Không thể chủ quan với nợ xấu
Hơn 10 năm trước, thị trường lao đao vì nợ xấu khi Ngân hàng nhà nước công bố nợ xấu bình quân toàn hệ thống lên tới 8%.
Lịch sử liệu có lặp lại khi nền kinh tế vừa trải qua cuộc khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 làm cho nợ xấu tiếp tục trở thành vấn đề đang lo ngại?
Số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021 là 1,9%. Con số nợ xấu nếu tính cả các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) nhưng chưa xử lý và nợ xấu tiềm ẩn thì tỷ lệ lên tới 3,79%. Tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) là 7,31%, tăng mạnh so với mức 5,1% cuối năm 2020. Con số này đã tiệm cận với mức nợ xấu của năm 2017 (7,4%), là năm mà Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu bắt đầu có hiệu lực.
Làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 quay trở lại dẫn đến tình trạng giãn cách xã hội đã ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, theo các chuyên gia kinh tế, nợ xấu của các tổ chức tín dụng gia tăng nhanh chóng là điều đã được dự báo từ trước. Tuy nhiên, với số liệu công bố tỷ lệ nợ xấu tương đối cao, dù là lý do chủ quan hay khách quan thì vẫn phải cảnh giác để không xảy ra tình trạng lặp lại lịch sử của 10 năm trước.
Xét riêng các ngân hàng trong hệ thống, tổng dư nợ xấu của các nhà băng đã tăng 6% so với cuối năm trước với gần 94.779 tỷ đồng. Trong Top 10 ngân hàng có nợ xấu cao nhất, VPBank đã soán ngôi vị trí dẫn đầu của BIDV với con số nợ xấu nội bảng là 15.887 tỷ đồng tính đến cuối năm 2021, tăng 60% so với cuối năm 2020. VietinBank cũng là ngân hàng có quy mô nợ xấu tăng 49%, đang ở mức 14.300 tỷ đồng. Tương tự ACB cũng có số dư nợ tăng 52% so với cùng kỳ.
Mặc dù vậy, không phải nợ chỗ nào cũng xấu. Trong nhóm những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trong năm 2021 có ACB với 0,77%, dù tăng 18 điểm phần trăm; tỷ lệ nợ xấu tại Techcombank là 0,66%, dù tăng 19 điểm phần trăm so với năm 2020. BIDV có chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức 0,81%. Cụ thể, trong năm 2021, BIDV đã xóa nợ 19.300 tỷ đồng, tương ứng với 1,4% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm. Đối với TPBank, ngân hàng này có tỷ lệ nợ xấu giảm 36 điểm phần trăm, từ 1,18% năm 2020 xuống 0,82% năm 2021.
Video đang HOT
Nợ xấu liệu có quay trở lại?
Vấn đề nợ xấu có thể trở thành tâm điểm của thị trường tài chính trong năm nay, khi tỷ lệ nợ xấu gộp đang ở mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, phá vỡ thành quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 – 2020.
Dưới tác động của dịch Covid-19, nợ xấu sẽ còn tăng mạnh trong giai đoạn tới. Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng Covid-19 sẽ kéo dài đến ngày 30/6/2022. Nếu không được gia hạn thì nợ xấu tiềm ẩn từ số dư nợ được cơ cấu theo Thông tư này nhiều khả năng được thể hiện rõ ràng hơn trên bảng cân đối tài sản của các ngân hàng, khiến rủi ro nợ xấu gia tăng.
Theo báo cáo chiến lược tháng 3/2022, Công ty chứng khoán Mirae Asset cho rằng đối với các ngân hàng có tỷ trọng ngân hàng bán lẻ cao như VPBank, VIB, TPBank, tỷ lệ nợ xấu/trích lập dự phòng lớn dự kiến sẽ sớm được phản ánh trên báo cáo tài chính. Ngược lại, nợ xấu phát sinh từ cho vay doanh nghiệp và đầu tư trái phiếu sẽ mất nhiều thời gian hơn, phụ thuộc vào mức độ hồi phục của nền kinh tế và mức độ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Trong khi đó Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Công ty chứng khoán SSI mới đây, các chuyên gia cho rằng nợ xấu và các khoản cho vay tái cơ cấu được kiểm soát tốt. Do các ngân hàng đã tích cực xử lý nợ xấu và củng cố bộ đệm dự phòng rủi ro tín dụng mạnh mẽ trong Q4/2021, nợ xấu và các khoản cho vay tái cơ cấu không có quá nhiều biến động trong Q1/2022. Các khoản cho vay tái cơ cấu bắt đầu có xu hướng giảm ở một số ngân hàng (Vietcombank, ACB), và tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức tương đối ổn định so với quý trước. Điều này có thể khiến áp lực trích lập dự phòng không quá nặng nề trong Q1/2022.
Tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro
Chính phủ vừa đồng ý đề xuất kéo dài Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng kéo dài thêm 2 năm nữa. Việc kéo dài Nghị quyết này sẽ giảm bớt gánh nặng xử lý nợ xấu của các ngân hàng, đồng thời tránh tình trạng nợ xấu mới chồng lên nợ xấu cũ. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng thương mại cho rằng, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, các ngân hàng thương mại cổ phần kỳ vọng, Chính phủ và Quốc hội sẽ sớm xây dựng Luật Xử lý nợ xấu. Nguyên nhân vì bản thân Nghị quyết 42/2017/QH14 còn rất nhiều vướng mắc, nếu chỉ gia hạn thì vẫn chưa giải quyết triệt để khó khăn của các tổ chức tín dụng.
Trong cuộc họp ngày 31/3 vừa qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cũng kiến nghị, cần xây dựng Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên cơ sở kế thừa, bổ sung và hoàn thiện các quy định của Nghị quyết số 42 nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, bền vững cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Còn về phía tổ chức tín dụng, vấn đề quan trọng nhất là quy trình cho vay phải kiểm soát được chất lượng tín dụng của khách hàng, không nên chỉ chú trọng vào tài sản đảm bảo. Các nhà băng cần đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, thực hiện cơ cấu lại nợ đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời nhưng có khả năng phục hồi trong tương lại, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời thu hồi nợ…
