Không thể lảng tránh

Theo dõi VGT trên

Tháng 11 hàng năm luôn là tháng hoạt động ngoại giao sôi động nhất trong năm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Không thể lảng tránh - Hình 1

Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.

Đây là thời điểm các diễn đàn đa phương ở khu vực như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC) lần thứ 23 (từ 17 – 19/11), Hội nghị cấp cao ASEAN (21 – 25/11) và các hội nghị liên quan như Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và các đối tác đối thoại (ASEAN 1 và ASEAN 3), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ), Cấp cao Đông Á (EAS)… được tổ chức gần như đồng thời (back-to-back) nhằm tổng kết hoạt động trong cả năm và chuẩn bị cho năm tiếp theo.

Cũng chính tại các diễn đàn này, những vấn đề nóng của khu vực như chống khủn.g b.ố, an ninh, an toàn hàng hải, tranh chấp ở Biển Đông, cho tới hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư… sẽ được đưa ra thảo luận bàn bạc, góp phần hình thành nên chính sách của mỗi quốc gia và thúc đẩy hợp tác nhằm bảo đảm cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và ngày càng phát triển.

Trong bối cảnh đó, đấu tranh ngoại giao xung quanh vấn đề Biển Đông – một trong những vấn đề nóng nhất của khu vực – và động thái của các nước liên quan diễn biến rất phức tạp, nhưng cũng rất thú vị.

Nóng ngay từ trước Hội nghị

Kể từ khi Trung Quốc triển khai các hoạt động xây dựng, cải tạo đảo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và đặc biệt là gần đây Mỹ đưa tàu hải quân và máy bay B52 tuần tra ở khu vực trong phạm vi 12 hải lý ở đá Xubi và Chữ Thập, vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên nón.g bỏn.g hơn bao giờ hết. Tranh chấp biển Đông đã không còn là vấn đề của riêng các bên có tuyên bố chủ quyền, mà đã trở thành vấn đề an ninh của cả khu vực. Biển Đông cũng trở thành địa bàn cạnh tranh giữa các nước lớn mà trực tiếp là Mỹ và Trung Quốc.

Cũng vì vậy đã bắt đầu hình thành hai luồng quan điểm rất khác nhau về cách tiếp cận và xử lý vấn đề Biển Đông ở các Hội nghị, diễn đàn quốc tế trong khu vực. Sự cạnh tranh, các cuộc vận động ngoại giao và các phái đoàn ngoại giao của cả Mỹ và Trung Quốc ra vào khu vực ngày càng tăng. Tần suất giao thiệp, các hội thảo, tọa đàm, công khai cũng như kín đáo, về vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phổ biến, đôi khi có những phát biểu đối lập nhau, tạo cảm giác căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Luồng quan điểm thứ nhất mà đại diện là Trung Quốc cho rằng Biển Đông là vấn đề riêng của Trung Quốc với một số nước có tranh chấp trực tiếp về chủ quyền lãnh thổ, không liên quan tới một số nước khác trong ASEAN và lại càng không có quan hệ gì với các cường quốc bên ngoài khu vực, nhất là Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông và an ninh an toàn hàng hải chưa bao giờ là vấn đề ở khu vực (!?)

Video đang HOT

Ngay trước Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân lại thể hiện quan điểm “nạ.n nhâ.n hóa” bản thân và ngụy biện rằng Trung Quốc “đã kiềm chế rất lớn”. Trung Quốc tích cực vận động các nước chủ nhà như Philippines và Malaysia không đưa nội dung Biển Đông vào trong chương trình nghị sự của các diễn đàn, không đề cập vấn đề Biển Đông trong các tuyên bố chung; vận động một số nước khu vực khác như Campuchia, Thái Lan… ủng hộ quan điểm này. Tất nhiên, đi kèm với đó là những khoản viện trợ không nhỏ (!).

Một Thứ trưởng Ngoại giao khác của Trung Quốc là ông Lý Bảo Đông lập luận, rằng các cơ chế như APEC chỉ là để bàn về hợp tác tài chính, thương mại tại châu Á – Thái Bình Dương, không thích hợp để bàn về các vấn đề an ninh. Nói tóm lại là Trung Quốc có cái lý của người Trung Quốc và không phải ai cũng tin vào điều đó.

