Không thể chết vì thiếu ánh sáng
Tận mắt chứng kiến các ca tử vong trong sản khoa vì thiếu ánh sáng, nữ bác sĩ Laura Stachel không ngừng suy nghĩ phải làm gì đó để giúp đỡ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh ở những nước nghèo. Và chiếc “vali năng lượng” ra đời, giúp cứu sống nhiều phụ nữ mang thai trên khắp thế giới.
Nữ bác sỹ Stachel và chiếc “vali cứu sinh”
Từ chuyến đi công tác
Trong một lần tới Nigeria công tác hồi năm 2008, tiến sĩ Laurau Stachel đã chứng kiến một cuộc mổ lấy thai khẩn cấp. Những gì tận mắt thấy đã khiến cô choáng váng. “Điện bất ngờ vụt tắt, và tôi hỏi các bác sĩ: chúng ta phải làm thế nào để kết thúc ca mổ này” – cô Stachel nhớ lại. Nhưng thậm chí, cô còn ngạc nhiên hơn bởi không ai có phản ứng gì bởi họ đã quá quen với cảnh mất điện đột ngột trong lúc tiến hành các ca phẫu thuật.
May thay, Stachel có mang theo một chiếc đèn pin và nhờ nó mà các bác sĩ hoàn thành được ca phẫu thuật. Nhưng trong chuyến công tác 2 tuần này, cô đã chứng kiến vô số lần khác khi cuộc sống của bà mẹ và trẻ sơ sinh đối mặt với rủi ro đơn giản chỉ vì điện bị mất đột ngột. Phụ nữ có thai được đưa tới bệnh viện với biến chứng nặng trong đêm, nhưng không đủ ánh sáng để cấp cứu ngay, phải chờ đến… sáng hôm sau, và không ít trường hợp đã tử vong.
“Tôi nhận ra rằng kỹ năng sản khoa của tôi và các bác sĩ khác là hoàn toàn vô hiệu hóa khi không có điện” – Stachel đúc rút. Cô cho biết, trong trường hợp mất điện (xảy ra thường xuyên), các nữ hộ sinh ở Nigeria tận dụng tất cả các nguồn sáng nhân tạo khi họ đỡ đẻ, từ đèn dầu, nến, thậm chí ánh sáng từ điện thoại di động… chúng không đủ ánh sáng cần thiết cho việc xử trí ca thai sản.
Nigeria là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ phụ nữ mang thai tử vong cao nhất thế giới. Năm 2010, gần 40.000 phụ nữ nước này tử vong trong quá trình sinh đẻ, chiếm 14% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới WHO. “Khi chứng kiến điều này, tôi đã không ngừng suy nghĩ phải làm một điều gì đó” – Stachel nói.
Video đang HOT
Giảm 70% tỷ lệ tử vong
Với sự giúp đỡ của Hal Aronso, chồng cô và cũng là một chuyên gia về năng lượng, Stachel đã bắt tay vào việc tìm kiếm một giải pháp. Ông Hal Aronso đã vẽ bản thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời để cung cấp nguồn điện miễn phí cho các bệnh viện nhà nước ở miền Bắc Nigeria, nơi Stachel tiến hành các nghiên cứu của mình để mang lại sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.
Trong khi chờ gây quỹ cho dự án này trên quy mô lớn, Stachel trở lại Nigeria với một chiếc “vali năng lượng” để thử nghiệm, giúp mọi người hiểu rõ về công nghệ này cũng như ích lợi mà nó mang lại. Chiếc vali Stachel mang theo mặc dù chỉ để “trình diễn” nhưng các bác sĩ phẫu thuật ở Nigeria đã thấy nó thực sự có ích. “Họ thốt lên: Thật không thể tin được, cô hãy để nó lại đây cho chúng tôi, nó sẽ giúp chúng tôi cứu sống được các bệnh nhân ngay bây giờ”- Stachel kể lại. Và Stachel đã làm vậy, thông tin về chiếc vali “cứu sinh” nhanh chóng lan rộng đến các bệnh viện khác. Mỗi lần Stachel trở lại châu Phi, cô đều mang theo một, hai chiếc “vali năng lượng” mà Hal Aronso vừa “xuất xưởng”.