Các ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung không thể chủ quan, bởi tỷ lệ bao phủ nợ xấu chỉ được tính toán với các khoản nợ xấu nội bảng, mà chưa tính đến các khoản nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và các khoản nợ xấu tiềm ẩn từ nợ tái cơ cấu. Đặc biệt là nguy cơ chuyển các khoản nợ từ nhóm 1, nhóm 2 thành nợ xấu do điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp có thể không thuận lợi trong thời gian tới (cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu gộp gấp 3,8 lần tỷ lệ nợ xấu nội bảng).
Xử lý nợ xấu bị ảnh hưởng do dịch COVID-19
Công ty quản lý tài sản (VAMC) cho biết, trong 3 năm gần đây, kết quả xử lý thu hồi nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC có chiều hướng giảm và năm sau giảm so với năm trước khoảng 24%.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, với hoạt động xử lý nợ xấu từ các khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt, dư nợ gốc xử lý được từ ngày 1/1 đến ngày 15/11 là 19.634 tỷ đồng, đạt 65,45% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 phân bổ.
VAMC cho biết, hoạt động thu giữ, nhận bàn giao, xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã mua bằng trái phiếu, đặc biệt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được VAMC dự kiến tập trung thực hiện. Tuy nhiên, do dịch kéo dài nên VAMC đã không thể thực hiện làm việc với các tổ chức tín dụng, khách hàng, chủ tài sản, khảo sát tài sản...
Bên cạnh đó, dịch đã có các tác động tới hoạt động xử lý nợ xấu từ các khoản nợ mua theo giá trị thị trường. Theo đó, dư nợ gốc xử lý được từ ngày 1/1 đến ngày 15/11 là 1.634 tỷ đồng, đạt 48,03% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 phân bổ.
Theo VAMC, việc đôn đốc khách hàng chỉ thực hiện gián tiếp qua gọi điện và gửi email, không tiếp xúc trực tiếp nên kết quả thu hồi nợ bị hạn chế. Dịch cũng khiến tài sản đấu giá khó thu hồi tiền bán do khách hàng gặp khó khăn tài chính, bàn giao tài sản và hoàn tất thủ tục sau đấu giá bị đình trệ. Việc tổ chức đấu giá tài sản không thể thực hiện do giãn cách xã hội... Do nguồn thu bị ảnh hưởng nên khách hàng được VAMC cơ cấu lại nợ không có khả năng trả nợ theo phương án đã được phê duyệt.
Đại diện Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC) cho hay, tính đến ngày 30/10, BAMC chỉ xử lý được 60% kế hoạch xử lý thu hồi nợ năm 2021. BAMC đã áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ, nhưng do dịch bệnh kéo dài gây đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh nghiệp suy giảm doanh thu, lợi nhuận, ảnh hưởng lớn đến nguồn trả nợ của các khách hàng, liên tục gây ra tình trạng trả nợ không đúng hạn.
Ngoài ra, dịch cũng ảnh hưởng đến việc tiếp xúc, trao đổi, đôn đốc khách hàng trả nợ cũng như làm việc với các cơ quan tòa án, thi hành án, chính quyền để xử lý nợ.
Theo đại diện Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng MB (MBAMC), kết quả thu hồi nợ qua các tháng bị giảm, đặc biệt là ở các tháng dịch bùng phát mạnh tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đặc biệt, việc xử lý nợ qua khởi kiện và thi hành án bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng như: tòa án, thi hành án vẫn mang tâm lý ngại tiếp xúc với đương sự. Ở các địa bàn áp dụng chỉ thị giãn cách thì việc gặp và làm việc với thẩm phán, chấp hành viên thúc đẩy giải quyết vụ việc là rất khó khăn dẫn đến các vụ việc đã khởi kiện, yêu cầu thi hành án bị đình trệ không có tiến triển trong thời gian dài.
Để thúc đẩy việc xử lý nợ, VAMC đề xuất xây dựng phương án đấu giá trực tuyến đối với một số tài sản phù hợp để đảm bảo hoạt động đấu giá không bị gián đoạn quá lâu trong trường hợp dịch bệnh phức tạp kéo dài.
VAMC tập trung đấu giá tại trụ sở VAMC ở Hà Nội nhằm tận dụng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực; tổ chức đấu giá theo thủ tục rút gọn để rút ngắn thời gian thực hiện đấu giá, nhất là trong tình hình dịch bệnh diến tiến phức tạp. Đồng thời, đôn đốc nhắc nhở khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán sau đấu giá thành và hoàn tất bàn giao hồ sơ tài sản cho khách hàng.
VAMC cho rằng, cần vận hành Sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về khoản nợ, tài sản bảo đảm; chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động của sàn trên nền tảng online và ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện công khai hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu...
Tháo gỡ những 'nút thắt' trong thực hiện Thông tư 03 Mở rộng thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo hướng phù hợp hơn với nguồn thu, dòng tiền của khách hàng; trong thời gian phong tỏa, cách ly cho phép khách hàng có khoản nợ đến hạn tạm hoãn việc trả nợ; khoanh nợ đối với dư nợ được cơ cấu... Đây là những đề xuất...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu: Quản lý thị trường vào cuộc

