Không quân chiến thuật Trung Quốc: Lượng nhiều, chất ít
Tổng hợp số liệu từ các tạp chí quân sự nổi tiếng trên thế giới như: “Jane’s Defence Weekly” của Anh và “Kanwa Defence Review” của Canada, hiện Trung Quốc còn đang sử dụng khoảng 1000 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 và 800 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4.
Báo cáo quân lực Trung Quốc năm 2012 của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố vào tháng 5 năm nay cho biết: hiện Trung Quốc có tổng số 2420 máy bay, trong đó có 1570 máy bay chiến đấu, 300 máy bay vận tải và 550 máy bay ném bom các loại. Trong đó, số lượng máy bay ném bom H-6 là 120 chiếc, máy bay tiêm kích bom là 430 chiếc. Như vậy, Mỹ đánh giá số lượng máy bay chiến thuật của Trung Quốc vừa tròn 2000 chiếc.
J-7 của Trung Quốc là phiên bản nhái của Mig – 21
Tổng hợp số liệu từ các tạp chí quân sự nổi tiếng trên thế giới như: “Jane’s Defence Weekly” của Anh và “Kanwa Defence Review” của Canada, cho đến thời điểm tháng 10/2012 Trung Quốc còn đang sử dụng khoảng 1000 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 2 (Trung Quốc gọi là thế hệ thứ 3), bao gồm:
- Thế hệ J-7 (gồm 7 biến thể): Sản xuất tổng cộng 1500 chiếc, xuất khẩu 400 chiếc, ngừng sử dụng 500 chiếc thuộc các kiểu đầu tiên (I, II, B, D), hiện còn sử dụng khoảng 500 chiếc J-7E/G/H.
- Thế hệ J-8: sản xuất tổng cộng 600 chiếc, thải loại 300 chiếc từ kiểu J-8I trở về trước, hiện còn sử dụng 300 máy bay tiêm kích đánh chặn thuộc các loại J-8H/F/L.
J-8 là phiên bản nâng cấp kế tiếp của J-7
- Khoảng 200 máy bay cường kích Q-5E mới cải tiến, trang bị thêm bom điều khiển.
Trước đây, Trung Quốc dự kiến thời hạn ngừng sử dụng các loại máy bay thế hệ thứ 2 vào khoảng 2017 – 2020.
Các máy bay thế hệ thứ 3 (Trung Quốc coi là thứ 4) bao gồm:
- 48 chiếc SU-27SK và SU-27 UBK của Nga. Đầu thập niên 90, Trung Quốc ký hợp đồng mua của Nga 72 chiếc Su-27, đến năm 2009, 1e không quân Su-27 (tương đương 24 chiếc) bàn giao đợt đầu đã hết hạn sử dụng, 4 chiếc bị hỏng vì các lí do khác nhau, còn lại 48 chiếc đã được nâng cấp. Số này cũng chỉ sử dụng được đến năm 2020.
“Ông lão Q-5″ của Trung Quốc được mô phỏng theo Mig-19 của Nga
- 260 chiếc thuộc thế hệ J-10 (phiên bản nội địa của Su-27), bao gồm 200 chiếc J-10A (bắt đầu trang bị năm 2003) và 60 chiếc J-10S.
- 200 chiếc thế hệ J-11, bao gồm 105 chiếc J-11A (nhái Su-27). Loại này bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2003, ngừng sản xuất năm 2006. Loại J-11B (Su-27 cải tiến) sản xuất năm 2007 với số lượng 95 chiếc và cũng đã ngừng sản xuất.
- 200 chiếc tiêm kích bom thế hệ JH, bao gồm 50 chiếc JH-7 “Phi Báo” (phiên bản xuất khẩu gọi là FBC-1 được sản xuất vào giữa thập niên 90; còn JH-7A được trang bị hàng loạt vào năm 2005, tốc độ sản xuất 24 chiếc/1năm (trang bị đủ cho 1e). Hiện tổng số máy bay thuộc thế hệ JH-7A vào khoảng 150 chiếc.
Qua 4 năm bay thử mà J-10B vẫn chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt
- Su-30: Tổng số 100 chiếc Su-30 MKK/MK2 mua của Nga.
Theo thống kê chi tiết, số lượng máy bay chiến thuật thế hệ thứ 4 của Trung Quốc khoảng trên 800 chiếc. Cùng gần 200 máy bay huấn luyện các loại, tổng số máy bay chiến thuật vào khoảng 2000 chiếc.
