Không thể chờ giống sạch, chính con người cũng gây dịch khảm lá
Không chỉ do bọ phấn trắng, chính con người cũng là tác nhân lây bệnh khảm lá khi hom sắn (mì) giống đã nhiễm bệnh vẫn tiếp tục được trao đổi, sử dụng lại trên đồng, trồng tiếp cho vụ sau…
Giống kháng bệnh chưa có, kinh phí hỗ trợ tiêu hủy không cao, việc quản lý hom mì giống nhiễm bệnh trở thành vấn đề nan giải tại Tây Ninh cũng như nhiều tỉnh thành khác.
Không thể chờ giống sạch
Hơn một năm trôi qua, dù Bộ NNPTNT, UBND và Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh đã có nhiều biện pháp phòng, chống nhưng đến nay, dịch bệnh khảm lá mì vẫn hoành hành. Nhiều nông dân ở Tây Ninh vẫn đang tìm cách “sống chung với lũ”. Dù biết mì nhiễm bệnh, nông dân vẫn liều mình trồng tiếp cây mì cho vụ sau.
Người dân chặt hom mì để làm giống. Ảnh Vũ Nguyệt
Tại huyện Tân Biên, anh Lê Thành Trung nhẩm tính, với giá củ mì tươi hiện hơn 3.000 đồng/kg, nếu 1ha mì bị bệnh khảm lá cho năng suất khoảng 30 tấn khi thu hoạch thì bán được khoảng 100 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí, người trồng vẫn còn lãi khoảng hơn 40 triệu đồng/ha. Do đó, anh Trung cũng như nhiều nông dân khác vẫn tiếp tục chọn trồng mì và duy trì nguồn giống cũ, không chuyển sang cây trồng khác.
Ông Lê Thiện Hồ – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Biên cho biết, trong công tác phòng chống hiện nay, giống là vấn đề nan giải nhất. Huyện đã khuyến cáo dùng giống sạch nhưng nông dân không chờ được. Biết hom giống cũ đã nhiễm bệnh nhưng đến vụ không thể không dùng.
Ông Nguyễn Duy Ân – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh thừa nhận, ngành nông nghiệp có khuyến cáo chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng do tình hình dịch bệnh, thị trường tiêu thụ và thói quen canh tác, diện tích mì chuyển sang cây trồng khác chưa nhiều. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 10.000ha chuyển đổi, mới đạt gần 20% tổng diện tích trồng mì ở Tây Ninh.
Video đang HOT
Qua rà soát trên địa bàn tỉnh có khoảng 39 điểm bán cây giống tại địa bàn 5 huyện. Hầu hết các điểm bán đều là tự phát theo nhu cầu mùa vụ, không có cửa hiệu, nông dân bày bán ngoài đường hoặc trao đổi giống ngay trên ruộng mì.
Ngoài giống mì HL-S11 bị nhiễm nặng, tỷ lệ kháng của giống có tính kháng tương đối như KM94 cũng ngày càng giảm sút. 100% diện tích mì toàn tỉnh gần như đã nhiễm bệnh.
Căng thẳng năng suất mì
Theo Sở NNPTNT, 9 tháng đầu năm 2018, diện tích cây mì trên địa bàn tỉnh là 50.000ha; tăng 5,4% so với cùng kỳ, vượt 11,2% kế hoạch. Tuy nhiên, năng suất mì bị sụt giảm mạnh, khoảng 30-50%. Tính đến cuối tháng 10, diện tích nhiễm bệnh khảm lá trên địa bàn tỉnh gần 35.100ha, tăng gấp 6 lần so với năm 2017.
Ông Lê Quốc Cường – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đánh giá, ngoài bọ phấn trắng, chính con người cũng là tác nhân truyền bệnh. Bên cạnh 12 tỉnh đã nhiễm bệnh, cần khống chế không cho bệnh khảm lá lây lan ra miền Bắc, ảnh hưởng vùng nguyên liệu của cả nước.
Ông Tạ Văn Minh – nông dân huyện Dương Minh Châu cho rằng, giá củ mì cao trong bối cảnh dịch bệnh tràn lan hiện nay thực chất là tình trạng mất mùa được giá. Người dân muốn trồng mì sạch bệnh nhưng các biện pháp hiện nay chưa đem lại hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, bọ phấn trắng lây lan theo kiểu chạy tiếp sức, cộng thêm tác nhân con người nên càng khó quản lý bệnh khảm. Các địa phương phải thực hiện nghiêm túc và triệt để các quy trình phòng trừ đã công bố, từ xử lý hom giống đến canh tác. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức vẫn là giải pháp quan trọng hiện nay. Nơi nào người dân thể hiện sự đồng thuận cao, quyết tâm cùng chính quyền, nơi đó mới phòng trừ tốt.
Theo Danviet
Các tỉnh chưa bị nhiễm khảm lá mì chưa thể bình yên được đâu!
