Không thể mơ hồ về chủ trương của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích hàng loạt động thái dồn dập của Trung Quốc (TQ) nhằm khẳng định chủ quyền phi lý trên biển Đông: làm đứt cáp tàu nghiên cứu Việt Nam, in bản đồ “lưỡi bò” lên hộ chiếu, đòi khám xét tàu ở vùng biển mà TQ coi là chủ quyền của họ.

Không thể mơ hồ về chủ trương của Trung Quốc - Hình 1

Tàu cá của thuyền trưởng Huỳnh Quang Vũ ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) vừa bị Trung Quốc tịch thu ngư cụ và hơn 1 tấn cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam – Ảnh: Chí Tín.

Trao đổi với Lao Động, TS Trục cho biết:

Là người đã theo dõi, nghiên cứu vấn đề này từ lâu, tôi có thể nói, về hình thức, đây là những động thái mà TQ trước nay vẫn làm, không phải có gì bất thường. Tự những động thái đó của TQ đã là câu trả lời rõ ràng, không còn nghi ngờ gì, chủ trương của TQ tiến ra biển, khống chế làm chủ biển Đông là không có gì thay đổi, mà còn tính toán bài bản, tinh vi hơn để tạo dư luận có lợi cho họ, tạo bẫy pháp lý để các nước mặc nhiên thừa nhận chủ quyền TQ.

TQ sẽ tiếp tục chủ trương biến 80% biển Đông thành “ao nhà” của họ, trước mắt là tìm cách biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, hợp thức hóa yêu sách đường “lưỡi bò” phi lý. Do vậy không thể mơ hồ, hy vọng sự thay đổi, chí ít là thời gian trước mắt, về chủ trương của TQ.

Liệu các động thái đó có ảnh hưởng đến đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) không, thưa ông?

COC là văn kiện có tính pháp lý mạnh mẽ, đi vào những quy định cụ thể để xử lý các tranh chấp xảy ra trong các phạm vi biển và thềm lục địa theo yêu sách do các bên vận dụng các tiêu chuẩn của Công ước Luật Biển năm 1982 để vạch ra, tất nhiên sẽ động đến đường “lưỡi bò” – một yêu sách “hoang tưởng”, phi lý, bất chấp mọi tiêu chuẩn của Luật Biển 1982 – do TQ tự ý vẽ ra. Đường “lưỡi bò” nếu không bị cắt đi, thì COC khó lòng mà đạt được. Nói thiện chí thì ASEAN quá thiện chí rồi.

Thực tế, nếu theo Công ước Luật Biển 1982 của LHQ, liên quan đến các vùng biển chồng lấn, các nước có thể ngồi với nhau ngay lập tức, xác lập đường cơ sở ra sao, đưa yêu sách theo từng điểm một, nếu trong quá trình đàm phán, chưa thống nhất được ranh giới cuối cùng thìcó thể áp dụng giải pháp tạm thời “hợp tác khai thác chung” như đã từng có tiền lệ trong khu vực này. Chìa khóa vấn đề ngay trước mắt, nhưng TQ không cần. Họ cần một chìa khóa ảo do chính họ tạo ra mà không ai biết nó ra sao, mở thế nào.

Không thể mơ hồ về chủ trương của Trung Quốc - Hình 2

Tiến sĩ Trần Công Trục

Dư luận cho rằng việc in đường “lưỡi bò” lên hộ chiếu là không có giá trị pháp lý. Ông nghĩ sao về việc ứng xử với TQ?

Họ đưa ra biên giới “lưỡi bò” là một tính toán, không phải ngẫu nhiên, càng không phải của một bộ ngành nào, mà là chủ trương của họ về chiến lược. Hộ chiếu là một tài liệu pháp lý, rất phổ biến trên trường quốc tế, người TQ đi khắp thế giới, các nước khi xác nhận visa, đóng dấu vào đó nghĩa là mặc nhiên thừa nhận.