Con số này thoạt nhìn thì có vẻ nhiều nhưng với một đất nước có diện tích lớn thứ 3 thế giới (hơn 9,5 triệu km2) thì lại là không nhiều. So sánh không quân của các nước không chỉ dựa vào số lượng máy bay mà còn dựa vào chất lượng máy bay, diện tích đất nước, phạm vi bảo vệ của mỗi máy bay. Cách tính này cũng tương tự như thực chất GDP của một đất nước phải được tính theo GDP bình quân trên đầu người chứ không phải đơn thuần dựa vào tổng GDP.
Video đang HOT
J-11 trông thì hoành tráng nhưng chất lượng rất kém
Đơn cử ví dụ như so sánh GDP của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính Gafin, GDP năm 2010 của Top 3 thế giới là Mỹ 14,5 nghìn tỷ USD, Trung Quốc 5900 tỷ USD, Nhật là 5500 tỷ. Như vậy, tính theo thu nhập đầu người thì GDP bình quân đầu người của Mỹ là 46.600 USD, sau đó là Nhật gần 43.000 USD, còn của Trung Quốc chỉ là 4.400 USD, trong khi GDP của Trung Quốc và Nhật gần tương đương với nhau, thậm chí năm 2009, khi Trung Quốc được xếp là nền kinh tế thứ 4 thế giới thì GDP bình quân trên đầu người của họ vẫn còn thấp hơn 124 nước!
Tương tự như vậy, con số 2000 máy bay thoạt nhìn khiến nhiều người giật mình nhưng thực chất nó là quá ít so với một đất nước rộng lớn như Trung Quốc, thực tế số lượng máy bay Trung Quốc không là gì so với Mỹ. Chỉ tính riêng số máy bay trang bị trên 10 tàu sân bay khủng (mỗi tàu mang 90 chiếc) và hàng chục tàu đổ bộ tấn công (mỗi tàu từ 8-10 chiếc) thì số máy bay của không quân hải quân Mỹ đã bằng hơn nửa của Trung Quốc, mà chất lượng thì hơn hẳn. Đối với 1 đất nước có diện tích hơn Việt Nam đến 30 lần mà số lượng máy bay chỉ gấp hơn 4 lần thì con số đó là không nhiều, thậm chí còn là quá ít.
JH-7 – hàng nội địa giá rẻ, chất lượng… thấp của Trung Quốc
Về chất lượng thì không phải bàn, 1000 chiếc máy bay J-7, J-8, Q-5 của Trung Quốc là hàng nhái của Mig-19 và Mig-21, được Nga chế tạo từ những thập niên 60 thế kỷ trước, chất lượng chẳng hơn gì Mig-21 của Việt Nam.
Còn các loại máy bay được Trung Quốc đánh giá là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 nhưng thực chất chúng không hơn gì thậm chí độ tin cậy còn không bằng máy bay thế hệ thứ 3 của Nga.
J-10 là dòng máy bay Su-27 nội địa được Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của Nga, chất lượng từ bằng đến kém hơn Su-27 nguyên bản, nhưng do sử dụng động cơ AL-31FN của Nga nên có độ tin cậy cao hơn hẳn các loại khác nên hiện nó đang là nòng cốt trong lực lượng không quân Trung Quốc.
Một chiếc J-10 bị gãy càng hạ cánh phía trước trong khi hạ cánh
Còn thế hệ J-11 là phiên bản nâng cấp của Su-27 sử dụng động cơ WS-10 nội địa nhưng trên thực tế, chất lượng của nó rất kém, ngay cả lực lượng không quân và không quân hải quân của họ cũng đã 2 lần từ chối trang bị, chỉ đến khi bị “ép” thì nó mới được tiếp nhận.
Máy bay tiêm kích bom thế hệ JH-7 là sản phẩm có hàm lượng nội địa hóa cao nhất của Trung Quốc. Họ đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo nó từ năm …1973 nên đấy chính là điểm yếu nhất của nó với những vấn nạn về động cơ, điều khiển và vũ khí tấn công chính xác. Loạt JH-7 đầu tiên sử dụng động cơ nội địa WS-9 ra đời giữa thập niên 90 nhưng chất lượng quá kém, bị không quân từ chối tiếp nhận nên chỉ được 50 chiếc là đã ngừng sản xuất để nâng cấp lên JH-7A với “xương sống” là động cơ RD-93 của Nga. Tuy vậy, loại máy bay này được đánh giá là có mặt còn không bằng tiêm kích bom cổ lỗ của Nga là Su-24.
