Không quân hải quân Trung Quốc nguy cơ đe dọa chiến tranh Biển Đông
Tham vọng bá chủ khu vực, Trung Quốc phát triển mạnh mẽ lực lượng Không quân hải quân. Đây thực chất là lực lương tấn công chủ lực đe dọa an ninh vùng nước Biển Đông và mồi lửa xung đột do va chạm.
Học thuyết quân sự hải dương Trung Quốc, đặt mục đích chiến lược là cạnh tranh vị trí đứng đầu trong khu vực châu Á Thái Bình dương mà mục tiêu trước mắt là vùng nước Biển Đông và biển Hoa Đông, được Bắc Kinh coi như sân nhà của Hải quân Trung Quốc đồng thời cũng là vị trí chiến lược với rất nhiều các đồng minh châu Á của Mỹ, trong đó có Nhật Bản.
Để thực hiện mục tiêu ban đầu của học thuyết quân sự hải dương và tham vọng bá chủ khu vực, Trung Quốc cần phát triển lực lượng Hải quân mạnh, bao gồm ba thành phần tác chiến chủ yếu: Lực lượng chiến hạm và tàu ngầm, lực lượng không quân hải quân (KQHQ) và lực lượng lính thủy đánh bộ.
Mặc dù nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có những bước nhảy vọt cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỷ 21, nền công nghiệp thiết kế – chế tạo và sản xuất hầu hết dựa trên công nghiệp giá rẻ mà Trung Quốc thu được trong quá trình các nhà đầu tư nước ngoài xâm nhập đại lục, năng lực thiết kế, công nghệ vật liệu, công nghệ điện tử viễn thông, công nghệ động lực trạm nguồn hầu hết phải sao chép từ nước ngoài mà chủ yếu từ Nga và Mỹ.
Trước tình hình đó, xét trên phương diện phát triển khoa học công nghệ đuổi kịp châu Âu và Mỹ là “giấc mơ Trung Quốc”, trên góc độ chất lượng các chế phẩm công nghệ được đưa vào khai thác sử dụng có chất lượng cao, hải quân Trung Quốc còn rất lâu mới có thể đạt được tỷ lệ vũ khí trang bị có số lượng lớn, chất lượng cao và trình độ khai thác sử dụng như hải quân Mỹ hoặc hải quân Nga.
Do đó, Bắc Kinh lựa chọn giải pháp sân nhà, lấy biển Đông và biển Hoa Đông làm chiến trường chủ yếu, lấy số lượng và thời gian xuất xưởng tạo ưu thế trên chiến trường khu vực.
Chính vì vậy, các tranh chấp chủ quyền được Trung Quốc sử dụng như một phương tiện nhằm gây xung đột ngoại giao, thể hiện sức mạnh răn đe quân sự và tạo thời lập thế là những nước cận kề của Trung Quốc trên biên giới và hải giới như Việt Nam và Philiphines, do việc phát triển lực lượng hải quân tầm xa (tàu sân bay nguyên tử, tàu đổ bộ hạng nặng, các tuần dương tên lửa) vốn có công nghệ cao, số lượng lớn và giá thành rất đắt) có thể chậm.
Bắc Kinh chú trọng phát triển lực lượng KQHQ với số lượng lớn. Cho đến này, Hải quân Trung Quốc duy trì một lực lượng không lực hùng hậu với 26.000 nhân viên và 570 máy bay (trong đó có 290 máy bay chiến đấu). Con số này vượt xa tất cả các lực lượng KQHQ của các nước trong khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Lực lượng không quân Trung Quốc và KQHQ , có số lượng máy bay chiến đấu lên đến 1395 chiếc, tính đến năm 2011 là một sức mạnh đáng kể. Ngoài ra, Trung Quốc có các máy bay trinh sát và cảnh báo sớm AWACS, máy bay tiếp dầu trên không, máy bay UAV trinh sát và tấn công, đủ tiềm lực cho các cuộc xung đột cường độ cao trên cự ly hàng nghìn km
Với ưu thế số đông, Trung Quốc có thể có sức mạnh uy hiếp các đồng minh của Mỹ, bao gồm cả Nhật Bản, đe dọa nghiêm trọng vị thế của Mỹ trên hai vùng nước chiến lược. Nếu xung đột vũ trang xảy ra, để đối phó với lực lượng KQ và KQHQ của Trung Quốc, Mỹ sẽ phải điều động nhiều cụm tàu sân bay hoạt động ngoài tầm tên lửa DF-21 trên khoảng cách hàng nghìn km.