Người dân đổ về trung tâm TPHCM xem hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4

Điều tra vụ người đàn ông chết cháy trên võng ở đường Hồng Bàng

Cháy tòa nhà Viet Tower 18 tầng ở Hà Nội

20 giờ hôm nay, TP.HCM hợp luyện diễu binh, diễu hành trên đường Lê Duẩn

Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Hải "lé" điều hành đường dây cho vay lãi nặng như thế nào?
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm lý tưởng cho game thủ, sở hữu siêu bom tấn hay nhất năm 2023 với loạt ưu đãi
Mọt game
08:12:42 19/04/2025
Chu Thanh Huyền lên tiếng về việc đóng thuế, gây sốc khi dùng từ "cún", "táp" để đối đáp anti-fan
Sao thể thao
08:05:20 19/04/2025
Trí tuệ nhân tạo: OpenAI siết chặt kiểm soát để ngăn các đối thủ sao chép mô hình AI
Thế giới
08:05:09 19/04/2025
"Quốc bảo nhan sắc" từng khiến cả Hàn Quốc mê mệt bỗng dưng biến mất: Giờ tuổi 43 gây ngỡ ngàng vì đẹp như tượng tạc
Hậu trường phim
08:02:03 19/04/2025
Nam sinh mừng cưới cô giáo 2 chỉ vàng sau 2 lần bị gọi lên trả bài, ngỡ ngàng mối quan hệ phía sau
Netizen
07:55:10 19/04/2025
Phim ngôn tình ngược tâm quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, nữ chính đẹp đến mức Lee Min Ho cũng phải u mê
Phim châu á
07:47:26 19/04/2025
Sao Việt 19/4: Trấn Thành 'sốc' vì bị gọi bằng chú, Tùng Dương tâm sự về nghề
Sao việt
07:38:51 19/04/2025
Tìm Xác - Ma Không Đầu: Chất liệu kinh dị mới có tạo nên bất ngờ?
Phim việt
07:35:18 19/04/2025
Toàn cảnh vụ truy bắt ma túy ở Quảng Ninh khiến 1 công an hy sinh
Pháp luật
07:11:06 19/04/2025
Lỵ trực trùng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sức khỏe
06:39:25 19/04/2025