Chiếc J-11 này còn thảm hơn khi nó bị gẫy đôi khi hạ cánh
Thực tế hiện nay, Trung Quốc không có một loại máy bay nào có thể sánh được với Su-30MKK/MK2, Mig-29, Mig-31 chứ đừng nói đến Su-33, Su-34, Su-35 và Mig-35 của Nga. Hiện họ đáng triển khai nghiên cứu, chế tạo J-10B, J-10C, J-11S, JH-7B và J-15 nhưng tất cả các loại máy bay này chưa loại nào vượt qua được giai đoạn bay thử, để có thể triển khai sản xuất hàng loạt còn mất rất nhiều thời gian.
Theo ANTD
SU-30MK, Su-35 đang làm lu mờ tương lai của MiG-35?
Một số nguồn tin cho biết rằng, Nga đang đề nghị Ấn Độ khởi động lại gói thầu MMRCA sau khi được biết dự án mua 126 chiếc máy bay chiến đấu Rafale của Pháp gặp phải một số trục trặc.
Tuy nhiên, đây là nguồn tin chưa xác thực. Bộ quốc phòng Ấn Độ hôm thứ Năm (23/8) đã bác bỏ thông tin liên quan đến việc chính phủ nước này nhận lời đề nghị của Nga xem xét khởi động lại gói thầu MMRCA với việc lựa chọn các máy bay chiến đấu khác, trong đó có MiG-35 của Nga.
Tờ The Economic Times của Ấn Độ trích dẫn một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng rằng: "Chúng tôi không nói chuyện với bất cứ ai, mà chỉ có thể tiến hành đàm phán thêm với công ty hàng không Dassaul liên quan đến máy bay chiến đấu Rafale đã được chúng tôi lựa chọn trong bản hợp đồng trị giá nhiều tỷ đô la."
Chiến đấu cơ Rafale của Pháp.
Trước đó, Times of India báo cáo rằng Đức (một trong những thành viên của tập đoàn châu Âu Eurofighter, sản xuất máy bay chiến đấu Typhoon) vẫn đang cố gắng thuyết phục Ấn Độ khởi động lại dự án MMRCA.
Hôm thứ Tư (22/8), người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và Ngoại giao Đức Andreas Shockenhoff cho biết rằng kết luận cuối cùng về gói thầu này chưa được đưa ra.
"Đã có các cuộc đàm phán giữa các nhà chức trách của Đức và Ấn Độ, và tôi có thể nói rằng vấn đề này (đấu thầu MMRCA) vẫn chưa đóng cửa.
Theo như tôi biết, Chính phủ Ấn Độ không hài lòng với các cuộc đàm phán với công ty Pháp. Nhà sản xuất máy bay chiến đấu Typhoon đã sẵn sàng gửi lời đề nghị nghị tới chính phủ Ấn Độ."
Được biết, ông Andreas Shockenhoff sẽ có chuyến thăm bốn ngày tới Ấn Độ trong thời gian tới.
Ngay sau khi người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và Ngoại giao Đức đưa ra nhận định trên, đại diện của chính phủ Nga nói rằng Ấn Độ đang có xu hướng khởi động lại chương trình dự thầu để lựa chọn các máy bay chiến đấu trong khuôn khổ gói thầu MMRCA, do các cuộc đàm phán với Pháp đang bị đình trệ. Đó sẽ là cơ hội lớn để MiG-35 trở lại Ấn Độ và giành chiến thắng trong cuộc đua cuối cùng.
MiG-35 sẽ trở lại Ấn Độ?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tại thời điểm hiện tại, việc mua chiến đấu cơ hiện đại MiG-35 không khác nào chơi một "canh bạc" lớn.
Anatoly Isaikin, người đứng đầu của công ty Rosoboronexport- công ty xuất khẩu vũ khí của Nga, mới đây một lần nữa giải thích lý do cho những thất bại đang gây rắc rối cho các nhà sản xuất vũ khí của Nga ở Ấn Độ trong một vài năm qua.
Điều này bao gồm cả những rắc rối với những chiếc máy bay chiến đấu MiG-35, khi mà tương lai của chúng trên thị trường trong nước và quốc tế vẫn chưa rõ ràng.