Mùa hè năm 2012, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ L. Panetta tuyên bố, đến 2020 trên Thái Bình dương sẽ tập trung 2/3 lực lương hải quân Mỹ. Lầu Năm góc lên kế hoạch di chuyển các căn cứ không quân và hải quân Mỹ đến những địa điểm mới nhằm tăng cường sức mạnh hải quân Mỹ trên vùng nước nóng này. Dù tiềm lực KQHQ vượt trội hơn so với Trung Quốc, kế hoạch này vẫn có một điểm yếu cơ bản là máy bay sẽ phải bay trên cự ly dài tương đương với Trung Quốc trong điều kiện khó khăn hơn để tập trung lực lượng và tiếp dầu trên không.
Trung Quốc, ngoài kế hoạch phát triển các máy bay thế hệ 5 như J-20, J-31 như một đối trọng công nghệ, tiếp tục hoàn thiện và phát triển các máy bay dành cho KQHQ. Từ năm 2014, tàu sân bay Liêu Ninh, mang trên boong các máy bay chiến đấu J-15, Ka-31 và các máy bay trực thăng hải quân khác sẽ tiến hành các chuyến tuần tiễu dọc vùng nước biển Đông và biển Hoa Đông, tiến hành các cuộc diễn tập sử dụng hỏa lực thật sự nhằm mục đích gây áp lực trực tiếp lên các vùng đang tranh chấp đồng thời tạo sức ép đầy lùi Hải quân Mỹ ra khỏi vùng nước này. Có nghĩa là tính từ năm 2014, cuộc Chiến tranh Lạnh được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau giữa Trung Quốc với các đồng minh, đối tác và Mỹ đã thực sự bắt đầu.
Các cụm hải quân Mỹ hoạt động trên Thái Bình dương thực tế là mối đe dọa trực tiếp vị thế chính trị của Trung Quốc và các sĩ quan cao cấp diều hâu Trung Quốc không thể chấp nhận. Vấn đề đặt ra trước mắt là tổ chức các cụm KQHQ tấn công chủ lực ở tầm gần theo hướng Đảo Hải Nam, cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh và khu vực sẽ xảy ra xung đột, trọng tâm là biển Đông..
Video đang HOT
Máy bay mang tên lửa hành trình Xian H-6D
Đến thời điểm hiện nay, KQHQ Trung Quốc chưa có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ chiến lược đặt ra trong học thuyết quân sự hải quân. KQHQ Trung Quốc chỉ đủ tác chiến ở vùng nước có cự ly cách đảo Hải Nam và ven bờ khoảng vài trăm km. Chính vì vậy, Bắc Kinh sẵn sàng bỏ ra nhiều chục tỷ USD, hoàn thiện trung tâm chỉ huy và điều hành tác chiến trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã xâm chiếm, bồi đắp các rạn san hô và đảo chìm, xây dựng lên các căn cứ hậu cần kỹ thuật, sân bay quân sự dài đến 3000m nhằm đảm bảo khả năng cất hạ cánh của các máy bay chiến dịch chiến thuật cũng như tổ chức các cụm phòng không chiến dịch nhằm tạo bàn đạp tiền đồn cho những hoạt động bành trướng quân sự sau này.
Khi các cụm căn cứ không – hải quân trên các đảo nhân tạo và tàu sân bay Liêu Ninh đã sẵn sàng chiến đấu, tầm hoạt động của KQHQ Trung Quốc có thể vươn tới quần đảo Trường Sa và các khu vực tranh chấp cận kề Philiphines, các cụm máy bay KQHQ Trung Quốc có thể uy hiếp đến tận eo biển Malacca, điểm yếu nhất của hệ thống phòng thủ Mỹ và đồng minh. Trung Quốc đã bắt đầu đóng tàu sân bay nội địa và đang nỗ lực để trong thập niên này có được từ 2 – 3 tàu sân bay, lúc đó khả năng hoạt động của hạm đội Nam Hải sẽ vươn đến Ấn Độ dương trên tầm chiến lược.
Để đạt mục đích, Trung Quốc tăng cường lực lượng cho KQHQ, đặt trọng tâm vào phát triển máy bay trên tàu sân bay. Chưa có thông tin nào về việc thay đổi mục đích yêu cầu sử dụng KQHQ của PLAN, nhưng KQHQ đang dần rời xa nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực, tấn công các chiến hạm, chống ngầm và bảo vệ bờ biển sang nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tiềm lực quân sự quốc phòng của đối phương.
Bộ quốc phòng Trung Quốc tập trung sự quan tâm vào định hướng các máy bay tiêm kích đa năng KQHQ và trực thăng bay biển có khả năng thực hiện nhiệm vụ tấn công chủ lực hoặc tăng cường khi sử dụng các chiến hạm không hoàn toàn thuận lợi. (Ví dụ như các hoạt động chống ngầm trên biển Đông, không kích hỏa lực tên lửa hành trình dọn đường cho đổ bộ đường biển hoặc tiêu diệt các chiến hạm của đối phương đang neo đậu trong căn cứ hoặc đang cơ động trên tuyến phòng ngự bảo vệ biển đảo và chống ngầm).