Luồng quan điểm thứ hai mà đại diện là Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước thành viên quan trọng của ASEAN lại cho rằng Biển Đông là vấn đề an ninh của cả khu vực. Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, không thể tách rời hai mặt an ninh và phát triển kinh tế. Nếu vấn đề Biển Đông không được bàn bạc và giải quyết thỏa đáng có nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển và thịnh vượng của toàn khu vực. Hơn nữa, Biển Đông là của Đông Nam Á, và ASEAN có trách nhiệm phải lên tiếng về vấn đề này khi các nước bên ngoài khu vực can thiệp thô bạo, vi phạm chủ quyền, luật pháp quốc tế cũng như các nguyên tắc hợp tác, quy tắc ứng xử của ASEAN.

Ngay trước khi các Hội nghị diễn ra, bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã tuyên bố Biển Đông là một trong những trọng tâm trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Và rõ ràng những gì mà đoàn Mỹ thể hiện đến nay đã phản ánh rõ quan điểm này.

Đứng trước sự mâu thuẫn giữa hai nhóm quan điểm trên, các nước chủ nhà không ai muốn Hội nghị bế tắc, và cũng không ai muốn bị kéo vào bên này để chống lại lợi ích của bên kia hoặc bên thứ ba. Do vậy, cho dù Hội nghị cấp cao APEC tại Philippines không đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự chính thức, nhưng vấn đề Biển Đông vẫn được nêu và thảo luận sâu rộng bên lề Hội nghị này cũng như các Hội nghị khác của ASEAN tại Malaysia.

“Cánh gà sôi động hơn sân khấu chính”

Mặc dù rất khác nhau về quan điểm nhưng tất cả đều nhận thấy là không thể lảng tránh một vấn đề có tầm quan trọng như Biển Đông. Chính vì vậy, một công thức ngoại giao mới đã ra đời: “cánh gà sôi động hơn sân khấu”. Hậu trường ngoại giao ở khu vực hiện nay đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn, đôi khi đó mới là sân khấu chính cho những vở kịch sắp diễn ra.

Ngay khi tới Manila hôm 17/11, Tổng thống Barack Obama đã tới thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar mà Mỹ trao tặng cho Philippines gần đây. Đây cũng là con tàu tích cực tham gia chiến dịch bảo vệ chủ quyền của Philippines ở khu vực đảo Scarborough gần đây. Hoạt động bên lề này của nhà lãnh đạo Mỹ đã chuyển đi một thông điệp mạnh mẽ về cam kết của Mỹ đối với các đồng minh ở khu vực. Mỹ còn cam kết sẽ chuyển giao thêm cho Philippines hai tàu để giúp nước này tuần tra, định vị, ứng phó với các thách thức an ninh hiện nay.

Tương tự, Philippines và Nhật Bản dự định sẽ ký kết một thỏa thuận bên lề Cấp cao APEC về các nguyên tắc trong hợp tác và chuyển giao công nghệ và trang thiết bị quốc phòng, theo đó Nhật cam kết sẽ cung cấp thêm cho Philippines một số máy bay trinh sát, tàu tuần tra, tăng cường công tác huấn luyện đào tạo… để giúp Philippines nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo.

Trung Quốc cũng không kém cạnh và thậm chí còn chủ động đi trước. Ngay trước các Hội nghị cấp cao ở khu vực, lãnh đạo cấp cao nước này đã tiến hành hàng loạt chuyến thăm ngoại giao trong khu vực nhằm xoa dịu tình hình, tạo bầu không khí thuận lợi để đoàn Trung Quốc tham gia các hoạt động đối ngoại quan trọng hàng đầu ở khu vực.

Đó là chưa kể tới những hoạt động ngoại giao con thoi khác, các hoạt động học thuật ở khu vực và trên thế giới nhằm thúc đẩy nhận thức và vận động các bên về quan điểm của các nước trong vấn đề Biển Đông cũng như trong vấn đề an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực.