Nếu chúng ta không có phản ứng gì thì họ sẽ biến thành sự đã rồi, biến không thành có ngay. Cho nên, mặc dù bản đồ đường “lưỡi bò” trên hộ chiếu cũng được một số người xem là không có giá trị pháp lý, nhưng nếu làm ngơ, không có động thái quyết liệt vô hiệu hóa nó, thì TQ sẽ lợi dụng để nói rằng đã thừa nhận yêu sách của TQ. Điều đó sẽ rất bất lợi cho chúng ta.

Do vậy, không thể xem thường những tài liệu này. Đó là cái bẫy pháp lý. Đương nhiên cũng không phải vì việc này mà cản trở quan hệ, làm sao vẫn phải giữ được quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế, đặc biệt là dân sinh. Dân TQ họ qua ta làm ăn nhiều.

Video đang HOT

Ta phải cứng rắn để vô hiệu hóa hành động của họ, nhưng cũng tạo điều kiện để người TQ qua lại làm ăn, vì đó là cuộc sống của nhân dân, của những người lao động chân chính… Nhưng nếu phía TQ không thay đổi thì buộc lòng ta phải có những động thái mạnh mẽ, cứng rắn hơn, với mục đích tối thượng là bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, bảo vệ các quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của chúng ta trên các vùng biển và thềm lục địa.

Ông nhắc tới cái bẫy pháp lý của TQ, vậy thì Việt Nam cần làm gì để tránh bẫy đó?

Từ các sự việc trên, càng thấycác hành động của TQ đang triển khai là không thể xem thường. Công hàm phản đối của Việt Nam trong các trường hợp gần đây là cần thiết và đúng mực, nhưng có lẽ không nên lúc nào cũng chỉ nói về nguyên tắc. Cần nghiên cứu để có một công hàm phản đối có tính pháp lý đầy đủ, kín kẽ nhất. Không thể chỉ nói hành động của TQ là vi phạm chủ quyền, mà phải nói rõ vi phạm thế nào, đến đâu. Khi ra các diễn đàn quốc tế, phản ứng của ta trong các trường hợp sẽ phải được cân nhắc kỹ càng, nhất là các căn cứ, nguyên tắc pháp lý, tư liệu lịch sử, địa lý…

Một công hàm kín kẽ sẽ là chìa khóa pháp lý an toàn cho Việt Nam, khẳng định Nhà nước Việt Nam không thừa nhận chủ quyền của TQ. Công hàm đó không nên chỉ gửi đến bên phản đối, mà còn cần được gửi trực tiếp đến LHQ và một số tổ chức có liên quan, để chứng tỏ rằng mình đã có thái độ rõ ràng. Cũng cần công bố thậm chí nguyên văn công hàm đó để dư luận biết một cách rõ ràng và định hướng trong hành xử với TQ.

Thông tin đầy đủ sẽ có vai trò như thế nào, thưa ông?

Nếu ta không công khai, sẽ dẫn tới dư luận bất lợi cho chính ta. Thông tin không đến với mọi người sẽ dẫn tới sự hiểu lầm. Từ xưa tới nay ta luôn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Gần đây Nhà nước đã có những chủ trương về thu hút tập hợp các nghiên cứu về biển Đông. Cần có sự đoàn kết, tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc, của các tầng lớp nhân dân. Tôi tin rằng, trước vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, với niềm tự hào của dân tộc thì không có gì khác nhau cả.

Xin cảm ơn ông!

Theo Dantri

Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo

Thực tế Bắc Kinh đang thực thi những hành động mang tính "cả vú lấp miệng em", "tạo sự đã rồi"... nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng như gặm nhấm dần biển Hoa Đông.

Ngày 30/11, tại buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: Trung Quốc coi trọng giữ gìn tự do hàng hải trên Biển Đông và hiện không tồn tại tranh chấp ở khu vực này. Ngoài ra Trung Quốc quản lý biển theo luật quốc tế và luật trong nước. Lập trường của Trung Quốc trong việc giữ gìn chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi đất nước là rõ ràng và nhất quán.