KQHQ trong những năm tới sẽ trở thành một trong những thành phần chủ chốt của PLAN, có năng lực tác chiến tương đương với kẻ thù tiềm năng mà trước hết là các cụm không quân hải quân chủ lực CVBG của Mỹ. Có nhiều căn cứ cho rằng, sự thay đổi như trên không diễn ra trong thời gian ngắn xét trên góc độ kỹ thuật công nghệ, nhưng với 1 tàu sân bay và nhiều căn cứ nhân tạo, Bắc Kinh vẫn có thể thử nghiệm giải quyết tranh chấp với một đối thủ yếu hơn trong một cuộc “xung đột không chủ ý” nhằm tạo động lực phát triển và răn re hải quân Mỹ.
Thủy phi cơ Harbin SH-5
Trực thăng chống ngầm -31
Changhe Z-8
Changhe Z-8
Đến thời điểm nay, KQHQ của Trung Quốc chưa có khác biệt với KQ ngoại trừ những máy bay lưỡng cư như thủy phi cơ Harbin SH-5 – 4 chiếc, trực thăng trinh sát và cảnh báo sớm -31(9 chiếc) và trực thăng Changhe Z-8 (40 chiếc bao gồm cả không quân).
KQHQ Trung Quốc có thể đang vươn tới khả năng chống ngầm hiệu quả. Lực lượng PLAN có hơn năm mươi chiếc trực thăng chống ngầm của Nga và tự sản xuất, chỉ có khả năng hoạt động trên cư ly vài chục km tính từ căn cứ hoặc từ tàu có sàn đỗ trực thăng, những căn cứ trên các tiền đồn nhân tạo sẽ giải quyết nốt các khó khăn còn lại. Nhưng Trung Quốc đã xuất xưởng được 10 máy bay chống tàu ngầm Gaoxin-6 (Y-8GX6) , phiên bản sửa đổi của dòng máy bay vận tải cỡ trung Y-8 và Y-9 của Tập đoàn Máy bay Thiểm Tây, có tính năng tác chiến tương tự như P-3 Orion Mỹ và có tầm hoạt động đến 5000 km. 4 chiếc đầu tiên được trang bị cho hạm đội Bắc Hải, khi các sân bay được hoàn thành, chắc chắn một số máy bay chống ngầm sẽ được trang bị cho hạm đội Nam Hải với mục đích chính là kiểm soát vùng nước Biển Đông.
Máy bay chống ngầm Trung Quốc Gaoxin -6
Trực thăng hải quân tiên tiến hiện nay là SA – 342 Z-9EC (8 chiếc) đang phục vụ. Như vậy, đến thời điểm này, khả năng chống ngầm của KQHQ đã có những cải thiện đáng kể, dù chưa đủ để đáp ứng yêu cầu bảo vệ cụm tàu sân bay tấn công chủ lực với kỳ hạm là Liêu Ninh trên biển Đông nhưng cũng đủ khả năng gây khó khăn cho các lực lượng tàu ngầm của Mỹ và đồng minh, đối tác trên biển.
Trực thăng Z-9EC
Hoạt động tầm xa, năng lực phòng không của các tàu chiến PLAN dựa hoàn toàn vào hệ thống tên lửa trên boong. Trong tương lai, nhiệm vụ phòng không của hải quân Trung Quốc được giao cho các máy bay kiêm kích trên tàu sân bay như Shenyang J-15, phát triển không phép của Su -33, hiện có 16 chiếc đang đang thử nghiệm.
Phòng không chủ động trên biển tầm gần (khoảng 600 – 1000 km) được giao cho các máy bay tiêm kích trực thuộc KQHQ như Chengdu J-10 có 80 chiếc, Shenyang J-11 (24 chiếc thuộc hải quân), các máy bay tiêm kích hạng nặng mang bom như Xian JH-7 (khoảng 70 chiếc), Shenyang J-8 (48 chiếc thuộc KQHQ), và Su -302 (23 chiếc thuộc hải quân). Những máy bay tiêm kích mang bom và tên lửa chống hạm có bán kính hoạt động hàng trăm km, trong điều kiện tiếp dầu trên không có thể tác chiến trên khoảng cách hàng nghìn km.
Chengdu J-10
Chengdu J-10
Shenyang J-11
Xian JH-7
Shenyang J-8
Su-30II
Được trang bị các loại tên lửa hành trình. KQHQ có khả năng chống chiến hạm nổi khá tốt. Các máy bay tiêm kích Trung Quốc có thể mang tên lửa hành trình chống tàu C-802 tiêu diệt mục tiêu tầm xa đến 120 km, tên lửa chống tàu C-805 tiêu diệt mục tiêu trên cự ly 500 km. Bán kính hoạt động mang tên lửa của JH-7 có thể lên đến 1000-1500 km.