Việc kiểm soát diện tích trồng bị nhiễm bệnh khảm lá mì (sắn) phải đặt ra trên quy mô cả nước chứ không dừng ở từng vùng được nữa. Các tỉnh chưa bị hoặc ít bị nhiễm bệnh khảm lá không thể bình yên được đâu!
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đề nghị như thế tại cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống bệnh khảm lá (gọi tắt là BCĐ) ngày 30.10 tại Tây Ninh.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đề nghị các tỉnh thành thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh khảm lá ở cấp tỉnh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo báo cáo từ Cục BVTV, diện tích nhiễm khảm lá mì vẫn tiếp tục gia tăng sau thời điểm Bộ NNPTNT tổ chức cuộc họp khẩn lần thứ 2 tại TP.HCM hồi tháng 8 vừa qua.
Tính đến ngày 9.10.2018, diện tích nhiễm khảm lá mì ở 12 tỉnh đã lên gần 41.985 ha; tăng gần 9.500 ha so với tháng 8. Ghi nhận tại số địa phương cụ thể như Tây Ninh, tổng diện tích nhiễm khảm lá tăng từ 32.520 ha lên 34.975 ha. Tỉnh Đồng Nai tăng từ 115 ha lên 361 ha; tỉnh Đăk Lăk tăng từ 167 ha lên 1.042 ha; tỉnh Bình Phước tăng từ 408,5 ha lên 2.000 ha; tỉnh Bình Thuận từ 14,8 ha tăng lên 105 ha; tỉnh Ninh Thuận từ 400 ha tăng lên 513 ha...
Năng suất mì (phải) bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau nhiễm bệnh khảm lá.
Ông Lê Quốc Cường - Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam cho hay, hiện bà con nông dân ở huyện Tân Châu (Tây Ninh) đang thu hoạch mì. Hom giống được nông dân bày bán khắp dọc đường.
Điều đáng ngại tất cả nguồn giống này đều đã mang triệu chứng khảm lá nhưng bà con vẫn dùng để trồng tiếp vụ sau. "Trong khi mùa vụ trước, giống HLS11 bị nhiễm bệnh nặng và trồng trên diện tích rộng, không kiểm soát nổi. Quá trình canh tác liên tục sẽ làm cầu nối cho dịch bệnh tiếp tục lây lan", ông Cường cảnh báo.
Với tư cánh Trưởng BCĐ, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đánh giá: "Với tình hình như thế này, các tỉnh thành khác không thể ngồi yên được nữa. Đừng thấy tỉnh mình chưa bị nhiễm hay mới bị nhiễm ít mà bình yên được đâu"
Theo Thứ trưởng, việc thành lập BCĐ là để thống nhất quan điểm chỉ đạo giữa cấp Bộ với địa phương trong các giải pháp thực hiện cả trước mắt lẫn lâu dài.
Diện tích bị lây nhiễm bệnh khảm lá có nguy cơ vượt ra phạm vi 12 tỉnh thành đã công bố. Ảnh: Nguyên Vỹ
Về trước mắt, Thứ trưởng đề nghị các tỉnh thành nào chưa có BCĐ phải xem xét thành lập BCĐ cấp địa phương; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để nhận biết và cách thức phòng trừ căn bệnh.
Khâu quản lý và sử dụng nguồn giống là rất quan trọng. Tuyệt đối không dùng hom giống từ nơi bị bệnh trồng ra nơi khác. Đồng thời thực hiện đúng quy trình phòng trừ bệnh khảm lá đã được Cục BVTV ban hành một cách nghiêm túc từ xử lý hom giống đến các loại thuốc phòng trừ.
Thứ trưởng Doanh cũng cho biết vấn đề đáng lưu ý nữa là khâu canh tác. Vừa qua bà con nông dân thấy giá mì lên cao đã đẩy mạnh năng suất, bón quá nhiều phân hóa học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp làm cho cây mì suy yếu, bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bộ NNPTNT đề nghị tăng cường canh tác mang tính bền vững, tăng sử dụng nguồn phân bón hữu cơ.
Bộ NNPTNT đề nghị hạn chế sử dụng phân bón vô cơ để tăng cường canh tác mang tính bền vững cho cây mì. Ảnh: Nguyên Vỹ
Về lâu dài, Bộ NNPTNT vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ cùng với các đối tác quốc tế phối hợp nghiên cứu, chọn tạo nguồn giống kháng bệnh.
Đồng thời, các cơ quan thuộc Bộ cần sớm nghiên cứu hoàn thiện quy trình canh tác tổng hợp để giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn bảo đảm sức khỏe cây mì.
Theo Danviet
Dịch khảm lá sắn hoành hành: Nhiều nông dân vẫn "vô tư" xuống giống Là tỉnh đầu tiên bị nhiễm dịch bệnh khảm lá, Tây Ninh hiện có diện tích sắn bị bệnh này lớn nhất nước. Trớ trêu là hiệu quả công tác phòng chống dịch lại đi ngược với quyết tâm của tỉnh này. Tính đến giữa tháng 7.2018, diện tích sắn bị nhiễm dịch bệnh trên toàn tỉnh đã tăng lên hơn 32.500ha; chiếm...