Cần chuẩn bị kỹ càng

Hoạt động sôi động là vậy; công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên mặt trận đối ngoại từ nhiều năm qua có lẽ chưa bao giờ trở nên hấp dẫn đến thế. Nhưng thực tế tình hình hiện nay đặt ra cho các nhà ngoại giao Việt Nam nhiều thách thức, nhiều mối lo hơn là cơ hội.

Thứ nhất là sự can dự của nhiều chủ thể vào Biển Đông nói riêng và khu vực nói chung sẽ càng làm cho tình hình trở nên phức tạp. Những vụ việc như Hội nghị AMM 45 tại Campuchia năm 2012 hay Hội nghị ADMM năm nay tại Malaysia không ra được tuyên bố chung đã cho thấy xu thế cạnh tranh Mỹ – Trung tác động sâu sắc như thế nào tới ASEAN và khu vực.

Thứ hai là các hoạt động ngoại giao bên “cánh gà” rất khó theo dõi và có nguy cơ mất kiểm soát, đòi hỏi công tác nghiên cứu, nắm tình hình đối ngoại phải hết sức nhanh nhạy và chủ động hơn bao giờ hết.

Vấn đề Biển Đông càng trở nên phức tạp, ASEAN sẽ càng không thể lảng tránh. Càng không thể lẩn tránh thì tính sáng tạo sẽ ngày càng tăng và thách thức sẽ ngày càng lớn. Nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao để bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta sẽ trở nên mỗi ngày một phức tạp hơn. Cần chuẩn bị kỹ càng cho một cuộc đua ma-ra-tông về đối ngoại trong những năm tới.

Theo Dương Hạnh

Thế giới và Việt Nam

Chủ tịch nước: Việt Nam đồng hành cùng APEC vì một châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng

Ngày 19/11, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 23 (APEC 23) đã được khai mạc trọng thể tại Trung tâm hội nghị quốc tế ở thủ đô Manila (Philippines). Đoàn đại biểu cấp cao nước ta do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu, đã tham dự Hội nghị.

Chủ tịch nước: Việt Nam đồng hành cùng APEC vì một châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng - Hình 1

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Lễ khai mạc. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN

Đây là lần thứ hai Philippines đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC sau gần hai thập kỷ kể từ Hội nghị tại Subic vào năm 1996. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã chủ trì đón các Nguyên thủ và Lãnh đạo cấp cao của 20 nền kinh tế thành viên.

Phát biểu khai mạc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nhấn mạnh ý nghĩa của Hội nghị với chủ đề "Phát triển kinh tế bao trùm, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn", khẳng định trong cục diện quốc tế mới, APEC tiếp tục là một cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, hợp tác ngày càng sâu rộng và đóng góp mạnh mẽ nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững, bao trùm ở khu vực và trên thế giới.

Ngay sau Lễ khai mạc, các nhà Lãnh đạo APEC đã họp Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Tăng trưởng bao trùm thông qua liên kết kinh tế". Các nhà Lãnh đạo khẳng định cam kết hoàn tất các Mục tiêu Bogor (Bô-go) vào năm 2020, hướng tới hiện thực hóa Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP), góp phần củng cố vị thế châu Á-Thái Bình Dương là động lực tăng trưởng và liên kết toàn cầu và khu vực. Các nền kinh tế thành viên APEC tiếp tục khẳng định ủng hộ củng cố hệ thống thương mại đa phương. Hội nghị đã nhất trí thông qua các biện pháp cụ thể về tăng trưởng chất lượng, hợp tác dịch vụ, cải cách cơ cấu, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ vào thị trường toàn cầu nhằm tạo động lực mới cho tăng trưởng.