Ông Hồng Lỗi còn nhấn mạnh, tự do hàng hải trên Biển Đông của các nước theo luật quốc tế cần được đảm bảo. Mặc dù Trung Quốc đưa ra tuyên bố kể trên, nhưng thực tế Bắc Kinh đang thực thi những hành động mang tính "cả vú lấp miệng em", "tạo sự đã rồi"... nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng như gặm nhấm dần biển Hoa Đông.

Cảnh báo của ASEAN và Philippines

Ngày 30/11, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã bày tỏ mối quan ngại trước đạo luật mới của Trung Quốc (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013) bởi theo ông, đây là việc làm vô cùng nghiêm trọng, làm gia tăng mức độ lo lắng và quan ngại của các bên hữu quan. Ông Surin Pitsuwan nhấn mạnh, kế hoạch của Bắc Kinh rõ ràng làm leo thang căng thẳng vốn có tại khu vực liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và động thái của Bắc Kinh khiến các nước, đặc biệt là các bên cần tiếp cận, lưu thông, cần được tự do đi qua khu vực Biển Đông, càng thêm quan ngại và bức xúc.

Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo - Hình 1
Một tàu khu trục được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Hàn Quốc

Ông Surin Pitsuwan khuyến cáo, kế hoạch của Trung Quốc có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột hải quân và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong khu vực. Tổng thư ký ASEAN đưa ra tuyên bố kể trên sau khi các quốc gia Đông Nam Á và Mỹ cùng bày tỏ nghi vấn và lo ngại trước đạo luật của Trung Quốc: cho phép cảnh sát biển nước này khám xét và bắt giữ các tàu "xâm phạm lãnh hải" Trung Quốc trên Biển Đông. Được biết, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, vừa quyết định để cảnh sát địa phương được phép "lên tàu, thu giữ và trục xuất các tàu xâm phạm trái phép vùng biển của tỉnh".

Khi trả lời phỏng vấn của tờ Wall Street Journal mới đây, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan khẳng định, vị thế toàn cầu của ASEAN ngày càng tăng, nền kinh tế của ASEAN đang bắt đầu tỏa sáng, tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á đã vượt xa nhiều khu vực khác trên thế giới.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế Đông Nam Á 2013 do Tổ chức Hợp tác và PShát triển kinh tế (OECD) công bố hồi trung tuần tháng 11, tăng trưởng kinh tế của ASEAN sẽ trở về mức "bùng nổ" ở thời kỳ tiền khủng hoảng với tỉ lệ trung bình 5,5%.

OECD cũng nhận định, các nước ASEAN đang chú trọng nhiều vào nhu cầu nội địa để thúc đẩy kinh tế. Được biết, cả Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố, Đông Nam Á ngày càng có vị trí quan trọng và là tuyến đường thông thương trên biển.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết, đạo luật này vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đã yêu cầu Ngoại trưởng Albert Del Rosario xác minh kế hoạch của Bắc Kinh, và một khi mọi việc được làm rõ, Manila sẽ có phản đối chính thức.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng An ninh thuộc Hạ viện Philippines, Tướng Rodolfo Biazon, nguyên Tham mưu trưởng quân đội nước này kêu gọi phải có biện pháp đa phương đối với động thái mới nhất của Trung Quốc bởi nó ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của các nước trong khu vực.

Trung tướng Hải quân Philippines Juancho Sabban tuyên bố, đây là điều không thể chấp nhận bởi vi phạm các quyền quốc tế, đã đi quá giới hạn. Và điều đáng nói là trong khi Philippines đang cố tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp thì Trung Quốc lại có hành động ngang ngược như vậy.

Ngày 1/12, nghị sĩ Walden Bello coi động thái mới của Bắc Kinh là một sự vi phạm trắng trợn luật quốc tế và là một bước leo thang nguy hiểm về việc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc.

