Không sử dụng vũ lực trước trong giải quyết tranh chấp
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 9 (ADMM-9) với chủ đề “ASEAN: Duy trì an ninh và ổn định khu vực vì nhân dân, do nhân dân” đã diễn ra trong ngày 16-3 tại đảo Langkawi (Malaysia).
Tại hội nghị, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã thông báo về những phát triển gần đây của ASEAN. Các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả của Hội nghị Quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN (ADSOM), Hội nghị Quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN mở rộng (ADSOM ), Hội nghị không chính thức Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 12 (ACDFIM-12) hồi tháng 2 tại Kuala Lumpur.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đề xuất:
- Tiếp tục củng cố lập trường chung của ASEAN về kiềm chế, không sử dụng vũ lực trước, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982), thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), ủng hộ đàm phán thực chất để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
Video đang HOT
- Các nước ASEAN cần tiếp tục ưu tiên củng cố quan hệ quốc phòng song phương để nhân rộng hợp tác trong ASEAN và ra ngoài khu vực. Các nước ASEAN tiếp tục nỗ lực bảo đảm an ninh quốc gia và đóng góp cho an ninh chung khu vực, phát huy ADMM làm nòng cốt thúc đẩy hoạt động hợp tác tiếp theo trong ADMM .
- Tăng cường quan hệ song phương về quốc phòng giữa các nước ASEAN, trong đó chú trọng tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp xây dựng lòng tin, ngăn ngừa và quản lý các nguy cơ dẫn đến va chạm và xung đột, trước mắt có thể ưu tiên tăng cường an ninh biển và hợp tác tìm kiếm cứu nạn. Trong quan hệ song phương, tránh làm phương hại đến an ninh của các quốc gia khác và không để xảy ra hiểu lầm trong quan hệ với các cường quốc.
Kết thúc hội nghị, các bộ trưởng đã ký tuyên bố chung. Sáng kiến của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về không sử dụng vũ lực trước đã được đưa vào tuyên bố chung. Trong tuyên bố chung, các bộ trưởng tuyên bố tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và kêu gọi các bên không sử dụng vũ lực trước trong giải quyết tranh chấp như một biện pháp ngăn ngừa xung đột.
Tuyên bố chung tái khẳng định cam kết của mỗi nước thành viên ASEAN thi hành đầy đủ và hiệu quả DOC, nguyên tắc sáu điểm của ASEAN về biển Đông và tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm 10 năm DOC, sẵn sàng làm việc khẩn trương nhằm sớm ký kết COC. Tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải trên biển và trên không ở biển Đông theo các nguyên tắc luật quốc tế đã được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS 1982.
Theo Pháp luật Hồ Chí Minh
Malaysia khẳng định sẽ thúc đẩy soạn thảo COC với Trung Quốc
Malaysia hiện đang là nước đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch luân phiên Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Truyền thông Malaysia hôm 12/3 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Hamzah Zainuddin cho biết nước này sẽ thúc đẩy việc soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ảnh: TTXVN)
Malaysia hiện đang là nước đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch luân phiên Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trước đó, nước này đã tổ chức hội nghị ngoại trưởng ASEAN bàn về tranh chấp lãnh thổ tại Sabad hồi tháng 1/2015. Một cuộc thảo luận tích cực về việc thành lập COC cũng đã được tổ chức với sự có mặt của Ngoại trưởng Trung Quốc.
Theo ông Zainuddin, Malaysia sẽ đóng một vai trò tích cực để đảm bảo vấn đề trên được thảo luận một cách toàn diện, do đó tất cả hoạt động của các bên liên quan phải được thực hiện một cách hòa bình, kể cả Trung Quốc.
Trước đó, ông Zainuddin cũng cho biết Malaysia có thể nâng cao hình ảnh của đất nước mình thông qua việc thực thi vai trò thúc đẩy giải quyết những vấn đề hiện nay tại khu vực Đông Nam Á trên cương vị Chủ tịch luân phiên.
Hiện ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán soạn thảo COC, văn bản quan trọng đối với các bên liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông cũng như nhằm cụ thể hóa việc thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) được ký kết năm 2002./.
Theo Vũ Hợp/VOV- Trung tâm Tin/ theo Bernama
Học giả Bỉ: "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý Trang tin điện tử EPI ngày 11/3 đã đăng một bài viết về hội thảo chủ đề Biển Đông vừa được Đại học Tự do Brussels (ULB) tổ chức ở thủ đô Brussels của Bỉ. Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập mà nhiều quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông (Nguồn: AFP/TTXVN) Bài...