“Vali năng lượng” gồm 2 tấm năng lượng mặt trời được gắn trên mái nhà của phòng khám và kết nối với bóng đèn LED chất lượng cao. Khi được nạp đầy, ở những vùng đất tràn ngập nắng như ở Phi châu “va li năng lượng” có thể chiếu sáng liên tục 20 giờ. Bộ công cụ này cũng có một chiếc đèn pha, một máy Doppler để theo dõi nhịp tim thai nhi và một chiếc điện thoại.
Trong năm 2009, dự án “We care solar” phi lợi nhuận đã hoàn thành việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời do chính chồng của Stachel thiết kế cho một bệnh viện nhà nước ở Nigeria. Một năm sau, theo báo cáo, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai đã giảm tới 70%, vì các bác sĩ có đủ ánh sáng để cứu chữa cho bệnh nhân, có đủ máu để cấp cứu nhờ có điện cung cấp cho tủ lạnh ngân hàng máu.
Mỗi chiếc vali năng lượng mặt trời có giá 1.500 USD nhưng được cung cấp miễn phí thông qua các quỹ hỗ trợ. Cho đến nay, dự án “We care solar” đã cung cấp gần 400 vali cho các phòng khám, bệnh viện ở 27 quốc gia trên khắp châu Phi, châu Á và Trung Mỹ. “Chúng tôi sẽ không để thêm phụ nữ nào tử vong thì thiếu ánh sáng nữa… Chúng tôi rất hạnh phúc!” – nhân viên y tế Fanny Chathyoka, bệnh viện ở vùng nông thôn Malawi, Nam Phi nói.
Theo ANTD
Trẻ sơ sinh chết ở bệnh viện, trách nhiệm của ai và khiếu kiện ở đâu?
Trẻ sơ sinh chết. Vấn đề hiện nay cần xác định trách nhiệm của Bệnh viện V đến đâu? Trách nhiệm có hai phần, phần chuyên môn và thái độ của bệnh viện với người bệnh, nói theo ngôn ngữ thông thường là y đức.
Minh họa Internet
Nội dung vụ án
Chị M.C (Q.2 TP Hồ Chí Minh) đăng ký theo dõi toàn bộ thai kỳ tại Bệnh viện V Q.7 TP HCM. Chị M.C có thẻ khám thai thường xuyên và được bác sĩ H. khám từ đầu thai kỳ và luôn tuân thủ hướng dẫn của BS H. Vào khoảng 4h sáng ngày 3-11, chị M.C đau bụng có dấu hiệu sinh, gia đình khẩn cấp đưa chị đến Bệnh viện V. Theo biên bản họp giữa gia đình và Bệnh viện V cùng ghi nhận diễn biến mọi việc như sau: Bệnh nhân nhập viện lúc 4h30 sáng, được nữ hộ sinh đưa lên phòng chờ sinh và Bệnh viện V xác định lúc đó không có bác sĩ trực. Chỉ có nữ hộ sinh khám thai và xác định thai khỏe, tim thai bình thường, chuyển điều trị nội trú theo dõi. Đến 9h45 phút sáng, một bác sĩ mới đến bệnh viện và khám cho sản phụ C. Bác sĩ xác định: tim thai bình thường, cổ tử cung mở 1cm, chưa vỡ ối, các cơn đau nhẹ và thưa. Vị bác sĩ này giải thích với gia đình là chưa sinh ngay, có thể chiều, mai hoặc vài ngày nữa mới sinh. Gia đình có thể ở lại bệnh viện hoặc về nhà thì tùy. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu sinh thì phải quay lại viện ngay. Gia đình gọi điện cho bác sĩ H. người theo dõi suốt thai kỳ cho sản phụ C. Bác sĩ H. nói rõ: Bệnh viện không có bác sĩ sản trực hôm đó. Ở lại cũng vô ích. Về đi, khi nào đau bụng hãy vào viện. Đến 11h, gia đình cho sản phụ ra viện.
