Không thể ngăn cản được vợ đi lễ đầu năm, tôi đành đi theo để rồi chứng kiến dòng người mà tôi mất kiểm soát
Vợ tôi không bao giờ chịu nhận sai, lúc nào cũng chỉ biết oán trách chồng.
Năm nào cũng vậy, cứ ăn xong Tết là vợ lại rủ rê mấy người bạn đi lễ đầu năm. Địa điểm cô ấy hay đến là những nơi nổi tiếng và đông người. Cô ấy có quan niệm rất khác người, nơi nào càng đông người lại càng thích đến, càng chen chúc lại càng vui.
Tôi là người hướng nội, không thích ồn ào, ngày nghỉ chỉ thích ngồi nhà xem tivi, điện thoại. Năm nay, bạn bè của vợ đã lấy chồng cả rồi, không còn ai để đi lễ đầu năm cùng cô ấy nữa. Thế nên, vợ tìm mọi cách năn nỉ cầu xin chồng đi cùng. Cô ấy nói năm nào cũng đi lễ, năm nay mà không đi cảm giác cả năm không được may mắn, bình yên. Sau nhiều ngày vợ thuyết phục, cuối cùng tôi cũng đồng ý đi cho cô ấy được vui vẻ.
Nơi vợ chọn đi lễ là khu Tam Cốc nổi tiếng, tôi biết chắc sẽ có đông người tham quan và đi lễ nhưng không nghĩ là đông đến nỗi xếp hàng 3 tiếng mới vào được cổng. Vợ muốn đi thuyền để ngắm cảnh thiên nhiên nhưng chờ đợi nửa ngày cũng chưa đến lượt.
Ảnh minh họa
Tôi vừa phải bế con nhỏ, vừa phải xách ba lô, tay chân mệt rã rời. Đứng đợi thuyền lâu, tôi nhắc vợ chuyển qua nơi khác để tham quan nhưng cô ấy trách chồng không có tính kiên nhẫn, không chiều chuộng vợ. Sau đó cô ấy so sánh chồng với những người đàn ông bên cạnh, họ đợi chờ thuyền khá lâu mà vẫn vui vẻ tươi cười với vợ, còn tôi cau có nhìn phát ớn.
Video đang HOT
Cả một ngày thân thể bị đày đọa vì vợ, vậy mà cô ấy lại nói chồng những lời khó nghe đến vậy. Đi lễ để cho đầu óc thư thái thanh thản, đi mà hành xác nhau thế này thì ở nhà nằm xem tivi cho khỏe. Tôi không nhịn nổi nữa nên quát lớn vào mặt vợ ngay chỗ đông người và bảo đây là lần cuối cùng đi lễ hội cùng vợ, đừng bao giờ rủ rê chồng nữa.
Vợ cũng không chịu thua, cô ấy nói cả năm vất vả vì chồng con mà không dám than nửa lời. Bây giờ tôi chờ đợi thuyền có vài tiếng mà cằn nhằn đến nhức hết cả đầu óc. Nói rồi cô ấy rơm rớm nước mắt và giận dỗi quay về.
Cứ ngỡ đi lễ thì đầu óc vợ mở mang, tươi sáng hơn nhưng trở về nhà cô ấy lại giận dỗi chồng, không thiết tha ăn uống. Thái độ của vợ càng làm chồng nóng mặt hơn. Có lẽ tôi đã chiều vợ nhiều quá nên cô ấy sinh hư. Theo mọi người, tôi có nên chủ động làm lành với vợ trước không?
Tôi muối mặt khi trẻ con bĩu môi: 'Lì xì gì mà chỉ có 50 nghìn'
Buổi ra mắt gia đình bạn gái của tôi đáng lẽ hoàn hảo nếu không có sự cố trong màn lì xì, lũ trẻ bóc phong bao và nhăn mặt, con cô ấy bĩu môi: "Có 50 nghìn bọ"...
