Không sợ ma,”Mai An Tiêm” vào chốn thâm sơn “tìm vàng”
Bỏ qua những lời đồn đoán ma mị, suốt bao năm qua anh Trần Mạnh Thắng, thôn An Ninh, xã Vinh Quang ( huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) đã dấn thân chinh phục những vùng đất “thâm sơn cùng cốc” để làm giàu. Giờ đây khi ngắm nhìn cơ ngơi ấy, nhiều người ví anh như chàng Mai An Tiêm trong câu chuyện cổ tích xa xưa làm nên bao điều kỳ diệu.
Vang mãi khúc quân hành
Qua bao lần hò hẹn tôi mới tìm gặp được anh. Bởi anh Thắng chẳng bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Có hôm sáng sớm anh đã ở Hưng Yên để tìm cây giống, trưa lại ở Chiêu Yên (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) để thăm vườn của đồng đội cũ. Thoắt cái anh đã lên vườn chăm sóc cây.
Anh Trần Mạnh Thắng (bên phải) thu hoạch bưởi.
Trong bộ quần áo lính bạc màu, người thương binh Trần Mạnh Thắng dẫn chúng tôi thăm cơ ngơi của mình. Đứng giữa đồi cây rộng ngút tầm mắt, lắng nghe câu chuyện anh kể, tôi thầm cảm phục ý chí của ông chủ trang trại 21 ha này.
Năm 1983, chiến tranh biên giới phía Bắc diễn biến cam go, 20 tuổi, anh Thắng lên đường nhập ngũ. Trong một lần làm nhiệm vụ dò mìn, không may anh bị trúng mìn. Đối diện với cái chết, tiếng mìn nổ, mảnh vụn văng tung tóe khắp người, nhưng sau khi phục hồi vết thương, người lính trẻ ấy vẫn tình nguyện ở lại chiến đấu với tâm nguyện giành lại hòa bình cho đất nước.
Năm 1985, anh xuất ngũ mang theo những chứng tích chiến tranh. Thị lực giảm sút, nhiều mảnh vụn mìn vẫn chưa được lấy hết khiến anh đau nhức mỗi khi “trái gió trở trời”. Trở về nhà, sau khi lo toan thu vén mọi việc trong gia đình, anh quyết định cùng vợ con ra ở riêng lập nghiệp. Không đất đai, không đồng vốn giắt lưng, anh chạy vạy vay mượn để mua 8 ha đất.
Khi ấy cái tin “động trời” anh vay lãi để mua đất Khuôn Nụm khiến bao người lắc đầu ngao ngán. Có người bảo đó là đất ma, nhiều khe, nhiều hố sâu dẫn vào đấy chỉ có đi mà không trở về… Người rỉ tai bàn tán: “Chắc là di chứng chiến tranh tái phát…”.
Bỏ qua câu chuyện ma quỷ, lời đồn đại về mảnh đất “dữ”, chết chóc, anh cắt nghĩa đầy tính “duy vật”, con người sẽ chiến thắng tất cả. Vả lại, chiến trường năm xưa dạy anh rằng, đối diện với cái chết không đáng sợ khi ý chí bị khuất phục. Phương châm sống đầy nhiệt huyết ấy đã khiến người thương binh hạng 4/4 thêm sức mạnh làm nên nhiều điều khó tin.
Chinh phục sự sống
Ban đầu, nhìn khu đất hoang vu, heo hút chằng chịt khe núi, hố rãnh, anh xác định điều trước tiên phải thuần hóa, cải tạo vùng đất. Ông bà ta có câu “nhất nước, nhì phân…”. Một tháng ròng rã, anh “ném” bao sức lực để xây dựng con đập dài 50 m phục vụ tưới tiêu.
Để giải quyết nhu cầu lương thực, hàng ngày, anh cùng người vợ cặm cụi khai khẩn đất đai trồng ngô, lúa nương. Anh thu gom lau sậy, lá phơi khô đốt thành tro tãi cho đất đai thêm màu mỡ. Thế nên, cây ngô, cây lúa trồng lên đều xanh tốt mơn mởn, mỗi vụ gia đình cũng thu vài tấn thóc, ngô.
