Không quân Trung Quốc tập trận ở Thái Bình Dương đe dọa Mỹ, Philippines?
Trung Quốc điều máy bay ném bom bay qua eo biển Bashi và đến Tây Thái Bình Dương là để đe dọa các động thái gần đây của Mỹ và đòi Philippines biết giữ mình.
Trung Quốc khoe hình ảnh máy bay ném bom chiến lược H-6K tham gia tập trận ở Tây Thái Bình Dương (nguồn mạng sina TQ)
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 1 tháng 4 dẫn hãng tin Reuters Anh ngày 30 tháng 3 đưa tin, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, Không quân Trung Quốc ngày 30 tháng 3 đã tổ chức huấn luyện biển xa lần đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương. Hành động này có thể làm trầm trọng hơn quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Biển Đông trong đó có Philippines.
Người phát ngôn Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa cho biết, máy bay Không quân Trung Quốc bay qua eo biển Bashi đến Tây Thái Bình Dương triển khai huấn luyện biển xa. Eo biển Bashi nằm ở giữa Đài Loan và Philippines.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã trưng hình ảnh về máy bay ném bom tầm xa và nhân viên tổ lái đậu ở trên bãi đáp, đồng thời cho biết, những máy bay chiến đấu này quay trở lại cùng ngày.
Theo truyền thông, đây là lần đầu tiên Không quân Trung Quốc triển khai huấn luyện ở vùng trời cách bờ biển Trung Quốc xa xôi như vậy. Thân Tiến Khoa cho biết, tổ chức huấn luyện biển xa là cách làm phổ biến của không quân các nước lớn.
Trung Quốc khoe hình ảnh máy bay ném bom chiến lược H-6K tham gia tập trận ở Tây Thái Bình Dương (nguồn mạng sina TQ)
Theo bài báo, lập trường “ngày càng cứng rắn” (yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý, phi pháp) của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông đã làm cho rất nhiều nước láng giềng lo ngại. Biển Đông có thể tàng trữ rất nhiều tài nguyên dầu mỏ và khí đốt, Bắc Kinh đã đưa ra yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) đối với hầu như toàn bộ Biển Đông (mà chẳng có tí căn cứ pháp lý và lịch sử nào, chỉ có lịch sử cưỡng chiếm năm 1974, 1988… vi phạm nguyên trọng luật pháp quốc tế).
Theo hãng tin AFP Pháp ngày 31 tháng 3, Không quân Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức huấn luyện biển xa ở Tây Thái Bình Dương cho thấy phạm vi hoạt động quân sự của Bắc Kinh ngày càng mở rộng.
Theo hãng tin nhà nước Tân Hoa xã Trung Quốc, vài máy bay của Không quân Trung Quốc ngày 30 tháng 3 đã bay qua eo biển Bashi đến vùng trời Tây Thái Bình Dương.
Những năm gần đây, do tranh chấp lãnh thổ (Trung Quốc cố tình gây ra, xuất phát từ mưu đồ độc chiếm Biển Đông – PV), quan hệ giữa Bắc Kinh và một số nước láng giềng ven Biển Đông ngày càng căng thẳng.
Trung Quốc khoe hình ảnh máy bay ném bom chiến lược H-6K tham gia tập trận ở Tây Thái Bình Dương (nguồn mạng sina TQ)
Video đang HOT
Bài báo cho rằng, đồng thời, Bắc Kinh cũng luôn mở rộng phạm vi hoạt động quân sự. Năm 2012, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đưa vào hoạt động. Năm 2013, Trung Quốc tuyên bố (đơn phương) lập ra Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông. Theo truyền thông Nhật Bản, Trung Quốc cũng xem xét lập cái gọi là “Vùng nhận dạng phòng không” tương tự ở Biển Đông. Việc làm này có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng của khu vực này.
Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông ngày 31 tháng 3 đăng bài viết “Không quân Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức diễn tập ở Tây Thái Bình Dương” cho rằng, theo trang mạng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tại Quảng Châu, người phát ngôn Thân Tiến Khoa cho hay, ngày 30 tháng 3 Không quân Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức lực lượng hàng không đến Tây Thái Bình Dương triển khai huấn luyện biển xa.
Thân Tiến Khoa nói, diễn tập lần này là sắp xếp mang tính thường lệ trong kế hoạch huấn luyện thường niên của Không quân Trung Quốc, không nhằm vào bất cứ quốc gia và mục tiêu cụ thể nào.
Theo bài báo, tuy nhiên, chuyên gia quân sự Trung Quốc (Thượng Hải) Nghê Lạc Hùng cho rằng, cuộc diễn tập này rõ ràng được tiến hành để đối phó Mỹ gần đây kêu gọi các nước ASEAN tiến hành tuần tra trên Biển Đông. Những năm gần đây, năng lực của Không quân Trung Quốc không ngừng tăng cường.
Trung Quốc khoe hình ảnh máy bay ném bom chiến lược H-6K tham gia tập trận ở Tây Thái Bình Dương (nguồn mạng sina TQ)
Nghê Lạc Hùng cho rằng: “Điều này rõ ràng là bước đi có tính toán. Gần đây, Mỹ liên tiếp có các động thái, đã làm gia tăng tình hình căng thẳng của khu vực Biển Đông. Cuộc diễn tập lần này của Không quân Trung Quốc có thể tiếp tục làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng, nhưng toàn thế giới sẽ nhìn rõ ai đã gây ra vấn đề trước tiên”.
Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ Robert Thomas gần đây cho biết hạm đội của ông sẽ ủng hộ các nước Đông Nam Á tuần tra ở Biển Đông. Truyền thông nhà nước Trung Quốc yêu cầu Mỹ không được “xen vào việc của người khác”, can thiệp vấn đề của nước khác.
Theo bài báo, Nghê Lạc Hùng nói, cuộc diễn tập lần này cũng là nhằm cảnh cáo Philippines không được xích lại quá gần với Mỹ.
Theo trang mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản ngày 31 tháng 3, Không quân Trung Quốc ngày 30 tháng 3 lần đầu tiên tổ chức diễn tập ở vùng trời Tây Thái Bình Dương. Về chi tiết của cuộc diễn tập lần này, bên ngoài biết rất ít. Truyền thông Trung Quốc đưa tin về cuộc diễn tập lần này kèm theo một số hình ảnh máy bay ném bom mới của Không quân Trung Quốc cho thấy, cuộc diễn tập lần này có thể lấy ném bom chiến lược làm tiêu điểm quan tâm.
Cuộc diễn tập lần này cho thấy, Trung Quốc có ý đồ triển khai cho các quân binh chủng làm tốt chuẩn bị cho thực hiện các hành động ở biển xa. Cùng với việc Trung Quốc trỗi dậy và mối quan tâm chiến lược đối với các vùng biển gần ở châu Á tăng lên, Quân đội Trung Quốc bắt đầu nỗ lực tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu tầm xa, các cuộc diễn tập gần đây của Không quân Trung Quốc chỉ là một bước đi hướng tới có năng lực viễn chinh mạnh.
Máy bay ném bom tầm xa H-6K Trung Quốc
Mỹ cảm thấy lo ngại đối với hiện đại hóa của Không quân Trung Quốc. Năm 2014, báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng: “Không quân Trung Quốc đang tìm cách hiện đại hóa với quy mô chưa từng có trong lịch sử, đồng thời nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về một loạt năng lực với các nước phương Tây, bao gồm máy bay, chỉ huy và kiểm soát, gây nhiễu và tác chiến điện tử”.
