Không quân Trung Quốc xem Việt Nam là mối đe dọa vào năm 2030
Trong báo cáo về chiến lược trên không , Học viện Chỉ huy Không quân Trung Quôc xem Mỹ, Nhât Ban, Đài Loan và Viêt Nam là “những mối đe dọa” đối với không phận quân sự của nước này vào năm 2030.
Một sĩ quan Không quân Trung Quôc đứng gác cạnh chiếc tiêm kích J-10 tại căn cứ Yangcun, ngoại ô Thiên Tân – Anh: Reuters
Hãng tin Kyodo (Nhât Ban) ngày 3.8 dẫn một nghiên cứu về chiến lược trên không của Học viện Chỉ huy Không quân Trung Quôc khuyến nghị quân đội nước này cần tăng cường khả năng do thám và không chiến tại khu vực Tây Thai Binh Dương, bao gồm cả vùng lãnh thổ gần Nhât Ban.
Báo cáo này nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát triển và nâng cấp 9 loại “khí tài chiến lược”, gồm một loại máy bay ném bom chiến lược mới và một hệ thống phòng không trên bộ với mục đích cụ thể là đối phó Mỹ, quốc gia đang tăng cường hiện diện quân sự tại châu A – Thai Binh Dương.
Kyodo bình luận rằng sự bành trướng của Hải quân Trung Quôc đang gây chú ý cho cộng đồng thế giới, nhưng báo cáo nói trên của Học viện Chỉ huy Không quân Trung Quôc cho thấy Không quân Trung Quôc cũng đã bắt đầu có chiến lược tương tự như hải quân. Và điều này đồng nghĩa với việc căng thẳng trên biển giữa Bắc Kinh và Washington sẽ càng leo thang.
Tọa lạc tại Bắc Kinh, Học viện Chỉ huy Không quân Trung Quôc là một tổ chức nghiên cứu chính sách dành cho giới lãnh đạo không quân. Báo cáo nói trên được học viện này chuẩn bị hồi tháng 11.2014 và những báo cáo trước đây của tổ chức này được xem như bản định hướng cho việc hoạch định chính sách của chinh phu, theo Kyodo.
Trong báo cáo, Học viện Chỉ huy Không quân Trung Quôc còn liệt kê Mỹ, Nhât Ban, Đài Loan và Viêt Nam vào danh sách “những mối đe dọa” đối với không phận quân sự của nước này vào năm 2030.
Video đang HOT
Ngoài ra, học viện quân sự này cũng khuyến nghị quân đội Trung Quôc mở rộng quy mô do thám trên không. Kyodo nhận xét, báo cáo hé lộ sự tự tin vào khả năng đối phó với quân đội Mỹ của giới chỉ huy quân đội Trung Quôc.
Bản báo cáo của Học viện Chỉ huy Không quân Trung Quôc đề xuất nên có sự hợp tác giữa không quân và hải quân để củng cố năng lược phòng không tại vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh đơn phương thiết lập ở biển Hoa Đông cách đây 2 năm.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Chuyên gia Trung Quốc: Bắc Kinh không nên lập ADIZ ở Biển Đông
Một học giả hàng đầu của Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh không nên lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông để giảm sự căng thẳng trong khu vực.
Trung Quốc bồi đắp phi pháp đảo nhân tạo ở đá Tư Nghĩa.
"Trung Quốc nên tránh đơn phương tuyên bố về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông để có thể làm giảm sự căng thẳng trong khu vực", tờ Diplomat dẫn phát biểu của một học giả hàng đầu Trung Quốc tại một Hội thảo mới được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington (Mỹ) ngày 21/7 vừa qua.
Tiếp theo sự lo lắng về việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động bồi đắp phi pháp đảo nhân tạo và quân sự hóa các cơ sở mới bồi đắp đó, các nước trong khu vực và những nước liên quan khác lại phải lo lắng về việc Bắc Kinh có thể áp đặt một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông, giống như từng làm với biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013. Giới phân tích cho rằng thiết lập ADIZ có thể giúp mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của không quân Trung Quốc và áp đặt lệnh cấm với máy bay của các nước khác khi bay qua khu vực.
Khi được hỏi về những gì Trung Quốc nên và không nên làm, ông Wu Sichun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Trung Quốc, đã phát biểu với cử tọa tại Hội thảo CSIS ở Washington D.C. rằng Bắc Kinh không nên cố đơn phương tuyên bố thành lập ADIZ. Ông Wu cũng gợi ý rằng cố gắng đó của Trung Quốc có thể là một cách để nước này phát tín hiệu kiềm chế và giảm căng thẳng ở Biển Đông.