Trước đó (29/11), phát biểu trên Đài Truyền hình Philippines ABS-CBN, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho biết, Manila vẫn kiên trì đòi Bắc Kinh rút 3 chiếc tàu của họ ra khỏi khu vực Scarborough/Hoàng Nham bởi trước đó Trung Quốc đã hứa, nhưng vẫn chưa thực hiện. Ngoại trưởng Albert Del Rosario cho biết thêm, sau khi đạt được thỏa thuận (4/6), Philippines đã rút tàu khỏi Scarborough/Hoàng Nham, nhưng cho tới nay Trung Quốc vẫn duy trì sự hiện diện của họ tại khu vực tranh cãi này.

Ông Albert Del Rosario thông báo, Trung Quốc không muốn Philippines đề cập "vấn đề Biển Đông" với các nước khác, kể cả với những quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại khu vực nhạy cảm này, nhưng Manila vẫn kiên trì quan điểm "quốc tế hóa vấn đề Biển Đông" bởi đây là biện pháp hữu hiệu. Philippines từng cáo buộc Trung Quốc là "độc tài" khi duy trì sự hiện diện của các tàu ở khu vực Scarborough/Hoàng Nham bởi Bắc Kinh tuyên bố: các tàu của họ sẽ ở lại đó vĩnh viễn. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Albert Del Rosario lại cho rằng, các tàu của Trung Quốc ở lại càng lâu thì tình hình càng trở nên phức tạp.

Ngày 2/12, tờ MaritimeSecurity.Asia dẫn lời Đô đốc hải quân Philippines Luis Tuason cho biết, Manila sẽ mua 5 tàu tuần tra của Pháp (116 triệu USD), trong một phần nỗ lực bảo vệ các khu vực đang tranh chấp tại Biển Đông. Theo phát ngôn viên lực lượng bờ biển Philippines Armand Balilo, tàu lớn có thể tuần tra ngay cả trong thời tiết xấu và đây cũng là loại tàu tuần tra lớn đầu tiên thuộc dạng này được mua cho lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines.

Quan điểm của Mỹ tại Biển Đông và biển Hoa Đông

Ngày 30/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết, Mỹ sẽ làm việc với Trung Quốc để làm rõ việc "khám xét và bắt giữ các tàu xâm phạm lãnh hải Trung Quốc trên Biển Đông" - Mỹ sẽ có một số câu hỏi với Trung Quốc để làm rõ hơn về mục đích của họ và cho đến khi tiến hành việc đó Washington sẽ chưa đưa ra bình luận nào.

Ngày 1/12, tờ Japan Times (Nhật Bản) và tờ PacificNews Center (Mỹ) đưa tin, tối 29/11 (theo giờ địa phương), Thượng viện Mỹ đã thông qua điều luật sửa đổi của Dự luật Ủy quyền quốc phòng năm 2013, trong đó công nhận quyền quản lý của Tokyo đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và tái khẳng định cam kết nghĩa vụ an ninh đối với Nhật Bản tại quần đảo này theo tinh thần của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật.

Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo - Hình 2

Nhật Bản tích cực tham gia diễn tập với nước ngoài

Điều luật sửa đổi khẳng định, biển Hoa Đông là một phần quan trọng của khu vực biển châu Á, bao gồm các tuyến giao thương hàng hải mang lại lợi ích cho các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải, giao thương hợp pháp không bị cản trở, duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Hoa Đông... Và việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán ở biển Hoa Đông đòi hỏi các bên phải kiềm chế, không được thực hiện các hoạt động tranh chấp hoặc gây mất ổn định khu vực.

Bất đồng ở biển Hoa Đông phải được xử lý theo cách mang tính xây dựng phù hợp với các nguyên tắc được ghi nhận của luật pháp quốc tế. Được biết, Thượng nghị sĩ John McCain và Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, James Inhof và Joe Liberman là những người đồng bảo trợ cho điều luật sửa đổi kể trên. Những Thượng nghị sĩ kể trên đều khẳng định, mặc dù không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng Mỹ vẫn ghi nhận quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo này.