Cuộc diễn tập lần này cũng nhắc nhở rằng, Không quân Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động tới ngoài khu vực biên giới láng giềng. Do lãnh đạo Quân đội Mỹ gần đây kêu gọi các nước Đông Nam Á tiến hành tuần tra liên hợp ở Biển Đông (và kêu gọi Nhật Bản tiến hành tuần tra trên không ở khu vực này), Trung Quốc có đủ lý do nhắc nhở “các nhà quan sát” chú ý phạm vi ảnh hưởng và năng lực của Không quân Trung Quốc.
Theo Giáo Dục
Người "suýt xóa sổ không quân Trung Quốc" là ai?
Tạp chí Nhân vật Hoàn Cầu (thuộc báo Hoàn Cầu) hôm 17/11 điểm danh 11 tư lệnh không quân trong lịch sử Trung Quốc, trong đó nhân vật được đặc biệt nhắc tới là Ngô Pháp Hiến - một viên tướng có tài nhưng mù quáng đến mức "suýt xóa sổ cả không quân Trung Quốc".
Cựu Tư lệnh không quân Trung Quốc Ngô Pháp Hiến. Ảnh: Phượng Hoàng
Thờ nhầm chủ
Trong những năm đầu sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1/10/1949), không quân Trung Quốc cũng như các lĩnh vực khác, có những bước phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, cùng với việc Tư lệnh không quân thứ 2 Ngô Pháp Hiến từng bước trở thành nhân vật chủ chốt của tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu, ông Ngô không chỉ bị cáo buộc "phạm tội nghiêm trọng" trong Cách mạng Văn hóa (CMVH), mà còn "suýt chút nữa xóa sổ toàn bộ lực lượng không quân".
Ngô Pháp Hiến xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Giang Tây. Sau khi tham gia cách mạng, Ngô dần dần phát triển thành một chỉ huy thiện chiến và nhà công tác chính trị - tư tưởng. Từ Quân đoàn 1 Hồng quân thời Trường Chinh cho đến Sư đoàn 115 thuộc Bát lộ quân trong thời kỳ kháng chiến, Ngô Pháp Hiến luôn là nhân vật xuất chúng trong đội ngũ của Lâm Bưu.
Sau khi chiến tranh kháng Nhật của Trung Quốc thắng lợi, Ngô Pháp Hiến dẫn quân về vùng Đông Bắc, gia nhập Quân đoàn dã chiến Đông Bắc. Ngô một lần nữa trở thành bộ hạ của Lâm Bưu.
Tướng Ngô Pháp Hiến (phải) và cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.
Trung thành tuyệt đối với Lâm Bưu
Ngô Pháp Hiến theo "phò tá" Lâm Bưu trong một thời gian dài, đồng thời cũng vô cùng sùng bái Lâm và được Lâm cất nhắc. Ngô Pháp Hiến thậm chí từng thề thốt trước vợ chồng Lâm Bưu rằng: "Trời, đất, vũ trụ có thay đổi, nhưng lòng trung thành của tôi với Phó chủ tịch Lâm vĩnh viễn không đổi".
Thời kỳ đầu CMVH, Ngô Pháp Hiến cũng từng bị "đấu tố", thậm chí tưởng như đã tới bước đường cùng. Nhưng Ngô luôn được Lâm Bưu ra tay bảo vệ.
Có lần, "phe tạo phản" đang đấu tố Ngô Pháp Hiến dữ dội, Lâm Bưu liền phái cảnh vệ xông vào hội trường hộ tống Ngô Pháp Hiến ra ngoài. Lâm Bưu nhiều lần khẳng định - "Ngô Pháp Hiến là đồng chí tốt, là thành viên cánh tả. Không những không được kỳ thị, mà còn phải trọng dụng".
Vào thời điểm đó, Lâm Bưu là Phó thống soái, không ai dám chống lệnh ông ta. Từ đây, Ngô Pháp Hiến nhanh chóng biến thành tay sai đắc lực cùng Lâm Bưu đi... đấu tố người khác.