Chủ tịch nước: Việt Nam đồng hành cùng APEC vì một châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng - Hình 2

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh chung với lãnh đạo các nền kinh tế APEC tại Lễ khai mạc. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN

Trong phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đán.h giá cục diện khu vực đang có những chuyển biến nhanh chóng, đề cao nỗ lực của APEC 2015 trong việc thúc đẩy tăng trưởng chất lượng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng nhấn mạnh triển vọng tích cực của tiến trình liên kết khu vực. Các nền kinh tế cần tiếp tục thúc đẩy liên kết kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, ưu tiên hợp tác xóa đói nghèo, giảm khoảng cách phát triển, hợp tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp bền vững, du lịch xanh...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị, để bảo đảm liên kết khu vực hiệu quả, cần gắn kết chặt chẽ các nỗ lực liên kết với thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Đồng thời, APEC cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế - kỹ thuật và hỗ trợ nâng cao năng lực của các thành viên đang phát triển, đặc biệt trong các vấn đề kinh tế, thương mại thế hệ mới. Chủ tịch nước nhấn mạnh với tiềm năng về kinh tế, khoa học và công nghệ, các thành viên và doanh nghiệp APEC cần tham gia và hỗ trợ các chương trình liên kết tiểu vùng và khu vực, trong đó có ASEAN, Mekong.

Nêu bật những đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác APEC và liên kết kinh tế khu vực, Chủ tịch nước khẳng định với tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, sau 30 năm đổi mới, bài học rút ra là muốn tăng trưởng thì phải đẩy mạnh hội nhập kinh tế; muốn tăng trưởng bền vững, bao trùm thì phải cải cách mạnh mẽ, đặc biệt về thể chế kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng. Hướng tới việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2017, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các nền kinh tế thành viên thúc đẩy liên kết kinh tế vì một khu vực châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng.

Theo TTXVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'
13:28:42 29/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Mỹ và Đức rút nhân viên ngoại giao ở Liban về nước
10:06:15 30/09/2024
Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật
09:04:05 30/09/2024
Triều Tiên cảnh báo Mỹ "đùa với lửa"
06:59:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
07:05:10 01/10/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

06:05:25 01/10/2024
Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

Tổng thống Zelensky sắp sa thải Giám đốc tình báo quân sự Ukraine?

06:02:47 01/10/2024
Tuy nhiên, nguồn tin phủ nhận thông tin cho rằng Giám đốc HUR sẽ theo bước cựu tướng cấp cao của Ukraine, ông Valery Zaluzhny, là được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài.

Nhật Bản: Chủ tịch LDP ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn

06:00:47 01/10/2024
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba chính thức được bầu làm Chủ tịch LDP trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/9 vừa qua, trong lần tranh cử thứ 5 vào vị trí này.

Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng gia nhập BRICS

05:49:32 01/10/2024
Vì thế, việc tham gia BRICS, một trong những tổ chức quan trọng của hệ thống đa phương toàn cầu trong tương lai, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao thêm năng lực đối ngoại và vai trò của mình.

Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD

05:43:30 01/10/2024
Mặc dù nguồn gốc chính xác của vòng cổ không được ghi lại, nhưng nhà đấu giá tin rằng món đồ cổ này chỉ có thể được làm cho Hoàng gia hoặc một quý tộc cao cấp.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Thủ tướng Israel bổ nhiệm đối thủ cũ vào Nội các an ninh

21:18:18 30/09/2024
Giới quan sát nhận định thỏa thuận ngày 29/9 không chỉ trao cho ông Saar cơ hội để khôi phục sự nghiệp chính trị, mà còn giúp mở rộng liên minh đa số của Thủ tướng Netanyahu lên 68 ghế trong Quốc hội gồm 120 ghế.

Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine

21:14:28 30/09/2024
Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.

Bão Krathon đổ bộ các đảo của Philippines, đ.e dọ.a gây thiệt hại lớn

20:49:09 30/09/2024
Thông thường, các cơn bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, nơi địa hình đồi núi và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, bão Krathon lại di chuyển theo một quỹ đạo bất thường khi hướng về các khu vực đông dân cư ở phía Tây.

Ông Donald Trump 'tăng tốc' tại bang chiến địa dao động

20:31:33 30/09/2024
Tại cuộc vận động tranh cử ở hạt Erie, Tây Bắc Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về tình hình phạm tội của người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene

20:07:33 30/09/2024
Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp t.ử von.g, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.

