Không quân Trung Quốc mang Su-27UBK “đề phòng bất trắc” Myanmar
TQ được cho là đã triển khai máy bay chiến đấu Su-27UBK và máy bay cảnh báo sớm KJ-200 để đe dọa Myanmar, “đề phòng bất trắc” khi Myanmar tổng tiến công.
Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu Su-27UBK ở khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar (nguồn mạng sina TQ)
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 30 tháng 3 đưa tin, gần đây, trên các trang mạng có tin cho biết, Không quân Trung Quốc đã triển khai máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-27UBK ở biên giới Trung Quốc-Myanmar để tăng cường khả năng “cảnh giới phòng không” ở biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Theo tuyên truyền của bài báo, việc làm này cho thấy Không quân Trung Quốc nâng cấp (leo thang quân sự) hành động triển khai quân sự ở biên giới Trung Quốc-Myanmar, trên thực tế việc tổng tiến công của Quân đội Myanmar đối với khu vực Kokang sắp đến, tăng cường nắm chắc tình hình khu vực liên quan để “đề phòng bất trắc”.
Bài báo cho hay, Không quân Trung Quốc triển khai máy bay KJ-200 ở biên giới tỉnh Vân Nam có nghĩa là đã thiết lập Trung tâm chỉ huy hướng dẫn đối không ở địa phương, quyền hạn chỉ huy đánh chặn đã đưa ra.
Do Trung tâm chỉ huy hướng dẫn địa phương thống nhất chỉ huy tác chiến phòng không của khu vực biên giới Vân Nam, nhìn vào các thông tin từ nước ngoài, KJ-200 có 6 trạm làm việc, thường cho rằng, mỗi trạm làm việc của máy bay cảnh báo sớm có thể xử lý khoảng 20 – 40 nhóm mục tiêu trên không.
Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu Su-27UBK ở khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar (nguồn mạng sina TQ)
Trong tình hình hướng dẫn cụ thể, có thể xử lý 2 – 5 nhóm mục tiêu, như vậy, KJ-200 nếu trực trên cao 9.000 m, tầm bao quát của radar máy bay này khoảng 400 km, đã có thể bao trùm lên toàn bộ miền bắc Myanmar. Nhìn vào bản đồ, khoảng cách đường chim bay của miền bắc Myanmar chỉ khoảng 380 km.
KJ-200 được bài báo cho là có thể đồng thời kiểm soát 120 – 240 mục tiêu trên không, đồng thời hướng dẫn cho 12 – 30 tốp máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ đánh chặn, nhìn vào tình hình biên giới Trung Quốc-Myanmar hiện nay, chỉ tiêu này đã đủ. Nhìn vào năng lực hệ thống chỉ huy hướng dẫn của Không quân Myanmar, sẽ không thể điều động quá nhiều máy bay đồng thời cất cánh tác chiến.
Ngoài ra, theo mạng sina, máy bay KJ-200 cũng trang bị hệ thống thông tin tương đối hoàn thiện, có thể tận dụng ưu thế hoạt động tương đối cao, tiến hành thông tin chuyển tiếp không dây, trở thành một trung tâm thông tin trên không, kết nối thông tin giữa các quân binh chủng khu vực liên quan. Trên thực tế, trong nhiều thảm họa tự nhiên, do hạ tầng thông tin mặt đất bị tổn thất, Không quân Trung Quốc đã điều động máy bay cảnh báo sớm trên không làm trung tâm thông tin, trao đổi-kết nối giữa các quân binh chủng và giữa quân đội với địa phương.
Nhìn vào các hình ảnh có liên quan, Không quân Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu Su-27UBK triển khai ở địa phương, như vậy, có thể Không quân Myanmar đã triển khai máy bay chiến đấu MiG-29 ở miền bắc Myanmar.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Myanmar
Trước đó, khi tác chiến ở miền bắc Myanmar, Không quân Myanmar đã nhiều lần sử dụng 3 loại máy bay cánh cố định như J-7, Q-5 và K-8 (đều mua của Trung Quốc), những máy bay này đều không có hệ thống dẫn đường chính xác như dẫn đường quán tính, vẫn áp dụng hệ thống dẫn dường có độ chính xác tương đối thấp như la bàn không dây, sai số dẫn đường khá lớn, tác chiến ở các khu vực nhạy cảm như biên giới tồn tại điểm yếu tương đối lớn.
Trong khi đó, máy bay MiG-29 (mua của Belarus, Nga) trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, độ chính xác tương đối cao, máy bay MiG-29SE kiểu mới có thể còn trang bị GPS; ngoài ra, nghe nói, MiG-29SE đã có năng lực bắn tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động R-77E. Nhưng, cho dù MiG-29SE chỉ có thể bắn tên lửa không đối không dẫn đường radar bán chủ động R-27E, thì khi chỉ dựa vào J-7H triển khai ở địa phương, Không quân Trung Quốc sẽ không thể ứng phó, vì vậy cần triển khai Su-27 để đe dọa, uy hiếp.
Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Trung Quốc đã được cải tạo tổng hợp, đã được nâng cấp radar N001, đã trang bị máy tính mới, có thể bắn tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động R-77, nếu đối phương (Myanmar) chỉ có thể bắn R-27E, máy bay Su-27UBK Không quân Trung Quốc chỉ dựa vào thông tin do máy bay cảnh báo sớm KJ-200 cung cấp cũng có thể chiến thắng đối phương – bài báo nói đến tình hình không chiến có thể xảy ra với Myanmar.
Ngoài ra, Không quân Trung Quốc triển khai Su-27UBK là do máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi này có 2 phi công, có thể luân phiên lái máy bay, giảm gánh nặng cho phi công, có lợi cho thực hiện nhiệm vụ tác chiến lâu dài. Điều này cho thấy ý đồ của Không quân Trung Quốc là điều máy bay tác chiến thế hệ thứ ba như Su-27UBK để duy trì “hiện diện lâu dài” trên bầu trời biên giới Trung Quốc-Myanmar, tiến hành “đe dọa, uy hiếp” – bài báo đe dọa.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 Trung Quốc tiến hành theo dõi trên không (nguồn mạng sina TQ)
Tuy nhiên, sự kiện lần này cũng cho thấy, số lượng máy bay cảnh báo sớm của Không quân Trung Quốc không đủ. Nhìn vào các hình ảnh, hiện nay, Không quân Trung Quốc chỉ triển khai 1 chiếc máy bay cảnh báo sớm KJ-200 ở biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Theo kinh nghiệm của quân đội các nước, muốn duy trì 1 máy bay cảnh báo sớm trên không 24/24, ít nhất cần có 3 máy bay (1 chiếc trực ban trên không, 1 chiếc đợi lệnh ở mặt đất, 1 chiếc dự bị). Xét tới mỗi giai đoạn đều có 1 chiếc dự bị, như vậy con số này phải tăng lên 4 chiếc. Trên thực tế, con số này cũng là chỉ tiêu cơ bản mua máy bay cảnh báo sớm của rất nhiều nước.
Trung Quốc hiện đã nghiên cứu chế tạo 2 thế hệ máy bay cảnh báo sớm, số lượng máy bay cảnh báo sớm đã trên 10 chiếc. Nhưng đối với lãnh thổ có diện tích rộng, số lượng như vậy vẫn không đủ, chỉ có thể tập trung ở “các khu vực trọng điểm như đông nam”, phương hướng chiến lược khác chỉ có thể dựa vào radar mặt đất để tiến hành giám sát tình hình trên không.
Vì vậy, bài báo cho rằng, đối với Trung Quốc, cần đẩy nhanh sản xuất và trang bị máy bay cảnh báo sớm KJ-500, triển khai máy bay cảnh báo sớm với số lượng nhất định ở các phương hướng chiến lược, khắc phục sơ hở về thông tin trên không.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 Trung Quốc phát triển trên nền tảng máy bay vận tải Y-9 (nguồn mạng sina TQ)
Không quân Trung Quốc còn tồn tại một hạn chế, đó là thiếu máy bay vận tải cỡ lớn, máy bay công nghệ cao hiện đại; yêu cầu đối với các phương tiện bảo đảm hậu cần tương đối cao, chẳng hạn xe bao đảm gồm xe điều hòa, xe nguồn điện. Vì vậy, triển khai máy bay chiến đấu hiện đại ở khu vực nhất định hoàn toàn không giống như tưởng tượng, máy bay bay qua là xong, mà cần vận chuyển đường không những xe và thiết bị hậu cần này mới có thể hình thành năng lực tác chiến liên tục.
Trước đây, Không quân Trung Quốc triển khai chuyển tiếp thường xuất hiện hình ảnh là – máy bay chiến đấu bay lượn trên không, sáng đi chiều đến, xe cộ bảo đảm lại phải hành tiến chậm chạp trên đoàn tàu, cần vài ngày mới có thể đến nơi. Cho nên, đến khi máy bay vận tải cỡ lớn IL-76 biên chế mới sơ bộ giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, số lượng máy bay vận tải cỡ lớn IL-76 của Không quân Trung Quốc cũng không đủ, theo các nguồn tin quốc tế, máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc có khoảng 20 – 30 chiếc, quy mô như vậy đã hạn chế năng lực vận tải đường không của không quân, cũng đã hạn chế năng lực cơ động và triển khai nhanh chóng của không quân. Vì vậy, theo bài báo, đối với Không quân Trung Quốc, cần phải đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải cỡ lớn Y-20, nâng cao năng lực cơ động và triển khai nhanh chóng cho không quân nước này.