"Các máy bay chiến đấu MiG-35 đã mất các hồ sơ dự thầu tại Ấn Độ bởi vì nó không phải được sản xuất hàng loạt. Đồng thời, các công ty của Pháp và Mỹ đã có thể giới thiệu các biến thể xuất khẩu mới của họ", Isaikin cho biết.
MiG-35.
Theo một số báo cáo, trong giai đoạn kiểm tra đầu tiên, MiG-35 đã cho kết quả tốt nhất trong số 6 máy bay tham gia đấu thầu (gồm Mikoyan MiG-35, Dassault Aviation Rafale, Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon, Boeing F-18 Super Hornet, Saab Gripen và Eurofighter Typhoon).
Tuy nhiên, trái ngược với những kỳ vọng ban đầu, MiG-35 lại là một trong những ứng viên đầu tiên phải chào từ biệt cuộc đua trong chương trình MMCRA.
MiG-35 thất bại vì nó không được sản xuất hàng loạt?
Giải thích nguyên nhân thất bại của MiG-35 khi cho rằng nó không được sản xuất hàng loạt chưa thật chính xác. Mặc dù các máy bay chiến đấu Dassault Rafale hiện đang được sản xuất hàng loạt nhưng nó cũng đã không giành chiến thắng trong tất cả các hồ sơ dự thầu gần đây. Rafale cũng chỉ trang bị cho Không quân Pháp trong khi chờ kết quả của đấu thầu MMRCA.
MiG-35 thất bại vì không được sản xuất hàng loạt?
Lần đầu tiên, Ấn Độ đã đặt mua hai loại máy bay chiến đấu mà hầu như không sản xuất từ Nga. Đó là Su-30K (Flanker-C) và sau đó là Su-30MKI (Flanker-H). Vào giữa những năm 2000, New Delhi đã ra lệnh tân trang cho các máy bay chiến đấu MiG-29K (Fulcrum-D) để trang bị cho tàu sân bay.
Thật khó để tranh luận rằng thực tế điều hành sản xuất và sự phù hợp của máy bay chiến đấu cụ thể với lực lượng không quân của nước sản xuất là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng quốc tế trong quá trình mua vũ khí. Tuy nhiên, vấn đề chính của MiG-35 chính là các chi tiết kỹ thuật và hiệu suất chứ không phải là quá trình điều hành sản xuất.
Trong nhiều khía cạnh, MiG-35 là một hậu duệ của MiG-29K. Ấn Độ đã không có chút lo ngại về việc mua MiG-29K. Trong thực tế, Hải quân Ấn Độ đã đặt hàng 45 máy bay chiến đấu MiG-29K cho đến nay. Trong số này, 16 chiếc đã được vận chuyển đến Ấn Độ. Ở mức độ nào đó, việc mua các máy bay MiG-29K có thể không tốt như Su-30MKI, nhưng nó lại khá phổ biến ở Ấn Độ.
Tiêm kích MiG-29K.
Tuy nhiên, MiG-35 đã và vẫn không đạt tiêu chuẩn. Ba chiếc MiG-35 đã được sử dụng cho mục đích trình diễn. Trên thực tế, chúng dùng để "chào hàng" cho các khách hàng tiềm năng.
Theo chương trình mua sắm vũ khí nhà nước đến năm 2020, Lực lượng Không quân Nga sẽ mua khoảng 50 máy bay chiến đấu MiG-35. Tuy nhiên, các chi tiết kỹ thuật và hiệu suất của các máy bay chiến đấu trong nước, do được thông qua bởi lực lượng không quân của nước này, đã không được làm rõ cho đến nay.
Một số nhà phân tích công khai tuyên bố rằng các máy bay chiến đấu này "không có tương lai". Họ tin rằng MiG-35 khá tốn kém. Hơn nữa, triển vọng cho sản xuất của nó vẫn còn mơ hồ trong bối cảnh rực rỡ của các máy bay chiến đấu hiệu quả như Su-30MKI/MK2 và Su-35 (Flanker-E), khi mà quá trình sản xuất các máy bay này đã không gây ra vấn đề gì.
Su-35 đang làm lu mờ tương lai MiG-35?
Các nhà phân tích khác lại tin rằng MiG-35 có tiềm năng xuất khẩu nhưng cũng nói thêm rằng Nga nên trang bị một số máy bay chiến đấu MiG-35 cho lực lượng không quân của nước này. Về phần mình, Lực lượng Không quân Nga đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ xuất khẩu quốc gia đã không được ưu tiên.