Bài học và thách thức trong công tác phòng, chống bão tại Mỹ

20:05:53 30/09/2024
Tiếp đến là kế hoạch sơ tán và bảo vệ tài sản. Khi một cơn bão lớn sắp đổ bộ, chính quyền địa phương và bang thường có các kế hoạch sơ tán cho cư dân ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ bão.

Có thể bạn quan tâm

Bò Chảnh làm nghề gì mà giàu vậy?

Netizen

10:22:49 01/10/2024
Gần đây, cái tên Xemesis lại nóng lên khi anh chàng lộ ảnh hẹn hò cùng bạn gái tin đồn Ý Nhi (biệt danh Bò Chảnh). Cả hai thoải mái bóp vai nhau ở sân bay,

Từng đạt 2 triệu người chơi cùng lúc, bom tấn 2024 phát sinh lỗi nghiêm trọng, game thủ "tự hủy" cả bản đồ

Mọt game

10:19:20 01/10/2024
Đã từng có thời điểm, người người nhà nhà khi nhắc tới làng game 2024 đều sẽ nhớ ngay tới Palworld. Đó là khi tựa game này tạo nên một cơn sốt thật sự với mức độ bùng nổ đáng kinh ngạc nhờ phong cách chơi Pokemon bắ.n sún.g

Tận dụng các gia vị sẵn có để chữa đau khớp tại nhà

Sức khỏe

10:17:04 01/10/2024
Đau khớp là một tình trạng sức khỏe đáng lo ngại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Thay vì dùng một số đơn thuố.c để chữa đau, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp chữa đau khớp tại nhà bằng các biện pháp sau đây.

Ngày 2 tháng 10 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 2/10/2024

Trắc nghiệm

10:13:09 01/10/2024
Xem lịch âm ngày 2/10/2024 (Thứ 4), lịch vạn niên ngày 2/10/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,... trong ngày 2/10/2024

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

Tin nổi bật

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Phim Hàn b.ị ch.ê tơi tả vẫn đứng top 1 Việt Nam, nữ chính diễn dở chỉ được mỗi nhan sắc

Phim châu á

10:00:19 01/10/2024
Sau gần một năm chờ đợi kể từ khi mùa 1 kết thúc, Sinh Vật Gyeongseong 2 của cặp đôi cực phẩm nhan sắc Han So Hee - Park Seo Joon đã lên sóng chính thức vào ngày 27/09 vừa qua.

Vì sao chúng ta nên tẩy tế bào chế.t cho da đầu thường xuyên?

Làm đẹp

09:42:35 01/10/2024
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chế.t cho da đầu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự tẩy tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn nhưng vẫn hiệu quả.

Phát hiện thêm một "Thụy Sỹ thu nhỏ" cách Hà Nội chỉ 400km: Mê mẩn cảnh thảo nguyên xanh bạt ngàn hoa cỏ, du khách đi chẳng muốn về

Du lịch

09:41:00 01/10/2024
Miền Bắc nước ta có một thảo nguyên sở hữu vẻ đẹp thơ mộng và ngọt ngào. Nơi đây đang thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh sống ảo .

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ truy tố anh em chủ đậu phộng Tân Tân

Pháp luật

09:29:13 01/10/2024
Các bị cáo là Trần Quốc Tân (SN 1963, Giám đốc Công ty cổ phần Tân Tân) và Trần Quốc Tuấn (SN 1968, thành viên HĐQT công ty, em trai ông Tân).

5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Triệu Lệ Dĩnh: Tạo hình kinh điển 8 năm trước xứng đáng phong thần

Hậu trường phim

09:22:29 01/10/2024
Bắt đầu đặt chân vào làng giải trí từ năm 2006, sau 18 năm hoạt động, Triệu Lệ Dĩnh đã từng bước đưa bản thân lên vị trí của một trong những minh tinh hàng đầu màn ảnh Hoa ngữ.

Chàng trai Việt 2 lần tìm hào quang show "sống còn", nói gì về làn sóng anh trai tại Việt Nam?

Nhạc quốc tế

09:15:59 01/10/2024
Lần nữa trở lại một show sống còn có quy mô quốc tế, đấu trực tiếp với các tài năng đến từ nhiều quốc gia, CONGB khiến fan đứng ngồi không yên.