AnhTrần Mạnh Thắng cho cá ăn.
Khi quen dần với thổ nhưỡng, anh bắt đầu tính toán xây dựng mô hình kinh tế trang trại. Khó khăn trước mắt là vốn liếng khi ngân hàng định giá toàn bộ gia sản của anh không đủ để thế chấp. Một lần nữa anh “liều lĩnh” vay tiền với lãi suất cao để mua cây giống.
Hai vợ chồng ngày ngày nai lưng làm việc, ăn ngủ trên đồi để trồng và chăm sóc cây mía. Thấm thoắt, 10 vạn cây mía bén rễ, niềm hy vọng được thắp lên khi màu xanh cây mía phủ kín cả Khuôn Nụm. Vừa tìm được đầu ra cho sản phẩm anh nhạy bén xoay đồng vốn đầu tư một bộ ép mía và dụng cụ nấu mật phục vụ bà con.
Tiếp tục khai khẩn đất hoang trồng 3 ha chè cành, tận dụng con đập anh đầu tư chăn nuôi 0,5 ha ao cá. Sau 10 năm anh đã xây dựng mô hình kinh tế trang trại có quy mô đem lại thu nhập gần 400 triệu đồng/năm.
Có trong tay cơ ngơi đàng hoàng, thế nhưng anh lại “bỏ nhà, bỏ cửa” lên tận mảnh đất “thâm sơn cùng cốc” thôn Ngoan A, xã Xuân Quang mở trang trại thứ 2. Hơn 13 ha đất bỏ hoang, không trồng nổi cây gì chẳng ai dám đầu tư, thế mà anh lại bỏ tiền ra mua!
Biết tin, cả gia đình anh ra sức ngăn cản, không lo sao được khi thung lũng heo hút đến mức không có đường cho xe đạp vào, không có điện lưới, không sóng điện thoại. Mọi liên lạc với “ thế giới bên ngoài” gần như cắt đứt, sức khỏe anh lại yếu, biết thế nào khi mưa gió, trở trời…
Ngày ấy, khi anh Thắng lên rừng, vợ con khóc thút thít vì biết chẳng thể ngăn nổi người đàn ông “ngang bướng”. Anh mỉm cười hiền hậu, xòe đôi bàn tay thô ráp nắm chặt lấy tay chị rồi bảo: “Cuộc đời người lính là hành trình chinh phục sự sống để vươn lên”. Khúc quân hành ấy cứ ngân vang mãi, tạo cho anh ý chí thật kiên cường.
Xác định giao thông có thuận tiện thì kinh tế mới phát triển, anh chủ động thuê máy cuốc, máy ủi khai phá đường vào trang trại. Đoạn đường dài gần chục km như mở lối đi mới, thay đổi đời sống của vùng quê nghèo nơi đây. Tiếp tục chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, anh đắp con đập dài hơn 50 mét, độ cao 15 m, kéo điện lưới về tận trang trại.
Sau 1 năm trời gian khổ “nếm mật nằm gai”, 13 ha đất hoang đã được người thương binh ấy “thuần hóa” một cách quy củ, ngăn nắp. Ngày làm bạn với con dao, cây sậy tìm hiểu thổ nhưỡng, đêm về trong căn lều vắt vẻo nơi sườn núi anh lại trăn trở bài toán kinh tế. Vắt kiệt bao sức lực cho mảnh đất này, anh Thắng gầy đen đi nhiều, trông già mất vài tuổi.
Thời gian thấm thoát trôi, trang trại đã hình thành với màu xanh bạt ngàn của 1.200 gốc bưởi; 200 gốc ổi; 1.000 gốc xoan, 3 ha ngô cộng thêm 1,3 ha ao cá.
Người dân làng Ngoan A vẫn bảo nhau đố anh dám ốm. Ốm thế nào được với cơ ngơi thế này. Anh chia sẻ: “Phải nhanh như chong chóng mới kham nổi. Tất bật quanh năm với chè, mía, chuối, lúa, ngô, cá, chanh hồng…Có vụ huy động đến 40, 50 nhân công một ngày mới kịp thu hoạch giao hàng cho khách”.