Mỹ ủng hộ các bên hữu quan thực hiện quy trình ngoại giao hợp tác để giải quyết tranh chấp lãnh thổ; phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề lãnh thổ và chủ quyền ở biển Hoa Đông. Giới quân sự coi điều luật sửa đổi kể trên là lời đáp trả của Mỹ trước những hoạt động phô trương thanh thế tại Biển Đông và biển Hoa Đông mà Hải quân Trung Quốc mới tiến hành thời gian gần đây. Ngoài ra, Washington cũng nhấn mạnh tới việc sẽ chống lại mọi biện pháp uy hiếp của Trung Quốc đối với "đồng minh Thái Bình Dương" của Mỹ.

Quan ngại của Nhật Bản và Hàn Quốc

Giới quân sự đang quan tâm tới những điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia mà Nhật Bản đang thực hiện do tác động từ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tạo ra. Được biết, hiện có 2 khuynh hướng quan trọng đang nổi lên trong chiến lược an ninh của Nhật Bản, đó là thể hiện ngày càng rõ rệt về năng lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) và sự hỗ trợ về mặt quân sự của Tokyo đối với một số nước lân cận. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản được coi là quốc gia duy nhất trong khu vực có lực lượng hải quân đủ mạnh để làm đối trọng với Trung Quốc.

Tạp chí AERA Nhật Bản số tháng 12 vừa đăng bài viết nhan đề "Hải quân Trung Quốc không mạnh, vấn đề là không quân". Được biết, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản chỉ có số lượng máy bay chiến đấu bằng khoảng một nửa của Trung Quốc - khoảng 290 chiếc, chưa kể 17 máy bay cảnh báo sớm trên không có bán kính trinh sát 400km và hệ thống tác chiến điện tử như radar mặt đất. Giới quân sự khuyến cáo, nếu Nhật Bản đánh mất quyền kiểm soát trên không ở biển Hoa Đông, mọi hoạt động của tàu chiến và máy bay trinh sát sẽ trở nên rất khó khăn.

Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo - Hình 3

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ bà Victoria Nuland

Có lẽ xuất phát từ nguyên nhân này nên Tokyo đang muốn đóng vai trò độc đáo ở Châu Á - Thái Bình Dương: tăng cường ảnh hưởng quân sự trong khu vực, chú trọng xây dựng quan hệ quân sự, tổ chức diễn tập quân sự liên hợp, bán vũ khí tiên tiến... Trước đó (29/11), Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho biết, tàu hải giám 137 mới nhất có lượng giãn nước 3.000 tấn của Trung Quốc bị phát hiện gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Đi cùng tàu hải giám 137 còn có tàu hải giám 46 và 49. Động thái này diễn ra đúng thời điểm Tân Hoa xã đưa tin: Tàu chiến Trung Quốc vừa tham gia tập trận tại phía tây Thái Bình Dương (thường niên).

Được biết, tàu chiến Trung Quốc thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có diễn tập các hoạt động quân sự, tìm kiếm, cứu hộ và đảm bảo yểm trợ... với sự tham gia của tàu khu trục tên lửa, tầu tuần phòng tên lửa, tàu tháp tùng. Giới quân sự coi cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc nhằm mục đích phô trương quyết tâm của Bắc Kinh trong việc tranh giành chủ quyền tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Được biết, ngày 30-11, đại diện Nhật Bản và Đài Loan đã gặp nhau tại Tokyo để nối lại đàm phán về việc đánh bắt tại các vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông.

Cảnh sát biển Hàn Quốc cho biết, họ vừa bắt 2 tàu cá của Trung Quốc (lúc 15h30 ngày 30/11) ở vùng biển cách đảo Jeju, Hàn Quốc 78km về hướng Đông Bắc vì đã xâm phạm và đánh bắt cá trái phép trong vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã bắt giữ thuyền trưởng của 2 tàu cá này để phục vụ điều tra. Việc này diễn ra đúng thời điểm Cơ quan Phát triển quốc phòng Hàn Quốc trình bày kế hoạch phát triển hệ thống tác chiến mới cho tàu khu trục. Các hệ thống này gồm radar giám sát tầm trung 3 chiều và một hệ thống Sonar tiên tiến, vốn được trang bị một hệ thống cảnh báo ngư lôi tự động.