Máy bay vận tải cỡ lớn IL-76 của Không quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Theo Giáo Dục
Trung Quốc lần đầu tập trận không quân trên tây Thái Bình Dương
Không quân Trung Quốc hôm qua 30/3 tiến hành cuộc tập trận đầu tiên trên không phận tây Thái Bình Dương. Theo giới phân tích, động thái này nhằm phản ứng trước lời đề nghị hỗ trợ ASEAN tuần tra chung ở biển Đông do Mỹ đưa ra hồi giữa tháng này.
Bức ảnh phi đội may bay nem bom tâm xa thê hê mơi, đăng trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua 30/3 đăng tải thông tin về cuộc tập trận trên cùng một vài bức ảnh phi đội may bay nem bom tâm xa thê hê mơi, dan hang trên đương băng cung các phi công.
SCMP dẫn lời phát ngôn viên không quân Trung Quốc, Đại tá Shen Jinke cho biết các máy bay của không quân đã bay trên kênh đào Bashi, giữa Đài Loan và Philippines, rồi quay trở lại căn cứ trong cùng ngày. Tuy nhiên, ông Shen không nói rõ số lượng máy bay hay đia điêm căn cứ.
Đại tá Shen tuyên bô cuôc tâp trân lân nay nhăm "nâng cao năng lưc tac chiên cua không quân", la việc cac nươc lơn thương xuyên thưc hiên. Ông cho hay hoạt động lần này năm trong kê hoach tâp trân thương niên cua quân đôi Trung Quốc, "tuân theo các quy định của luật pháp quốc tế và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào".
Tuy nhiên, ông Ni Lexiong, một chuyên gia quân sự tại Thượng Hải, nhận định: "Rõ ràng đây là một động thái được tính toán trước nhằm phản ứng với các hành động từ phía Mỹ".
Hôm 17/3, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ ở Thái Bình Dương, chuẩn đô đốc Robert Thomas phát biểu tại Malaysia rằng hải quân ASEAN nên tổ chức lực lượng tuần tra chung ở biển Đông, và Hạm đội 7 Mỹ sẵn sàng hỗ trợ.
Theo ông Ni, cuộc tập trận không quân ngày 30/3 sẽ khiến căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, và Bắc Kinh muốn "cả thế giới hiểu rằng ai là người gây chuyện trước". Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng ra sức ủng hộ đường lối của Bắc Kinh khi nói Mỹ hãy ngừng "dính mũi vào chuyện của người khác".
Ngoài ra cuộc tập trận ngày 30/3 cũng nhằm gửi một thông điệp rõ ràng đến cho Philipines, đó là "đừng thân Mỹ quá mức", ông Ni cho hay.
Hiện Trung Quốc đang ngang nhiên tiến hành các động thái cải tạo các bãi đá trên biển Đông tại các vùng biển tranh chấp, làm gia tăng căng thẳng.
Ngoai trương Philippines hôm 26/3 cao buộc Trung Quôc đang tim cach kiêm soat Biên Đông băng môt kê hoach banh trương thông qua cai tao đảo quy mô lơn, bât châp sư phan đôi cua cac nươc liên quan.
Trước đó, các nghị sĩ hàng đầu của Mỹ hôm 19/3 đã bày tỏ lo ngại về quy mô và tốc độ của các hoạt động cải tạo của Bắc Kinh.
Trong một bức thư gửi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, các nghị sỹ đến từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa nhấn mạnh: "Nếu không có một chiến lược toàn diện để ngăn chặn hành động này của Trung Quốc thì những lợi ích lâu dài của Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng".
Bức thư cũng cảnh báo: "Bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc trong việc cải tạo các bãi đá nói trên để phục vụ mục đích quân sự của nước này sẽ gây ra "hệ lụy nghiêm trọng".
Các nghị sỹ viết: "Việc cải tạo này càng cho thấy dã tâm thiết lập một khu vực nhận diện phòng không mới trên Biển Đông giống như điều mà Trung Quốc từng làm trên biển Hoa Đông trong vùng tranh chấp với Nhật Bản năm 2013".
Thoa Phạm
Theo SCMP
Tư lệnh Australia: Hệ thống chỉ huy Không quân Trung Quốc thiếu tiên tiến Phi công Trung Quốc kém đồng nghiệp Nhật Bản về huấn luyện và kinh nghiệm, vì vậy rủi ro va chạm nguy hiểm hoặc va chạm máy bay tăng lớn... Tư lệnh Không quân Australia Geoff Brown Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 19 tháng 3 dẫn trang mạng Bloomberg Mỹ đưa tin, Tư lệnh Không quân Australia cho rằng, do...