Trung bình hai trang trại, mỗi tháng thu 2-3 tạ chè khô; 20 tấn chuối, 3-4 tấn cá, 40 tấn lúa, ngô/năm, đem lại nguồn thu 700 – 800 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động, mức thu nhập 3 – 5 triệu đồng/tháng.
Ngắm nhìn cơ ngơi ấy, nhiều người ví anh như chàng Mai An Tiêm trong câu chuyện cổ tích xa xưa làm nên bao điều kỳ diệu.
Năm 2014, anh vinh dự được dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc. Năm 2016, anh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi. Thế nhưng, đối với anh, niềm hạnh phúc lớn lao nhất đó là: “Vượt qua được bản thân, khẳng định “thương binh tàn nhưng không phế” như lời Bác đã dạy”. Nói xong anh cười rạng rỡ – nụ cười của người lính chiến thắng bao trận mạc…
Theo Giang Lam (Báo Tuyên Quang)
Video đang HOT
Chàng trai nằm bất tỉnh 2 ngày trong phòng trọ đang "chết mòn" đau đớn
Đã có chỉ định phẫu thuật não, nhưng trong nhà chẳng còn lấy một đồng, chàng trai trẻ người dân tộc Tày Vương Văn Huy đành ngậm ngùi nằm nhà chết dần chết mòn trong nỗi đau tột cùng.
Mưa rừng rả rích kéo dài mấy ngày liền không dứt, khiến con đường từ trung tâm xã Hà Lang đến thôn Hiệp (là thôn bản hẻo lánh bậc nhất xã Hà Lang, huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang) trở nên lầy lội. Đánh vật với chiếc xe máy cà tàng, phải vừa đi vừa đẩy, sau hơn hơn 1 giờ chúng tôi mới đi hết quãng đường đất dài hơn 7 km đến thôn.
Bất ngờ đổ bệnh khiến chàng trai này nằm liệt giường
Hơn năm trời chạy chữa cho con, cả nhà đã phải bán hết mọi thứ, lại vay mượn khắp nơi
Chật vật vượt qua con dốc trơn trượt, hiện ra trước mắt chúng tôi là căn nhà sàn lợp lá cọ đã quá cũ nát của gia đình em Huy đứng chơ vơ vơ trên sườn đồi hun hút gió.
Leo qua những bậc thang gỗ ọp ẹp lên sàn nhà, là một cảnh tượng buồn thảm đến nao lòng: một tấm đệm mỏng cáu bẩn trải ngay góc nhà là nơi chàng trai trẻ đáng thương nằm co quắp, mắt nhắm nghiền, 2 bờ mi vẫn còn vương nước mắt, chốc chốc em lại co rúm người lại vì rét khi những cơn gió lạnh lùa qua. Dường như gia đình chọn nơi kín gió nhất dành cho em.
Cuộc sống vốn khó khăn, nay Huy lại mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình đã lâm vào bước đường cùng.
Đang lúi húi với rổ lá thuốc, thấy khách đến, chị Vương Thị Hoan (37 tuổi) ngước lên gương mặt vẫn đang nhòe nhoẹt nước mắt, nói với chúng tôi: "Từ khi về nhà, em nó đau nhiều, nhưng không nói được chỉ khóc thôi, không có tiền mua thuốc, thầy lang trong bản bảo đem thuốc này về nấu cho em nó uống thì bớt đau".
Chị Hoan nghẹn ngào kể, nhà có đến 8 anh chị em, nên cuộc sống vô cùng chật vật, ai cũng phải sớm làm lụng vất vả để kiếm sống. Các anh chị em khác lần lượt có gia đình riêng, chỉ còn chị Hoan và người em Vương Văn Huy là ở cùng bố mẹ năm nay đã 75 tuổi.
Thương bố mẹ già yếu vất vả, chị Hoan và Huy đã sớm phải xa nhà đi làm thuê làm mướn, nhưng mong kiếm được chút tiền phụng dưỡng bố mẹ.
Cuối năm 2018 thì Huy bất ngờ đổ bệnh, khi ấy em đang làm thuê ở tỉnh Hưng Yên. Sau 2 ngày không thấy Huy đến chỗ làm, gọi điện cho em cũng không liên lạc được, những anh em cùng làm lo lắng vội tới nơi em ở trọ, thì vẫn thấy cửa phòng trọ vẫn cài then trong. Đoán có chuyện chẳng lành, mọi người phá cửa vào thì thấy Huy đã nằm bất tỉnh trên giường.