Dư luận quan tâm tới thông tin nói rằng, tập đoàn đóng tàu lớn của Trung Quốc sẽ khởi công các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và nguồn nước tại cái gọi là "thành phố Tam Sa" mới được Bắc Kinh thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngoài ra, giới khoa học cũng đang quan tâm tới bài viết của 2 tác giả thuộc Đại học Sơn Đông và Viện Hải dương học Quảng Châu, Trung Quốc vừa đăng trên chuyên san Journal of Hydro-Environment Research số 6 (2012). Bởi bài viết với nhan đề "Spatial and temporal variations in algal blooms in the coastal waters of the western South China Sea" (Biến thiên không gian và thời gian của sự bùng nổ tảo biển ở duyên hải Biển Đông) dễ gây hiểu lầm, nhất là trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp.

Theo báo cáo thường niên về "Triển vọng Năng lượng Thế giới" của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sẽ có những thay đổi lớn tại các thị trường năng lượng thế giới cho đến năm 2030, do khu vực Tây Bán cầu đang phát triển nguồn cung nhờ đổi mới công nghệ trích xuất khí đốt và dầu đá phiến. Và Mỹ có lẽ là bên hưởng lợi chính từ hướng phát triển này, nhờ các hình thức sản xuất khí đốt tự nhiên rẻ nhất thế giới và chi phí vận chuyển thấp do cơ sở hạ tầng phát triển.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ có khả năng tự cung tự cấp và xuất khẩu năng lượng lớn trong tương lai. Trung Quốc cũng có các nguồn dự trữ khí đốt đá phiến lớn, nhưng khó tiếp cận hơn Mỹ và đang thiếu công nghệ trích xuất cần thiết để đưa lượng khí đốt này ra thị trường. Giới chuyên môn cho rằng, những động thái mới đây của Sinopec và CNOOC (đầu tư khá lớn vào thị trường năng lượng nước ngoài) có thể nhằm tìm hiểu công nghệ kể trên để khai thác nguồn dự trữ trong nước.

Khả năng thiếu nguồn năng lượng của Trung Quốc có thể buộc họ tìm những biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo đảm nguồn cung từ Trung Đông, hứa hẹn đẩy căng thẳng tăng lên ở khu vực này. Ngoài ra, căng thẳng và cạnh tranh trong khai thác và quyền khai thác năng lượng ở Biển Đông và biển Hoa Đông cũng sẽ khiến khu vực này khó tìm được tiếng nói chung...

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
Dịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bayDịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bay
07:12:56 18/12/2024
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnhBé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh
22:05:04 17/12/2024
Xác minh vụ người đàn ông bị tố đụng chạm nhạy cảm chủ sạp rau củ ở TPHCMXác minh vụ người đàn ông bị tố đụng chạm nhạy cảm chủ sạp rau củ ở TPHCM
09:08:32 17/12/2024
Vụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguộiVụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguội
09:26:50 18/12/2024
Cháu bé 2 tuổi bị lạc trong rừng suốt đêm dưới thời tiết rét buốt 6 độ CCháu bé 2 tuổi bị lạc trong rừng suốt đêm dưới thời tiết rét buốt 6 độ C
21:25:03 17/12/2024
Xe đầu kéo tông loạn xạ khiến hầm chui ngã tư Vũng Tàu tạm phong tỏaXe đầu kéo tông loạn xạ khiến hầm chui ngã tư Vũng Tàu tạm phong tỏa
11:48:55 17/12/2024
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nốiNam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối
14:55:26 18/12/2024

Tin đang nóng

Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tênEm trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên
15:05:10 18/12/2024
Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹnSau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn
13:55:20 18/12/2024
Quá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc nàyQuá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc này
15:49:42 18/12/2024
Hàng loạt cặp đôi nổi tiếng công bố ly hôn, chia tay trong năm 2024Hàng loạt cặp đôi nổi tiếng công bố ly hôn, chia tay trong năm 2024
14:02:01 18/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024