Vấn đề mô hình phát triển
Một phần nào đó, thất bại lần này không liên quan tới công ty Rosoboronexport, cơ quan Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang hoặc các ngành công nghiệp máy bay. Sự thành công và thất bại bất ngờ của chính sách "phi sản xuất" máy bay xuất khẩu là một hệ quả của mô hình phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, được bắt đầu vào cuối những năm 1990, và đang tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình hiện nay.
Trong 20 năm qua, nhà nước Nga không cấp hợp đồng dài hạn lớn cho việc cung cấp các sản phẩm quân sự. Công nghiệp quốc phòng Liên Xô từ lâu đã tồn tại như một nền công nghiệp có sự chuyên môn hóa cao trong phạm vi một vài nhà nước trực thuộc liên bang.
Không có các hợp đồng nên kể từ năm 1992, toàn bộ ngành công nghiệp không thể sản xuất các hệ thống vũ khí và các sản phẩm quân sự khác. Do đó, họ bị mất lợi thế cạnh tranh và chứng minh không thể thực hiện các chương trình hiện đại hóa.
Sukhoi Su-30MKI của Ấn Độ.
Xuất khẩu được xem là nguồn gốc duy nhất của doanh thu. Nhưng điều này cũng ám chỉ sự tái đầu tư của lợi nhuận thu được, cũng như chi phí hiệu quả cho quản lý doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp đã có thể đánh giá xu hướng thị trường và bán các công nghệ phổ biến nhất của Liên Xô sau khi Liên Xô tan rã. Bằng cách làm như vậy, họ có thể bảo vệ các thành công của các dự án nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là tiềm năng sản xuất mà không bị bất cứ thiệt hại lớn nào.
Vì vậy có thể không đồng ý với ý kiến của Anatoly Isaikin bởi vì đây là một vấn đề của toàn hệ thống. Tuy nhiên, vấn đề này không thể dược giải quyết bởi công ty Rosoboronexport vì họ không thể tự giải quyết các vấn đề như chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoặc những cơ sở sản xuất vũ khí cụ thể.
Sukhoi Su-30MKI của Ấn Độ.
Hiện nay, chính phủ Nga đang cố gắng để di chuyển từ mô hình tài trợ theo định hướng xuất khẩu của công nghiệp quốc phòng và trao nhiều hơn các hợp đồng trong nước.
Đặc biệt là các doanh nghiệp có doanh thu hiệu quả nhất, bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất máy bay chiến thuật hay máy bay trực thăng, đã ký hợp đồng quan trọng từ hai hoặc ba năm trước đây và đang chuyển giao các sản phẩm đầu tiên cho các lực lượng vũ trang Nga.
Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp khác sẽ phải đẩy mạnh sản xuất cho đến năm 2020, thời hạn cuối cùng để thực hiện chương trình mua sắm vũ khí nhà nước.
Điều này sẽ góp phần loại bỏ sự cần thiết tìm kiếm "giá đỡ tinh thần" cho các khách hàng nước ngoài có nhu cầu mua sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
Các sản phẩm này sau đó sẽ được nâng cấp với sự hỗ trợ từ các khoản thanh toán trước và các khoản vay cho các dự án trong tương lai. Tuy nhiên, thất bại dường như không thể tránh khỏi. Các bên liên quan đang cố gắng chu cấp cho những thất bại trong bất cứ hợp đồng quốc phòng nhà nước để bù đắp cho các tổn thất phát sinh.
Sự cân bằng tốt và thường xuyên có các nguồn tài trợ đa dạng, bao gồm cả chuyển đổi mô hình công nghiệp quốc phòng, sẽ giúp Nga thực hiện được các dự án nghiên cứu và phát triển hiện tại và trong tương lai, sử dụng hiệu quả tiềm năng kỹ thuật còn lại của Nga.
Theo GDVN
Nga đồng ý bán cho Trung Quốc 24 Su-35 Hãng Rosoboronoexport và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã thỏa thuận sơ bộ về việc cung cấp cho Bắc Kinh 24 tiêm kích tối tân Su-35. Nga không lo Trung Quốc sao chép. Đó là tiết lộ của một nguồn tin thân cận với lãnh đạo Cục Hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang (FSVTS), Nga, và một nhà quản lý của...