Không sửa BLHS, khó xử pháp nhân phạm tội
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 đã bổ sung một số quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng…
Cụ thể, dự thảo bổ sung vào Điều 86 BLHS 2015 quy định về việc tổng hợp hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội. Theo đó, nếu các hình phạt đã tuyên gồm đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với lĩnh vực. Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc cùng là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với từng lĩnh vực thì không tổng hợp.
Nên phân loại tội phạm với pháp nhân
Cạnh đó, dự thảo bổ sung Điều 89 BLHS 2015 về xóa án tích cho pháp nhân thương mại bị phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Theo đó, pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn năm năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án. Ngoài ra, dự thảo cũng cụ thể hóa thêm nhiều tình tiết tăng nặng trong các tội danh áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội.
Tại phiên họp của hội đồng thẩm định diễn ra cuối tuần qua, ông Hoàng Anh Tuyên (Trưởng phòng Pháp luật hình sự, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, VKSND Tối cao) nhận xét việc bổ sung như trên là chưa đầy đủ.
Theo ông Tuyên, việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân đặc biệt cần thiết bởi nó liên quan chặt chẽ tới việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS), liên quan đến thẩm quyền xét xử của tòa nào, tòa cấp huyện hay cấp tỉnh. Thêm vào đó, nếu không phân loại tội phạm sẽ không xác định được có tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay không, xóa án tích như thế nào. “Nếu không có tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì việc xóa án tích không có ý nghĩa gì cả” – ông Tuyên nói thêm.
Trước đó, trong quá trình rà soát BLHS 2015, nhiều ý kiến trong tổ rà soát liên ngành cho rằng vấn đề truy cứu TNHS pháp nhân “không thể không sửa” bởi nếu không nó sẽ chỉ là một “chế định treo”, không thể áp dụng trên thực tế.
Nhiều ý kiến đề nghị sửa chế định truy cứu TNHS của pháp nhân để dễ xử lý pháp nhân phạm tội. Trong ảnh: Bốc dỡ chất thải của Formosa tại trang trại gia đình giám đốc công ty môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Ảnh: TTXVN
Vướng khi xử lý buôn bán pháo, thuốc lá nhập lậu
Cũng tại cuộc họp trên, Đại tá Đoàn Tất Kỉnh (Phó Cục trưởng Cục C44 – Văn phòng Cơ quan CSĐT, Bộ Công an) đề nghị điều chỉnh mức định lượng làm căn cứ truy cứu TNHS tại Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm) và Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm).
Theo ông Kỉnh, đối với pháo nổ, thuốc pháo, trước đây liên ngành quy định cứ bắt được 10 kg pháo nổ, thuốc pháo là xử lý hình sự. “Hiện nay quy định giá trị hàng hóa vi phạm 100 triệu đồng trở lên thì phải vài chục tấn hàng hóa mới xử lý hình sự được. Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 có hiệu lực sẽ không xử lý hình sự được vụ buôn bán pháo nổ nào. Gần tết Bính Thân, Quảng Ninh bắt vụ lớn nhất cũng chỉ có 1,5 tấn với giá trị hơn 10 triệu đồng” – ông Kỉnh nói.
Ông Kỉnh cũng cho biết thêm các quy định về xử lý thuốc lá lậu hiện nay cũng đang có xung đột. Cụ thể, nghị định của Chính phủ quy định số lượng 500 bao thuốc lá lậu là chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự, trong khi thông tư liên tịch của ba ngành tố tụng lại xác định con số này là 1.500 bao.
Theo đại diện Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, TAND Tối cao, cuối năm 2015, qua hoạt động xét xử của tòa án các cấp, ngành tòa án phát hiện ra hai Luật Đầu tư, Luật Thương mại và các văn bản dưới luật có mâu thuẫn về quy định xử lý pháo nổ và thuốc lá nhập lậu. Cụ thể, Luật Thương mại và nghị định quy định chi tiết liệt kê hai loại hàng hóa này nằm trong danh mục hàng cấm. Trong khi Luật Đầu tư lại xếp pháo, thuốc lá các loại nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
“Chúng tôi giật mình và báo cáo lãnh đạo, sau đó TAND Tối cao có hai văn bản để hướng dẫn trong ngành và gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giải thích hai luật này. Sau tám tháng gửi tờ trình và đề xuất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn không có hướng dẫn” – vị này cho biết. Cũng theo ông, theo hướng dẫn của TAND Tối cao, với hành vi tàng trữ, sản xuất, buôn bán, vận chuyển pháo và thuốc lá nhập lậu, chỉ xử lý hình sự nếu có yếu tố biên giới, còn thì “phanh lại” và “thả hết”.
