác tới, nó sẽ vội vàng cất giấu đồ chơi đi. Nhìn thấy đứa trẻ khác có đồ chơi mới nó lại muốn chiếm lấy thứ vốn dĩ không thuộc về mình.
Con người từ lúc sinh ra đã bắt đầu đố kị với người khác, đố kị với người có tiền, có quyền, đố kị với nhan sắc với tài hoa của người khác, thậm chí đố kị cả với cái ăn cái mặc của người.
Suy cho cùng, điều mệt mỏi nhất trong cuộc đời này là gì? Câu trả lời đó chính là lòng đố kị!
Mệt mỏi không phải đến từ tham, si. Bạn tham ăn, rốt cuộc bạn có thể ăn được bao nhiêu? Bạn sân hận, nhưng bạn chỉ sân hận với đối phương chứ không sân hận với bản thân. Bạn vô minh ngu si, thì cũng chẳng bao giờ đi so sánh với người.
Xung đột giữa người với người đều đến từ lòng đố kị.
Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta thấy một đôi bạn rất tốt với nhau nhưng rồi chỉ cần một trong hai tài hơn, giỏi hơn, hạnh phúc hơn, lòng đố kỵ của người còn lại sẽ nảy sinh, thậm chí còn có trường hợp trở từ bạn thành thù.
Tôi có một người bạn, khi anh ta nhìn thấy người khác có máy bay anh cũng muốn có một cái.
Sau khi mua về chỉ biết đắp chiếu một chỗ, bởi anh đâu có biết lái máy bay, cả ngày suy đi tính lại xem thuê ai lái, chi phí lái một lần thôi cũng khiến người ta phải giật mình, hơn nữa việc xin phép bay cũng không dễ, có lúc phải đợi vài ngày, nếu là việc gấp thì liệu có đợi được chăng?
Thế mới thấy, dục vọng quá lớn làm nảy sinh ra thói so sánh đố kỵ và rõ ràng, điều này chỉ khiến ta mắc sai lầm, gặp phiền phức. Khi sinh ra, chúng ta trần trụi đến với đời, lúc chết đi cũng không mang theo được gì, cả đời chỉ những hư vinh mà thôi.
Cần phải làm gì để thoát ra?
Chúng ta cần thường xuyên nhắc nhở bản thân, cái gì là cần thiết, cái gì không cần thiết, ẩn lấp sau mong muốn của mình phải chăng là lòng đố kị? Bạn làm như vậy sẽ có được hạnh phúc hay sẽ bị lòng đố kị làm cho mệt mỏi?
Thích so sánh không phải là không được, muốn so sánh thì hãy so sánh xem ai làm nhiều việc thiện hơn, ai cống hiến cho xã hội hơn, ai giúp đỡ nhiều sinh mệnh hơn? Đó mới là điều so sánh cao quý.
Còn nếu như so sánh và đố kị người các việc như tiền tài danh vọng thì chỉ khiến bản thân ngày càng khổ.
Làm thế nào để xóa bỏ tâm đố kị? Đó là hoan hỉ, vui mừng!
Người ta thường nói tùy hỉ, tùy hỉ, nếu như thấy người vui mình cũng vui, thấy người ta thành đạt, mình cũng vui thay cho người.
Còn nếu thấy người làm điều xấu mà bạn cũng tùy hỉ thì bạn sẽ trở thành đồng phạm. Trên pháp luật cũng vậy, bao che phạm nhân cũng chính là phạm tội.
Tùy hỉ những việc thiện lương của người thì bản thân cũng nhận được những quả báo thiện lương, khiến cho thân và tâm cảm thấy bình an và hỉ lạc.
Nhưng câu noi giup ban sông an nhiên hơn
- Khi ban thưc dây vao buôi sang, hay nghi răng minh con sông la môt đăc ân lơn lao đươc hit thơ, đươc suy nghi, đươc tân hương va đươc yêu thương.
- Nêu đa la con đương cua ban, ban phai tư bươc đi. Ngươi khac co thê đi cung, nhưng không ai co thê bươc hô ban.
- Trong cuôc đơi nay, co môt sô chuyên nhât nhât phai tư minh giai quyêt. Du đêm tôi đên đâu, đương xa đên mây thi vân cư phai môt minh kiên cương tiên lên phia trươc.
- Ban không thê nao thăng tiên bươc trên đương đơi cho đên khi ban biêt cho qua va hoc hoi tư nhưng thât bai, sai lâm va đau buôn trong qua khư.
- Tinh yêu băt đâu băng nu cươi, đơm hoa kêt trai băng nu hôn va kêt thuc băng nhưng giot nươc măt...
Du đo la giot lê buôn hay vui thi tinh yêu ây đa cho ban nhưng ky niêm thât ân tương va sâu săc, la dâu ân cua tâm hôn va đanh dâu bươc trương thanh cua ban.
Vũ Ngọc
Theo Khỏe & Đẹp
Tôi cay đắng, giận bản thân tới mức hất tung cả mâm cơm với vô số đồ ăn ngon nhưng là đồ thừa mà vợ nhặt nhạnh mang về cho con Vợ tôi xách trên tay lỉnh kỉnh túi nọ túi kia, đều là đồ ăn ngon cả. Lũ trẻ mở ra, hỉ hả ăn uống, còn tôi thì cay đắng chứng kiến cảnh đó. Tối nay lại là một tối như 3 tháng qua. Vợ tôi tan làm về nhà lúc gần 21 giờ. 2 đứa con tôi đã đói ngấu, ngóng chờ...