Tin mới nhất

Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

14:42:33 18/12/2024
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, nguyên nhân xảy ra sự việc xuất phát từ mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản sau ly hôn giữa bố và mẹ cháu MA(17 tuổi).
Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

14:35:03 18/12/2024
Cú va chạm giữa ô tô 7 chỗ và xe tải trên quốc lộ N2, đoạn qua huyện Tân Thạnh (Long An), khiến một tài xế tử vong.
Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

10:05:52 18/12/2024
Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã gây tranh cãi khi yêu cầu học sinh cởi áo khoác trong một hoạt động của trường, mặc dù thời tiết lạnh.
Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

10:03:11 18/12/2024
Ngày 18/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong.
Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

07:31:39 18/12/2024
Cảnh sát giao thông ở Hà Tĩnh đã vào cuộc xác minh để xử lý tài xế xe Mercedes-Benz C-Class có hành vi dừng đỗ giữa làn ngược chiều, chặn hướng lưu thông của phương tiện khác.
Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

22:02:20 17/12/2024
Theo chuyên gia, những nạn nhân bị sàm sỡ cần mạnh mẽ lên tiếng, cơ quan chức năng cần trừng trị nghiêm minh các hành vi biến thái để ngăn ngừa tình trạng trên.
Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

21:31:24 17/12/2024
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà cho biết trường hợp 4 bệnh nhân trên may mắn chỉ mới bị ngộ độc khí CO (carbon monoxide) ở giai đoạn nhẹ, kịp nhận biết được tình trạng cơ thể để tới bệnh viện chữa trị kịp thời.
Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

21:29:27 17/12/2024
Mặc khác, năng lực của chủ rừng còn hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tận gốc, dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa tốt và rừng vẫn bị xâm hại.
Mô tô, xe gắn máy trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải

Mô tô, xe gắn máy trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải

15:43:08 17/12/2024
Theo Thông tư 47 vừa được ban hành, Bộ GTVT quy định mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải định kỳ.
Hà Nội: Xe máy kẹp ba va chạm với ô tô tải, một người tử vong

Hà Nội: Xe máy kẹp ba va chạm với ô tô tải, một người tử vong

15:16:59 17/12/2024
Cụ thể, vào thời gian trên, xe máy chở theo 3 thanh, thiếu niên di chuyển trên quốc lộ 6, khi đi tới đoạn đường qua xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ thì xảy ra va chạm với ô tô tải BKS 29C-776.xx đi chiều ngược lại.
Dùng mìn phá khối đá hơn 400 tấn chắn ngang đèo Khánh Lê

Dùng mìn phá khối đá hơn 400 tấn chắn ngang đèo Khánh Lê

15:14:47 17/12/2024
Khối đá nặng hơn 400 tấn chắn ngang quốc lộ 27C, đoạn qua đèo Khánh Lê (tỉnh Khánh Hòa) do sạt lở, được lực lượng chức năng dùng mìn phá thành công.
Triệu tập 2 người đàn ông đánh tới tấp tài xế xe tải ở Bình Phước

Triệu tập 2 người đàn ông đánh tới tấp tài xế xe tải ở Bình Phước

13:39:07 17/12/2024
Cho rằng xe tải vượt ẩu trên đường ở Bình Phước, 2 người đàn ông trên xe ô tô bán tải đã đánh tới tấp tài xế ngay trên vô lăng khiến dư luận bức xúc.