Video đang HOT
Bỏ bớt tội danh Nên bỏ Điều 292 BLHS 2015 (tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông) bởi chúng ta không giải thích được tại sao trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện có đến 267 ngành nghề nhưng Điều 292 lại chỉ quy định xử lý hình sự một số ngành nghề trong số đó. Hơn nữa, chúng ta cấm dân mình nhưng nước ngoài vẫn làm mà chúng ta không kiểm soát được. Ông HOÀNG THẾ LIÊN, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp
ĐỨC MINH
Theo PLO
"Phù phép" đất của dân thành sổ đỏ cho doanh nghiệp: Con voi chụi lọt lỗ kim?
Trong vụ việc này có thể thấy một điểm rất bất hợp lý là người dân vẫn đang có sổ đỏ đã được cấp cho mình trong tay, nhưng Công ty Anh Đào lại cũng có sổ đỏ đối với chính phần diện tích đất này. Vậy là trên cùng một diện tích đất đã có sự xác lập tới hai quyền sở hữu quyền sử dụng đất?
Như Dân trí đã phản ánh, liên quan đến việc một số hộ dân tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang - Bắc Giang cho doanh nghiệp thuê đất làm cơ sở chế biến gỗ, giờ đây gần 1ha đất lúa của hàng chục hộ dân xã Đào Mỹ "bỗng dưng" thuộc về Công ty Đào Mỹ do ông Dương Văn Đào làm giám đốc. Trong quá trình gửi đơn từ đi các cơ quan chức năng đề nghị bảo vệ quyền - lợi ích hợp pháp của công dân, người dân xã Đào Mỹ đã phát hiện ra một loạt giấy tờ giả mạo được dựng lên dùng để hợp thức hóa cho việc chuyển chủ diện tích đất nói trên.
Vậy tại sao giao dịch thuê đất lại trở thành giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quá trình cho thuê đất liệu có sai phạm nào hay không và trách nhiệm của chính quyền trong quá trình "phù phép giấy tờ" để chuyển đất của dân thành đất của doanh nghiệp ra sao?
Đất của hơn 30 hộ dân bị "phù phép" thành sổ đỏ cho doanh nghiệp sau 10 năm người dân cho doanh nghiệp thuê đất.
Luật sư Phan Thị Lam Hồng - Giám đốc Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội cho biết: Theo quy định của pháp luật tại thời điểm các hộ cho thuê đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chỉ được cho cá nhân, tổ chức khác thuê đất trong một số trường hợp nhất định và phải tiến hành theo đúng thủ tục luật định. Cụ thể như sau:
Về điều kiện để hộ gia đình, cá nhân cho doanh nghiệp thuê đất:
Tại Điều 78, 78a, 78đ Luật Đất đai năm 1993 sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 (sau đây gọi tắt là Luật Đất đai 1993); Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định 17/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 79/2001/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản được cho thuê đất khi có một trong các điều kiện sau:
Hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn;
Chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định;
Thiếu sức lao động.
Thời hạn cho thuê đất trong trường hợp này do các bên thoả thuận nhưng không quá 03 năm. Trường hợp đặc biệt khó khăn được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì thời hạn cho thuê được kéo dài nhưng không quá 10 năm.
Về trình tự, thủ tục cho thuê đất:
Bước 1: Ký hợp đồng cho thuê đất.
Hợp đồng thuê đất phải được lập theo mẫu ban hành kèm Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính trong đó Hợp đồng thuê đất phải có xác nhận của UBND cấp xã.
Bước 2: Nộp hồ sơ thuê đất tại UBND cấp xã nơi có đất.
Hồ sơ thuê đất gồm có:
Hợp đồng thuê đất;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Sơ đồ thửa đất (trích lục bản đồ thửa đất hoặc trích đo trên thực địa);
Chứng từ nộp tiền thuê đất (trong trường hợp được thuê đất).
Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và xác nhận vào Hợp đồng thuê đất.