Nhằm tăng cường khả năng tác chiến tấn công, có thể sử dụng trong các chiến dịch “dồn nén thời gian” tấn công đánh chiếm đảo, phá hủy các căn cứ không quân – hải quân đối phương hoặc tấn công các chụm tàu cấp chiến dịch, KQHQ Trung quốc được biên chế một số máy bay ném bom tầm xa Xian H-6D, mang các tên lửa chống tàu C-301 hoặc C-101. Xian H-6D nâng cấp, có khả năng mang 4 tên lửa chống tàu YJ-8 (C-801) tấn công các mục tiêu ở cự ly đến 2000 km. Trong điều kiện tiếp dầu trên không, bán kính hoạt động của các máy bay cường kính ném bom được tăng tầm rõ rệt, đủ khả năng giải quyết các nhiệm vụ trên bất cứ điểm nào trên biển Đông.
Phân tích cho thấy đến nửa đầu năm 2015, nếu hoàn thành các căn cứ tiền tiêu, KQHQ Trung Quốc đã có đủ khả năng tác chiến trên toàn bộ vùng nước biển Đông nhưng vẫn chưa có đủ yếu tố để tiến hành những chiến dịch hải quân tầm xa. Bắc Kinh chỉ có thể cân bằng lực lượng trên một vùng biển (Hoa Đông hoặc Biển Đông) ở cự ly nghìn km. Để có thế có sức mạnh tương xứng, Trung Quốc vẫn cần từ 2-3 tàu sân bay và Bắc Kinh đang nỗ lực thực hiện kế hoạch này.
Theo Infonet
Tàu sân bay Liêu Ninh khó sống trước tên lửa Mỹ
Chuyên gia quân sự Nga nhận định, dù tăng tốc cải tiến, nhưng tàu sân bay Liêu Ninh cũng khó lòng đánh bại Mỹ trong cuộc chạy đua ở tương lai.
Trong bài viết đăng trên tờ Military Parade, chuyên gia phân tích quân sự Nga Konstantin Sivkov cho hay, Trung Quốc đã thành công trong việc thay thế các thiết bị nước ngoài trên tàu sân bay Liêu Ninh bằng các thiết bị nội địa.
Cụ thể, radar Type 382 Sea Eagle S/C cho phép theo dõi 10 mục tiêu trên không cùng lúc đã được lắp trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Nhóm chiến đấu tàu sân bay của Liêu Ninh thực hiện bài diễn tập.
Theo chuyên gia Sivkov, thiết bị radar này cũng được tùy chỉnh lắp đặt với bốn mảng anten radar mạng pha điện tử chủ động cũng giúp cho tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng phòng thủ trên không tương tự như tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
Tuy nhiên, chuyên gia Nga chỉ rõ, các tên lửa phòng không Trung Quốc chỉ có thể đánh chặn bốn hoặc năm tên lửa chống hạm của Mỹ ở ngay vòng đầu tiên. Theo khảo sát, trong một cuộc tấn công điện từ do Mỹ thực hiện, khả năng các hệ thống phòng không Trung Quốc sẽ giảm xuống chừng 30%-70%. Trong kịch bản này, tàu Liêu Ninh sẽ chặn được không quá ba tên lửa chống hạm Mỹ trong một cuộc xung đột vũ trang.
"Trong cuộc xung đột trực tiếp với Hải quân Mỹ, cơ hội để tàu Liêu Ninh tránh được tên lửa chống tàu Trung Quốc chỉ 20-30%. Còn 7-15% là tỷ lệ tàu sân bay Trung Quốc hứng các thương tích nghiêm trọng từ tàu Mỹ. Bắc Kinh thậm chí còn mất các tàu chiến của mình ở tỷ lệ 2-4 lần so với Mỹ", ông Sivkov nhận định. Do vậy, Trung Quốc khó thắng Mỹ trong cuộc chiến tàu sân bay trong tương lai.
Tàu sân bay Liêu Ninh có thể chở 40 tiêm kích J-15 và 20 trực thăng Ka-28. Nó cũng có thể cho phép 16 trực thăng cùng cất cánh một lúc giống như tàu sân bay lớp Kuznersov hiện phục vụ trong Hải quân Nga.
Dự kiến, nhóm chiến đấu tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc rất có thể bao gồm 4-5 tàu khu trực tối tân như tàu Type 051C, Type 052D.
Theo Vietnamnet
"Đòn hiểm" mới của không quân Trung Quốc trên Biển Đông Trung Quốc vừa tung "đòn hiểm" khi một mặt nói Mỹ - Nhật - Việt là mối đe dọa không quân nhưng thực chất là cái cớ để quân sự hóa Biển Đông. Một báo cáo không quân Trung Quốc liệt kê Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nam là "mối đe dọa" trong không gian quân sự của Trung...