Căn bệnh của Huy cần phải phẫu thuật gấp, nhưng không có tiền gia đình đành phải đưa em về nhà
Thấy em vẫn còn thoi thóp thở, mọi người tức tốc đưa Huy đi cấp cứu ở bệnh viện Phố Nối, rồi chuyển Bạch Mai. Sau khi nhận kết quả lao phổi, lao màng não, Huy được chuyển sang bệnh viện Phổi Trung ương điều trị.
Để Huy được chữa trị hơn 1 năm trời, ở quê nhà bố mẹ em đã phải bán hết cả nương, bán cả con trâu đang chửa, cùng cả lợn nái và đàn lợn con, lại vay thêm ngân hàng chính sách nữa. Hiện nhà không còn lấy một đồng, trong khi bệnh tình của Huy chuyển biến phức tạp phải chữa trị lâu dài và vô cùng tốn kém.
"Bệnh nó nặng, lên cả não nên chữa cho nó tốn kém lắm. Bác sĩ bảo nó bị giãn não thất rồi, phải phẫu thuật ngay thôi, nhưng nhà em chẳng còn đồng nào, đành phải mang nó về", chị Hoan nói rồi đưa tay ôm mặt bật khóc nức nở.
Những tiếng thở dài não nề của bố mẹ già, tiếng khóc nghẹn ngào của người chị nghèo khó, khiến không gian chiều muộn nơi núi rừng Tuyên Quang càng thêm phần u ám.
Cùng chung cảm xúc thương cảm cho số phận bất hạnh của chàng trai trẻ, anh Lung Văn On, cán bộ Văn hóa xã Hà Lang ái ngại chia sẻ: "Nhà này nó khổ lắm, bán hết mọi thứ, vay ngân hàng chính sách rồi mà bệnh vẫn chưa khỏi, hết tiền lại phải cho về nhà. Nhìn thằng bé trước kia vốn khỏe mạnh là thế, nay nằm liệt một chỗ tội nghiệp lắm!"
Người chị chỉ còn biết làm dịu cơn đau cho em trai bằng nắm lá thuốc này!
Bất chợt 2 tay Huy cử động ra hiệu cho mọi người đến bên mình, dường như em muốn nói điều gì, nhưng không thể. Nhìn chàng trai trẻ miệng méo xệch ú ớ, 2 chân cứng đờ co quắp mà tôi khó cầm lòng mình được, quay mặt giấu đi giọt nước mắt đang rơi. Trong khi chị Hoan thì ôm chặt lấy em trai khóc nấc lên :
"Em ơi chị biết đưa em về nhà là có tội với em! Nhưng giờ bố mẹ và chị cũng không biết phải làm thế nào?"
Chị Hoan tâm sự, bác sĩ bảo bệnh của em cháu vẫn chữa được, nếu được phẫu thuật gấp. Các bác ơi, cứu em cháu với...
Chị Hoan thẫn thờ bên chuồng trâu, chuồng lợn trống không, bời con trâu chửa và đàn lợn con đã bán hết để cứu em
Không có tiền làm phẫu thuật, Huy đang "chết dần chết mòn" trong đau đớn!
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 3644: Chị Vương Thị Hoan.
Địa chỉ: Thôn Hiệp, xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. ĐT 0983220563
2. Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0451000476889
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 0451370477371
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 129 0000 61096
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 2611 000 3366 882
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number : 2611 037 3366 886
Swift Code: BIDVVNVX261
Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;
Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0721101010006
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Bao Dien tu Dan tri
Số TK: 0721101011002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206034036
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.
Tel: 0239.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Hương Hồng
Theo Dân trí
Tuyên Quang: Đoàn thanh niên chung tay phòng, chống dịch bệnh Phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Tuyên Quang đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn trên địa bàn toàn tỉnh nhanh chóng triển khai các hoạt động tại địa phương, chung tay cùng cộng đồng phòng, chống dịch bệnh . Các hoạt động như: Phát...