Không quân Mỹ ra quy định cấm thảo luận các thông tin cơ mật với Trung Quốc
Văn kiện đã hạn chế giao lưu nhân viên quân sự Trung-Mỹ, cấm quan chức Trung Quốc tiếp xúc một số lĩnh vực: bán vũ khí, vào phòng thí nghiệm của Bộ Quốc phòng.
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 15 tháng 8 dẫn trang mạng tuần san “Tin tức Quốc phòng” ngày 13 tháng 8 đưa tin, Không quân Mỹ gần đây đã công bố Hướng dẫn chỉ đạo mới về việc tiếp xúc với Trung Quốc của quân Mỹ, đây là nỗ lực mới nhất thúc đẩy quan hê hai nươc của Không quân Mỹ.
Lầu Năm Góc
Theo bài báo, hướng dẫn này được công bố vào ngày 5 tháng 8, cho biết: “Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế và thưc lưc của Quân đội Trung Quốc ngày càng tăng, quan hệ giữa Không quân Mỹ với Lục quân, Hải quân va Không quân Trung Quốc đang trở nên quan trọng hơn trước đây “.
Bài báo cho biết, hướng dẫn này đưa ra nguyên tắc về việc quan chức quân sự Trung Quốc đến thăm các cơ quan quân sự Mỹ cùng với quan chức Mỹ đến thăm các cơ sơ quân sư của Trung Quốc, Không quân Mỹ cho rằng, tương tac quân sự cực kỳ quan trọng đối với tăng cương quan hê quôc tê.
“Thành công của thăm lân nhau sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quan hệ hai nươc Trung-My cùng với quan hệ giữa chung tôi với đồng minh va đối tác hợp tác, điều này cực kỳ quan trọng đối với thực hiện mục tiêu chính trị quân sự của quốc gia va khu vực ” – Hướng dẫn cho biết.
Bài báo cho rằng, văn kiện cũng đã hạn chế giao lưu nhân viên quân sự Trung-Mỹ, cấm quan chức Trung Quốc tiếp xúc một số lĩnh vực. Chăng han, quan chức Trung Quốc không được phép bước vào các phòng thí nghiệm của Lầu Năm Góc, thảo luận về vấn đề bán vũ khí, hoạt động vũ trụ quân sự và hoạt động hạt nhân cũng bị hạn chế.
Vệ tinh gián điệp Mỹ
Các lĩnh vực bị cấm bao gồm:
Hành động điều động của quân đội;
Hoạt động hạt nhân;
Hành động tác chiến liên hợp và vũ trang liên hợp tiên tiến;
Video đang HOT
Phòng thủ sinh hóa và lực lượng liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
Hoạt động trinh sát và giám sát;
Thử nghiệm tác chiến liên hợp và hoạt động liên quan đến chuyển hóa chiến tranh khác;
Hoạt động quân sự trên vũ trụ;
Sức mạnh của lực lượng vũ trang tiên tiến khác;
Chuyển nhượng công nghệ liên quan đến quân sự hoặc mua bán vũ khí;
Công bố các thông tin cơ mật hoặc thông tin bị hạn chế;
Bước vào các phòng thí nghiệm của Bô Quôc phong.
Máy bay không gian không người lái X-37B Mỹ
Theo bài báo, các quy định mới nhất này được đưa ra trong thời điểm Trung Quốc và các nước khác trong đó có Mỹ có quan hệ căng thẳng ngày càng trầm trọng hơn do Trung Quốc tìm mọi cách lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông.
Trung Quốc (ngang nhiên) tuyên bố khoảng 2000 héc-ta đảo đá là một phần lãnh thổ của họ, các nước láng giềng cho rằng, hành động này của Trung Quốc là một loại cướp đoạt quyền lực để tăng cường kiểm soát đối với khu vực này (thực chất là hành động xâm lược, bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự nguy hiểm – PV).
Đồng thời, Lầu Năm Góc se xem xét lại tái cân bằng Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter vào mùa hè vừa qua đã bỏ ra thời gian một tuần để đến tuần tra châu Á, ông nỗ lực tăng cường năng lực an ninh trên biển với các đồng minh khu vực.
Ngày 27 tháng 5, tại Trân Châu Cảng, ông Ashton B. Carter đã có bài phát biểu quan trọng, phê phán mạnh mẽ hành vi cướp đoạt lãnh thổ của Trung Quốc là không tôn trọng các nguyên tắc quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 6 năm 2015
“Trước hết, chúng tôi hy vọng giải quyết hòa bình tất cả tranh chấp, lập tức và vĩnh viễn chấm dứt hành vi lấn biển xây đảo (bất hợp pháp)… Chúng tôi còn phản đối bất cứ hành vi nào quân sự hóa các đảo tranh chấp” – Ông Ashton B. Carter phát biểu.