Tục tặng tiề.n cho trẻ con ngày Tết được gọi là mừng tuổ.i, cái tên này cho thấy ý nghĩa của phong tục một cách rõ ràng. Khoản tiề.n được trao chỉ để lấy may, lấy khước, thay cho lời chúc bình an nhân dịp năm mới. Nhưng không biết từ bao giờ, ngày càng nhiều người coi tiề.n mừng tuổ.i của trẻ con là một loại thu nhập và khiến cho chính lũ trẻ cũng nghĩ như vậy. Thậm chí, nhiều người còn dùng chuyện lì xì để "soi" người khác về độ hào phóng, chịu chi.
Tôi là người coi trọng ý nghĩa ban đầu tốt đẹp của các phong tục cổ truyền, vì thế dù xung quanh thế nào thì vẫn giữ quan điểm mừng tuổ.i để lấy may nên không cần nhiều. Đã xác định nên tôi cũng sẵn sàng tâm lý đối mặt với phản ứng không đúng lắm của một vài tr.ẻ e.m; tôi nghĩ người thấy ngại và khó xử nhiều hơn phải là bố mẹ những đứ.a tr.ẻ bóc phong bì ra xem và chê ít trước mặt khách.
Ấy vậy nhưng vẫn có lần tôi cảm thấy xấu hổ và "đứng hình" mất một lúc, đó là khi về ra mắt gia đình bạn gái. Tôi năm nay 40 tuổ.i nhưng chưa lập gia đình một phần vì là con trưởng, có trách nhiệm kiế.m tiề.n giúp bố mẹ ở quê nuôi 3 đứa em ăn học, mãi mới có thể tích cóp để mua trả góp cho mình căn chung cư hơn 50m2 ở khá xa trung tâm Hà Nội. Ngoài ra, cũng vì khá kén chọn nên tôi mãi vẫn chưa tìm được người phù hợp, cho đến khi quen một phụ nữ từng l.y hô.n, có một con trai 7 tuổ.i, đang sống với bố mẹ đẻ.
Tôi thích cô ấy từ lần gặp đầu tiên. Bố mẹ tôi đã quá sốt ruột chờ đợi con dâu tương lai nên rất mừng, thúc giục cưới càng sớm càng tốt. Sau một thời gian tìm hiểu, Tết năm ngoái, cô ấy đưa tôi về ra mắt bố mẹ đẻ, cũng để tôi có dịp gần gũi với con trai riêng của mình hơn. Đại gia đình bạn gái sống trong một dãy nhà, cạnh nhà bố mẹ là nhà hai anh trai.
Lần đầu ra mắt gia đình vợ tương lai, tôi không khỏi căng thẳng. Bố mẹ tôi hỗ trợ việc mua quà bánh biếu ông bà bên đó, còn tôi thì chuẩn bị sẵn các phong bao lì xì vì biết ngoài con của cô ấy sẽ có các cháu nhà anh chị sang chơi.
Màn ra mắt khá suôn sẻ. Bố mẹ bạn gái ban đầu có vẻ e dè khi biết tôi vẫn là trai tân, nhưng thấy thái độ chân thành của tôi thì dần cởi mở và gần gũi hơn. Mọi sự diễn ra suôn sẻ cho đến màn mừng tuổ.i.
Sau khi nhận được lì xì, cả đám trẻ con, trong đó có cả con trai của cô ấy, lập tức bóc phong bao trước mặt tôi và cả nhà. Trái với thái độ hân hoan của lũ trẻ quê tôi khi nhận tiề.n mừng tuổ.i, mấy đứ.a tr.ẻ nhà bạn gái lập tức nhăn mặt, con trai cô ấy còn trề môi thốt lên: "Có mỗi 50 nghìn bọ..."
Lũ trẻ chê tiề.n lì xì ít khiến tôi không khỏi muối mặt. (Ảnh tạo bởi AI)
Câu nói khiến tôi đỏ mặt, trong giây lát bị "đơ máy", không thể nói tiếp câu chuyện dang dở. Bố mẹ cô ấy cũng ngại quá, nhìn đám cháu rồi nạt ngang, cốt để át đi không khí gượng gạo của cả đại gia đình. Dù luôn nghĩ mình không sai khi chỉ cho vào phong bao của mỗi đứ.a tr.ẻ một tờ tiề.n màu hồng may mắn, tôi vẫn cảm thấy muối mặt và ức chế vì nghĩ có thể nhà gái đang đán.h giá sự hào phóng của mình.