Đến 20h cùng ngày, sản phụ C đau bụng dữ dội. Gia đình lại đưa chị C vào bệnh viện. Theo máy ghi hình của bệnh viện xác định: lúc 21h 26 phút sản phụ C được đưa lên phòng sinh. Không có bác sĩ thăm khám cho sản phụ, 22h10 ba bác sĩ mới có mặt tại phòng sinh và xác định thai nhi đã tử vong trong tử cung. Ngay sau đó sản phụ C sinh, cháu gái nặng 3,2 kg nhưng đã chết. Biên bản ghi rõ: Cháu gái tím đen, người tẩm đầy phân su, cuống rốn teo nhỏ, nước ối đặc sệt, nhiều phân su. Bác sĩ hồi sức cháu bé sau khi cắt rốn, không thành công. Các chi tiết nêu trên là chính xác bởi có biên bản xác nhận sự việc của hai bên gia đình và bệnh viện cùng ký hồi 2h55 phút sáng 4-11.
Chiều ngày 14-11 bệnh viện V đã tổ chức họp hội đồng chuyên môn để xem xét hồ sơ bệnh án. Kết luận của cuộc họp này đã được trích gửi cho gia đình sản phụ C trong đó ghi rõ Bệnh viện V đã thực hiện quy trình tiếp đón sản phụ, xử lý chuyên môn "phù hợp", bác sĩ không có mặt là do bận, thai nhi tử vong có thể do tai biến bong nhau non và có thể đã chết từ 2-6h trước khi sinh. Trong các biên bản sau, Bệnh viện V chia buồn với gia đình và rất lấy làm tiếc là trong quá trình tiếp đón sản phụ và xử lý giai đoạn đầu với sản phụ không có bác sĩ để "an ủi bệnh nhân và gia đình". Một phần bánh nhau đã được Bệnh viện V gửi sang Thái Lan để xác định nguyên nhân tử vong thai nhi. Đến nay chưa có kết quả chính thức về nguyên nhân tử vong của trẻ sơ sinh.
Gia đình sản phụ C hỏi: Gia đình có thể yêu cầu Bệnh viện V chịu trách nhiệm về cái chết của trẻ sơ sinh không? Nếu kiện thì kiện ở đâu?
Ý kiến bạn đọc
Bệnh viện phải có trách nhiệm
Tôi chưa biết khẳng định của Bệnh viện V là đã thực hiện quy trình tiếp đón sản phụ, xử lý chuyên môn "phù hợp" với nghĩa là phù hợp với cái gì: quy trình xử lý tai biến sản khoa của Bộ Y tế hay theo quy định riêng của Bệnh viện V? Tuy nhiên việc không có bác sĩ trực với bất kỳ lý do gì trong một ca tai biến sản khoa dẫn đến tử vong trẻ sơ sinh, bệnh viện phải có trách nhiệm. Chưa cần tính đến nguyên nhân tử vong, bởi nguyên nhân này phải được khẳng định bởi Hội đồng kiểm thảo tử vong với những chứng cứ khoa học, nhưng về mặt quy trình tiếp đón và xử lý tai biến, Bệnh viện V đã sai, do vậy phải chịu một phần, hoặc toàn bộ trách nhiệm tùy thuộc kết luận chính thức về nguyên nhân tử vong trẻ sơ sinh. Nếu tai biến xảy ra trong khoảng thời gian từ 21h26 phút đến 22h10 phút lúc không có bác sĩ tại bệnh viện thì bệnh viện phải chịu trách nhiệm, bởi vì bệnh viện đã không thực hiện đúng phác đồ cấp cứu tai biến sản khoa của Bộ Y tế. Nếu xác định trẻ sơ sinh chết lưu từ trước khi vào viện, bệnh viện cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì không có bác sĩ trực cấp cứu, khác với quảng cáo là một bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế với mức viện phí trên trời. Gia đình có thể khởi kiện trước tòa án dân sự để yêu cầu Bệnh viện V chịu trách nhiệm dân sự về vụ việc này.