“Thứ hai, chúng tôi muốn làm rõ một điểm: Mỹ có thể bay, đi lại và hành động ở bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép, giống như chúng tôi đã làm ở các khu vực khác trên toàn cầu”.
Theo bài báo, ông Ashton B. Carter còn cho biết, hành động của Trung Quốc đã khiến cho các nước khác của khu vưc Thai Binh Dương nghiêng về phía Mỹ – lực lượng an ninh chủ yếu của khu vực này.
“Hành động của Trung Quốc đang làm cho các nước trong khu vực này gắn kết với nhau theo một loại phương thức mới. Họ ngày càng yêu cầu Mỹ tham gia vào các vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi chuẩn bị đáp ứng yêu cầu của họ. Trong vài chục năm tới, chúng tôi vẫn là lực lượng an ninh chủ yếu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ
Đông Bình (Tổng hợp)
Theo giaoduc
Tướng tham nhũng Trung Quốc ngụy trang dinh thự thành cơ sở quân sự
Khu đất lớn tọa lạc gần công viên Ngọc Uyên Đàm ở thủ đô Bắc Kinh bề ngoài trông như cơ sở nghiên cứu quân sự, thực chất là khu dinh thự của các tướng tá Trung Quốc, trong đó có trung tướng Cốc Tuấn Sơn, người vừa bị tuyên án tử hình treo.
Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, cựu phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần quân đội Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Tờ South China Moring Post (Hồng Kông) ngày 11.8 trích dẫn bản tin tiếng Trung của tạp chí tài chính Tài Kinh (Trung Quốc) tiết lộ thông tin nói trên, sau khi một tòa án binh hồi đầu tuần thông báo ông Cốc, cựu phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần quân đội Trung Quốc, bị kết án tử hình treo vì tội tham nhũng và lạm quyền.
Theo quy định pháp luật Trung Quốc, người chịu án tử hình treo sẽ được hoãn thi hành án trong 2 năm. Bản án sẽ được giảm xuống tù chung thân, nếu phạm nhân không vi phạm gì trong 2 năm này.
Tài Kinh còn cho hay trong số những căn biệt thự sang trọng vào hàng bậc nhất Bắc Kinh tại công trình xây dựng nói trên, có nhà của tướng quá cố Từ Tài Hậu, cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, người đã qua đời vì ung thư bàng quang hồi tháng 3. Ông này trước đó cũng bị điều tra tham nhũng.
Khu nhà được bao bọc bởi bức tường xám và có vệ sĩ canh gác tại mỗi cổng ra vào - Ảnh: South China Morning Post
Theo bản tin của tạp chí Trung Quốc, khu đất này rộng 8 ha, hiện có 11 căn biệt thự và 4 tòa nhà, với 106 căn hộ hạng sang. Tuy nhiên, để tránh dư luận thắc mắc, tại thời điểm giải tỏa mảnh đất này cách đây 10 năm, Cốc Tuấn Sơn đã cho ngụy trang công trình như là cơ sở nghiên cứu quân sự.
Việc giải tỏa đã khiến 1.024 hộ dân phải di dời đi nơi khác, theo báo cáo do chính phủ Trung Quốc công bố hồi năm 2005. Đây cũng là thời điểm trung tướng Cốc đảm nhiệm việc giám sát các công trình xây dựng doanh trại và phát triển cơ sở hạ tầng cho quân đội Trung Quốc.
Tài Kinh trích lời quan chức địa phương và công nhân xây dựng kể lại rằng họ thấy việc thu hồi đất vẫn "chưa hoàn tất", nhưng do được chỉ đạo đây là dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu quân sự nên họ chẳng dám hỏi gì.
Theo ảnh từ vệ tinh Google Maps và lời kể của phóng viên South China Morning Post có mặt gần hiện trường, khu đất hiện tại là nơi tọa lạc của 2 dãy biệt thự mái ngói đỏ với một trang viên mái xám lớn hơn nằm ở chính giữa
Tạp chí Trung Quốc cho biết toàn bộ khu đất được bao bọc bằng bức tường xám và mỗi cổng ra vào đều có vệ sĩ canh gác. Hệ thống an ninh dành cho khu nhà có vẻ cũng ở mức độ cao cấp hơn loại dành cho các chung cư thông thường, theo Tài Kinh.
Khi được rao bán ra công chúng vào năm 2011, các căn biệt thư sang trọng này có giá khởi điểm vào khoảng 47.000 USD/m2, mức giá bất động sản cao kỷ lục tại Bắc Kinh lúc bấy giờ.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Lộ rõ đường băng, cơ sở quân sự Trung Quốc xây ở Trường Sa Đường băng, các cơ sở quân sự Trung Quốc xây dựng trái phép lộ rõ trong các bức ảnh vệ tinh mới nhất chụp bãi đá Subi, Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những bức ảnh vệ tinh chụp của Digital Globe ngày 13/7 tại bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, càng củng...