Bình luận trên của ông Wu nằm trong một "danh sách nên và không nên" rất dài mà ông này gợi ý cho cả hai phía Mỹ và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Khi Diplomat đề nghị làm rõ danh sách những điều mà Trung Quốc không được làm, ông Wu đã gợi ý một loạt hành động trong đó có việc không nên tuyên bố ADIZ, đảm bảo tự do hàng hải và đẩy nhanh việc thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Các công trình nạo vét biển, bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc chiếu theo COC đã làm dư luận khu vực dậy sóng lo lắng về những đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông ngày càng ngang ngược của Bắc Kinh cũng như những căng thẳng do nước này gây ra nói chung.
Giám đốc Wu Sichun cũng gợi ý rằng Mỹ không nên cố ép Trung Quốc và nên kiên định với lập trường trung lập. Ông Wu phát biểu rằng Mỹ nên có cách tiếp cận vấn đề Trung Quốc và Biển Đông trên nguyên tắc "tôn trọng lẫn nhau" và cả hai nước Mỹ - Trung nên đẩy mạnh hợp tác quốc phòng theo tinh thần này.
Bên cạnh "danh sách nên và không nên", ông Wu cũng đề xuất một cơ chế tham vấn khu vực với các vấn đề hàng hải. Tuy nhiên, ông Wu không nêu rõ cơ chế đó sẽ phối hợp với hàng loạt thể chế tương tự đã có như thế nào, trong đó đáng kể là Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus) và Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng, một cơ chế mới và trọng tâm hơn cả.
Ông Wu cũng kiên quyết bác bỏ các hành động can dự có thể có của Nhật Bản ở Biển Đông và cho rằng chúng chỉ làm tình hình thêm đáng ngại.
Tướng diều hâu La Viện: Trung Quốc nên dùng vũ lực đối phó Philippines
Trong khi học giả Trung Quốc không muốn tình hình Biển Đông thêm phức tạp hơn thì giới quân đội Bắc Kinh lại kêu gọi nước này dùng vũ lực để đối phó với Philippines.
Ngày 21/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã dẫn lời Tướng La Viện thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) kêu gọi Bắc Kinh nên sử dụng vũ lực nếu Philippines không chịu rút khỏi bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Theo IB Times, Tướng La nêu rằng Philippines gần đây đã gia cố chiếc tàu mắc cạn mà nước này dùng làm căn cứ cho các binh sĩ tại bãi Cỏ Mây. Ông La lớn tiếng nói rằng nếu Philippines không đủ khả năng tháo dỡ chiếc tàu, thì có thể thuê Trung Quốc sửa chữa và tháo dỡ. Khi đó, Bắc Kinh sẽ đối xử với các thuyền viên trên tàu như "người tị nạn", thậm chí "còn cho họ viện trợ nhân đạo". Còn nếu Manila từ chối "lời đề nghị hào phóng" trên, Trung Quốc hãy "dùng vũ lực để đưa con tàu ra xa và chiếm lấy bãi cạn" (?)
Viên tướng diều hâu còn cảnh báo Trung Quốc có thể sử dụng các phương pháp "vượt ngoài sức tưởng tượng của Philippines".
Từ nhiều tháng qua, quân đội Philippines đã lặng lẽ gia cố chiếc tàu hải quân BRP Sierra Madre mắc cạn trên bãi Cỏ Mây từ năm 1999, trong bối cảnh Trung Quốc đang rầm rộ xây các đảo nhân tạo gần đó. BRP Sierra Madre là chiếc tàu đổ bộ dài 100m từng thuộc biên chế của hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Tàu sau đó được chuyển cho Philippines và hải quân nước này đã cố ý cho tàu lao vào Bãi Cỏ Mây, mắc cạn tại đây và biến nó thành một tiền đồn đóng quân, phục vụ tuyên bố chủ quyền của Manila trong khu vực quần đảo Trường Sa. Trong khi là một tiền đồn quân sự, BRP Sierra Madre trên danh nghĩa là một tàu hải quân đang phục vụ trong hải quân Philippines. Điều đó có nghĩa là nước này có thể yêu cầu Mỹ hỗ trợ trong trường hợp tàu bị tấn công, theo các điều khoản trong một hiệp ước an ninh được ký giữa hai nước nhiều thập niên trước, một số quan chức quân đội Philippines cho biết. "Cho dù nó có bị phủ kín bởi rỉ sét, nó vẫn là một tàu hải quân trong biên chế đang làm nhiệm vụ. Đó là biểu tượng cho chủ quyền của chúng tôi", một tướng quân đội Philippines tuyên bố.
Bạch Trúc - Hoài My
Theo Diplomat
Quân đội Trung Quốc đã có 36 "máy bay ném bom B-52" săn tàu Mỹ Trung Quốc có 2 trung đoàn máy bay H-6K, có thể thâm nhập Thái Bình Dương đi săn tàu chiến Mỹ, thậm chí xâm nhập vùng phòng không Guam Mỹ. Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 19 tháng 7 dẫn tạp chí "Tuần san" Mỹ ngày 17 tháng 7 có bài viết cho rằng, hiện nay, lực lượng máy bay ném bom...