Bước 4: Bên cho thuê đất, cho thuê lại đất đăng ký việc cho thuê đất tại cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục đăng ký được tiến hành theo quy định tại Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC.
Đối với trường hợp cho thuê đất của các hộ tại Lạng Giang - Bắc Giang có thể thấy một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, về điều kiện và thời hạn cho thuê đất:
Theo quy định trên thì các hộ chỉ được cho thuê đất khi có một trong ba điều kiện đó là hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn hoặc chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định hoặc thiếu sức lao động. Bên cạnh đó, trong trường hợp cho thuê đất với thời hạn từ 03-10 năm thì phải được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận đây là trường hợp đặc biệt khó khăn.
Trong một ngày, UBND huyện Lạng Giang ra 3 quyết định hành chính cho doanh nghiệp để toàn bộ diện tích đất nông nghiệp không cần giải phóng mặt bằng, không cần đền bù cho người dân, chỉ là đất ông chủ doanh nghiệp đi thuê lại tạm thời của người dân đã đường đường chính chính được cấp sổ đỏ.
Nếu việc các hộ dân cho thuê đất không đảm bảo các điều kiện nêu trên thì việc cho thuê đất là không đúng với các quy định của pháp luật.
Thứ hai, về hồ sơ và trình tự, thủ tục khi cho thuê đất:
Để cho thuê đất thì các hộ buộc phải có GCNQSDĐ. Vì vậy, nếu có hộ nào chưa được cấp GCNQSDĐ mà đã ký kết Hợp đồng cho thuê đất với ông Đào hoặc Công ty Anh Đào thì giao dịch này không đảm bảo điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hợp đồng thuê đất phải được lập theo mẫu ban hành kèm Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính trong đó Hợp đồng thuê đất phải có xác nhận của UBND cấp xã. Nếu không tuân thủ theo quy định này thì giao dịch này vi phạm các quy định pháp luật.
Thứ ba, về trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với việc cho thuê đất của người dân và doanh nghiệp:
Sau khi ký kết hợp đồng cho thuê đất thì các hộ phải nộp hồ sơ tới Cơ quan địa chính để tiến hành thủ tục xác nhận và đăng ký việc thuê đất.
Theo quy định của pháp luật thì UBND cấp xã có thẩm quyền thẩm tra hồ sơ và xác nhận vào Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa các bên. Do đó, trường hợp các hộ không đủ điều kiện để cho thuê đất hoặc trong hồ sơ không có đầy đủ giấy tờ để cho thuê đất thì UBND xã Đào Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc đã xác nhận một giao kết hợp đồng cho thuê đất không đúng quy định của các hộ dân và Công ty Anh Đào.
Vấn đề trách nhiệm của UBND xã Đào Mỹ cần được các cơ quan chức năng xem xét, làm rõ bởi trên thực tế, công ty Anh Đào sau khi ký kết Hợp đồng thuê đất với các hộ dân đã tiến hành xây dựng nhà xưởng trên đất, tiến hành các thủ tục để được UBND xã xác nhận và được UBND huyện Lạng Giang cấp GCNQSDD cho doanh nghiệp này. Đây không thể là một việc làm nhỏ không ai biết đến, đặc biệt là UBND cấp xã - đơn vị cơ sở nắm rất rõ những chuyển biến về QSDD trên địa bàn mình quản lý.
Trong vụ việc này có thể thấy một điểm rất bất hợp lý là người dân vẫn đang có GCNQSDD đã được cấp cho mình trong tay, nhưng Công ty Anh Đào lại cũng có GCNQSDD đối với chính phần diện tích đất này. Vậy là trên cùng một diện tích đất đã có sự xác lập tới hai quyền sở hữu quyền sử dụng đất? Việc hy hữu này cũng mới bị phát hiện đã từng xảy ra trên địa bàn xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang, với những tình tiết tương tự, khiến cho đông đảo dư luận không khỏi hồ nghi về những uẩn khúc còn chưa hé lộ phía sau những "màn biễu diễn đặc biệt" có lẽ chỉ có thể có ở vùng đất này.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
Từ 1.7, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt tù đến 20 năm2 Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hiện nay đang có diễn biến khá phức tạp và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1.7.2016, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý hình sự. Sử dụng chất cấm là tội ác Theo...