Có thể bạn quan tâm

Kẻ giết vợ trong cơn ghen lĩnh 26 năm tù

Kẻ giết vợ trong cơn ghen lĩnh 26 năm tù

Pháp luật

19:50:50 18/12/2024
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền chi tiêu, từ đó dẫn đến Huy và T xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau, nên T bỏ đến nhà trọ (thuộc tổ 5, ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc) để sống chung với mẹ ruột.
Xung đột Syria chưa có hồi kết trước sự can dự của nhiều quốc gia bên ngoài

Xung đột Syria chưa có hồi kết trước sự can dự của nhiều quốc gia bên ngoài

Thế giới

19:41:04 18/12/2024
Trong khi đó, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết một phái đoàn Anh cũng đã đến thăm Damascus trong tuần này để gặp gỡ chính quyền lâm thời mới của Syria .
Cuộc sống của Nhật Kim Anh và chồng cũ sau 5 năm ly hôn

Cuộc sống của Nhật Kim Anh và chồng cũ sau 5 năm ly hôn

Sao việt

19:03:50 18/12/2024
Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, Nhật Kim Anh tâp trung phát triển sự nghiệp và thành công ở nhiều lĩnh vực giải trí. Bên cạnh đó, cô cũng là một doanh nhân thành đạt với chuỗi sản phẩm ăn nên làm ra .
Quang Hải hút 2 triệu view với hành động lễ phép khi gặp bố vợ, rạng rỡ nắm tay Chu Thanh Huyền trên khán đài

Quang Hải hút 2 triệu view với hành động lễ phép khi gặp bố vợ, rạng rỡ nắm tay Chu Thanh Huyền trên khán đài

Sao thể thao

18:26:37 18/12/2024
Màn tương tác của Quang Hải và người thân trong gia đình gây sốt mạng xã hội. Tiền vệ Nguyễn Quang Hải hiện đang là cái tên sáng giá nhất trong đội hình ĐT Việt Nam tham dự AFF Cup 2024.
Người Trung Quốc tạo ra 'Cân đẩu vân', sản xuất máy bay siêu thanh chở khách

Người Trung Quốc tạo ra 'Cân đẩu vân', sản xuất máy bay siêu thanh chở khách

Lạ vui

18:20:55 18/12/2024
Động cơ Cân đẩu vân được đặt theo tên đám mây Tôn Ngộ Không sử dụng trong Tây Du Ký, giúp máy bay chở khách Trung Quốc đạt tốc độ Mach 4 ở độ cao hơn 20.000 m.
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF

Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF

Sao châu á

18:06:11 18/12/2024
Trong tập mới phát sóng của chương trình Vì tôi độc thân , Chae Rim cùng các khách mời đã có những chia sẻ về câu chuyện làm mẹ đơn thân và có con bằng phương pháp IVF (thụ tinh ống nghiệm).
Cộng đồng Tiktok đang "sốt" vì bài hát chủ đề của game Thần ma Loạn Vũ - Vplay

Cộng đồng Tiktok đang "sốt" vì bài hát chủ đề của game Thần ma Loạn Vũ - Vplay

Mọt game

16:43:24 18/12/2024
Ca khúc Làm Như Mình Hay Ho do Miu Lê hợp tác cùng Huỳnh James và Pjnboys đang gây sốt trên TikTok, trở thành một hiện tượng âm nhạc mới thu hút hàng ngàn video sáng tạo từ cộng đồng người dùng.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc

Ẩm thực

16:41:40 18/12/2024
Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc. Hương vị dân dã nhưng thơm ngon, hấp dẫn của những món ăn này khiến cả nhà thích thú ăn hết sạch.
Bí mật đằng sau sự nổi tiếng ngày càng tăng của "When The Phone Rings"

Bí mật đằng sau sự nổi tiếng ngày càng tăng của "When The Phone Rings"

Hậu trường phim

16:39:10 18/12/2024
Cốt truyện nhanh, kết hợp với sự pha trộn độc đáo giữa các yếu tố lãng mạn và ly kỳ, đã thúc đẩy sự nổi tiếng ngày càng tăng của When The Phone Rings .
Chân dung Lê Cương - Giám đốc công ty giải trí đứng sau loạt hit V-pop

Chân dung Lê Cương - Giám đốc công ty giải trí đứng sau loạt hit V-pop

Netizen

16:31:30 18/12/2024
Năm 2019, Lê Cương chính thức cho ra mắt công ty Giải trí ACV. Đây không chỉ là nơi chuyên về sản xuất, phát hành âm nhạc mà còn tìm kiếm và đào tạo nghệ sĩ trẻ.