Lòng trung thành của Ngô Pháp Hiến đối với Lâm Bưu không chỉ thể hiện ở việc phục tùng tuyệt đối, mà gần như đến mức bất chấp mọi nguyên tắc. Đặc biệt, mọi công tác trong không quân, Ngô đều thực hiện theo lời của Lâm. Lâm Bưu sai Ngô vu cáo người khác, ông này cũng nghe theo.
Ngô Pháp Hiến và Lâm Bưu (thứ 2 và thứ 3 từ trái qua).
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của CMVH, tham vọng của Lâm Bưu càng ngày càng lớn. Lâm quyết tâm hạ bệ những kẻ đối địch và sai Ngô Hiến Pháp ra mặt vu cáo hãm hại Tổng tham mưu trưởng Dương Thành Võ, Chính ủy không quân Dư Lập Kim và Tư lệnh Bộ đội Vệ Tuất Bắc Kinh Phó Sùng Bích.
Ngày 24/3/1968, Tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương tổ chức hội nghị tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh với sự tham gia của hơn 10.000 quân đồn trú. Lâm Bưu tuyên bố trước hội nghị rằng Dương Thành Võ, Dư Lập Kim và Phó Sùng Bích "tấn công vũ trang Cách mạng Văn hóa Trung ương", "âm mưu chiếm đoạt quyền lực không quân". Sau đó, chính quyền Bắc Kinh quyết định cách chức 3 ông, đây chính là "sự kiện Dương, Dư, Phó" nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Gọi con trai Lâm Bưu là "siêu thiên tài", trao cả không quân vào tay "giặc"
Vợ chồng Lâm Bưu - Diệp Quần thấy Ngô Pháp Hiến nhất mực trung thành, cho nên đã gửi con trai Lâm Lập Quả - sử dụng tên gọi khác là Lý Quả - và con gái Lâm Lập Hoành vào công tác trong không quân.
Năm 1967, Lý Quả gia nhập không quân khi mới 23 tuổi. Ngô Pháp Hiến sắp xếp cho Lý làm thư ký Văn phòng Bộ Tư Lệnh. Chỉ sau vài tháng, Lý được Ngô Pháp Hiến giới thiệu vào đảng.
Hai năm sau, Lý Quả được thăng chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Bộ Tư lệnh kiêm Thứ trưởng Bộ tác chiến. Nhập ngũ được hơn hai năm với tuổi đời chỉ 25, Lý đã trở thành cán bộ cấp phó Sư đoàn.
Tháng 10/1969, Ngô Pháp Hiến triệu tập cấp dưới, tuyên bố rằng - "Lý Quả là một siêu thiên tài, có thể chỉ huy và điều động tất cả lực lượng không quân. Chúng ta phải nghe theo Lý Quả". Nói cách khác, Ngô đã trao quyền chỉ huy toàn bộ lực lượng không quân Trung Quốc vào tay con trai của Lâm Bưu.
Sau khi thâu tóm được quyền lực, Lý Quả bí mật tổ chức "Hạm đội liên hợp" âm mưu đảo chính vũ trang. Tháng 3/1971, Lý chủ trì thiết lập kế hoạch đảo chính mang tên "Công trình kỷ yếu 571", âm mưu ám sát Mao Trạch Đông và thay đổi cả Trung ương nhưng thất bại.
Ngày 13/9/1971, Lý Quả cùng Lâm Bưu, Diệp Quần ngồi máy bay bỏ trốn và gặp nạn ở Mông Cổ.
Năm 1981, với tội danh là chủ phạm trong vụ án "Lâm Bưu, Giang Thanh phản cách mạng", Ngô Pháp Hiến bị kết án 17 năm, tước quyền chính trị trong 5 năm.
qTheo Đại Lộ
Không quân Trung Quốc sợ chim và máy bay mô hình Quân đội Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa ngay chính trong bầu trời của họ, không phải vì máy bay địch xâm lược, mà vì những đàn chim bồ câu và máy bay mô hình điều khiển từ xa của người TQ. Ảnh:Một mô hình trực thăng trong thành phố ở TQ Theo giới truyền thông nhà nước TQ, các hoạt động...