Tình huống xấu hổ hôm ra mắt khiến tôi cũng có đôi chút gờn gợn, không hiểu mình sẽ đối mặt thế nào nếu sống với một cậu con trai đang tuổ.i ăn, tuổ.i nghịch và có phần thiếu lễ phép. Sau này, tôi có dịp gặp cháu và nói chuyện nhiều hơn, nhưng cảm giác về màn mừng tuổ.i vẫn khiến tôi luôn có nhiều băn khoăn trong lòng. Phản ứng giống nhau của đám trẻ đối với số tiề.n nhận được khiến tôi suy nghĩ về nếp nhà và cách dạy con của đại gia đình bạn gái.
Có lẽ những băn khoăn về chuyện có thể sống hòa hợp với con riêng của vợ và gia đình vợ hay không khiến tôi cho đến nay vẫn tiếp tục giai đoạn tìm hiểu mà chưa thúc đẩy việc cưới xin.
Tết này, tôi từng nghĩ tăng số tiề.n mừng tuổ.i bọn trẻ nhà bạn gái thành 200 nghìn, tờ tiề.n cũng có màu hồng - vàng may mắn, nhưng sau khi cân nhắc lại thôi. Làm như vậy, tôi thấy mình đang thỏa hiệp với quan điểm "lệch" về tiề.n mừng tuổ.i, cũng như khiến người khác xem như tôi tự thừa nhận năm ngoái mình ki bo.
Có lẽ gia đình bạn gái vẫn nhớ tình huống xấu hổ Tết năm ngoái và dặn dò trước nên năm nay, bọn trẻ không mở phong bao mà sau khi cảm ơn xong thì rút hết về phòng. Tôi đoán chúng muốn kiểm tra và bình phẩm với nhau. Thôi thì ít nhất những đứ.a tr.ẻ này cũng đã học được rằng, làm việc đó trước mặt người mừng tuổ.i chúng và vô lễ và bất lịch sự.
Tôi biết tình huống bị trẻ con chê tiề.n mừng tuổ.i quá ít cũng xảy ra với nhiều người khác. Trách trẻ con thì ít, trách người lớn thì nhiều. Tôi tin rằng nếu người lớn trong gia đình ngay từ đầu đã dạy con cháu về nguồn gốc và ý nghĩa của tục mừng tuổ.i, dạy con về cách ứng xử khi nhận quà của người khác cũng như cái nhìn đúng đắn với tiề.n bạc thì bọn trẻ sẽ không có phản ứng bóc phong bì ra ch.ê ba.i.
Tết cổ truyền là di sản văn hóa quý báu của cha ông để lại từ ngàn xưa. Thời gian trôi qua, nhiều tục lệ đón năm mới đã mai một nhưng tục mừng tuổ.i vẫn được duy trì. Chúng ta trân trọng bản sắc văn hóa và những vẻ đẹp tinh thần của tổ tiên để lại thì nên cố gắng bảo tồn ý nghĩa tốt đẹp của phong tục chứ không phải là cái vỏ vật chất của nó.
Đừng để những tr.ẻ e.m như búp trên cành coi việc nhận lì xì như một cách kiế.m tiề.n ngày Tết, khiến cái ý nghĩa cầu chúc an lành của tờ tiề.n mừng tuổ.i bị mất đi.
Con tôi từ chối nhận tiề.n lì xì vì 'đằng nào mẹ chẳng tịch thu hết' Thay vì nhận tiề.n lì vì rồi nhét luôn vào tay mẹ như mọi năm, Tết này con gái 13 tuổ.i dứt khoát không cầm, lý giải một cách bất mãn: "Đằng nào mẹ chả tịch thu hết". Vợ chồng tôi chỉ có một cô con gái năm nay học lớp 8. Từ trước đến nay, trong các dịp Tết, cháu luôn nộp...