(Chị Nguyễn Thị Hiền, Đường 3-2 Q3 TP. HCM)
Bình luận của luật sư
Qua các tài liệu, đã xác định đây là tai biến sản khoa có hậu quả nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh chết. Vấn đề hiện nay cần xác định trách nhiệm của Bệnh viện V đến đâu? Trách nhiệm có hai phần, phần chuyên môn và thái độ của bệnh viện với người bệnh, nói theo ngôn ngữ thông thường là y đức. Về chuyên môn, để xác định trẻ tử vong là do bệnh viện không cấp cứu kịp thời là chưa có cơ sở vì cần phải xác định chính xác nguyên nhân tử vong, dựng lại thời gian và diễn biến của tai biến mới kết luận được. Nếu trẻ tử vong trước khi vào viện, tử vong do bất khả kháng, trách nhiệm chuyên môn của bệnh viện là không đáng kể. Dẫu có sai sót trong quá trình tiếp đón và xử lý tai biến nhưng sai sót này không dẫn đến tử vong cho trẻ và nguy hiểm cho sản phụ. Nhưng nếu tai biến xảy ra và có hậu quả nghiêm trọng do cấp cứu không kịp thời, không có bác sĩ, không áp dụng phác đồ cấp cứu theo quy định thì trách nhiệm của bệnh viện sẽ rất lớn, vi phạm Điều 242 (BLHS). Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
Vì vậy cần sớm có kết luận của các cơ quan có trách nhiệm về nguyên nhân tử vong của trẻ sơ sinh. Việc không bố trí bác sĩ trực sản khoa trong đêm 2-11 và rạng sáng ngày 3-11 là sai về y đức và các quy định của Bộ Y tế. Không có bác sĩ tiếp và xử lý tai biến tối ngày 3-11 là sai sót nghiêm trọng về y đức, sai với các quy định về xử lý tai biến sản khoa của Bộ Y tế.
Bệnh viện V là bệnh viện đủ tiêu chuẩn quốc tế, thu viện phí cao nhưng để tình trạng không có bác sĩ trực cấp cứu sản khoa, không cấp cứu tai biến kịp thời là sai sót lớn, chứng tỏ Bệnh viện V quảng cáo quá khả năng của mình, có dấu hiệu của tội quảng cáo gian dối theo điều 168 Bộ luật Hình sự.
Gia đình bệnh nhân cần hợp tác với Bệnh viện V để sớm có kết luận về nguyên nhân tử vong của trẻ sơ sinh. Sau khi có kết luận, gia đình bệnh nhân có thể tố cáo với cơ quan điều tra về hành vi vi phạm các quy định về khám chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng của Bệnh viện V hoặc khởi kiện tại tòa án dân sự để yêu cầu Bệnh viện V chịu trách nhiệm dân sự về những thiệt hại của gia đình, Luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn Luật sư Hà Nội)
Theo ANTD
Đau từ khi cưới Bác sĩ sản khoa khám cho một phụ nữ có dấu hiệu đau đẻ. Ảnh minh họa Mãi vẫn chưa thấy các triệu chứng khác, bác sĩ cau mày hỏi anh chồng: - Vợ anh đau lâu chưa? - Thú thực, thưa bác sĩ, tôi cũng không biết chắc ạ. - Anh thật vô tâm, thế cô ấy gào thét như thế này...