Không quân Campuchia sắp trở thành một thế lực tại Đông Nam Á?

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh mới đây cho biết, quân đội nước này có kế hoạch mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong dài hạn.

Không quân Campuchia sắp trở thành một thế lực tại Đông Nam Á? - Hình 1

Không quân Campuchia sắp trở thành một thế lực tại Đông Nam Á?

Như vậy đây là diễn biến tiếp theo sau khi quốc gia Đông Nam Á này cho biết họ mong muốn được tiếp nhận hệ thống phòng không tầm xa cùng tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn do Trung Quốc sản xuất.

Mặc dù vẫn chỉ là kế hoạch trong dài hạn nhưng có thể nói gần như chắc chắn điều này sẽ diễn ra, với tư cách là đồng minh thân cận của Trung Quốc tại châu Á, thường xuyên ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh trên các diễn đàn quốc tế, Campuchia đang đứng trước cơ hội lớn để tận dụng nguồn lực từ “người anh” hùng mạnh nhằm hiện đại hóa sức mạnh quân đội của mình.

Khi chính thức triển khai dự định trên, Không quân Campuchia sẽ được trang bị loại tiêm kích nào do Trung Quốc sản xuất?

Không quân Campuchia sắp trở thành một thế lực tại Đông Nam Á? - Hình 2

Tiêm kích F-7PG – Biến thể hiện đại hóa của MiG-21 do Trung Quốc sản xuất

Với trình độ và tiềm lực (cả tài chính lẫn khoa học kỹ thuật) còn hạn chế của mình, Không quân Campuchia khó mà đủ khả năng vận hành tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng, phù hợp với họ chỉ có thể là dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ mà thôi.

Hiện tại Không quân Trung Quốc (PLAAF) đang có 3 loại tiêm kích hạng nhẹ đáng chú ý là J-10, JF-17 và F-7G.

Tuy nhiên J-10 đang là “con cưng” của PLAAF, nước này chưa có ý định xuất khẩu kể cả cho đồng minh thân cận như Pakistan. F-7G – chiếc tiêm kích tỏ ra phù hợp nhất với Campuchia (do họ đã có kinh nghiệm vận hành dòng MiG-21) thì lại sắp bị ngừng sản xuất trong khi Phnom Penh chưa định sớm đặt hàng.

Với những lý do trên, ứng viên duy nhất còn lại, có thể sẽ xuất hiện trong biên chế Không quân Hoàng gia Campuchia chính là JF-17.

Không quân Campuchia sắp trở thành một thế lực tại Đông Nam Á? - Hình 3

Tiêm kích JF-17 của Không quân Pakistan

Video đang HOT

Tiêm kích đa năng một chỗ ngồi thế hệ 4 JF-17 Thunder (FC-1Xiaolong) là sản phẩm hợp tác Trung Quốc – Pakistan, được thiết kế như một máy bay chiến đấu có chi phí thấp mà vẫn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của tác chiến hiện đại.

JF-17 được trang bị động cơ RD-93 (biến thể của RD-33 lắp trên MiG-29) có lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội khoảng 8.300 kg, giúp máy bay đạt tốc độ lớn nhất Mach 1,8; tầm hoạt động 3.000 km.

Radar KLJ-7 của JF-17

do Viện Nghiên cứu Công nghệ Điện tử Nam Kinh chế tạo, có tầm phát hiện tối đa đối với mục tiêu trên không/trên biển là 75/135 km, theo dõi được 10 đối tượng và điều khiển vũ khí tấn công 2 mục tiêu cùng lúc.

Trọng lượng vũ khí mà JF-17 mang theo đạt tới 3,6 tấn, phân bổ trên 7 giá treo nằm ở cánh và thân. Đặc biệt, máy bay có giá khá rẻ khi so sánh với các chiến đấu cơ đa năng hạng nhẹ khác.

Không quân Campuchia sắp trở thành một thế lực tại Đông Nam Á? - Hình 4

Sau trực thăng Z-9, Không quân Campuchia sẽ được trang bị số lượng lớn tiêm kích Trung Quốc?

Mặc dù so sánh với những tiêm kích hiện đại đang có mặt tại Đông Nam Á như Su-30MK, F-15SG, F-16 Block 52 Plus hay JAS 39C/D… thì JF-17 Thunder vẫn còn thua kém xa, tuy nhiên chiếc chiến đấu cơ do Trung Quốc sản xuất này vẫn sẽ giúp Không quân Hoàng gia Campuchia vươn lên trở thành một lực lượng không thể xem thường.

Theo Soha News

Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông

Những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đã buộc các nước Đông Nam Á phải đầu tư mua sắm tiêm kích hiện đại cho không quân.

Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông - Hình 1

Tiêm kích J-11 Trung Quốc hạ cánh trái phép trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: 81.cn

Trên bầu trời tỉnh Hải Nam hồi tháng 5, hai chiếc tiêm kích J-11 của Trung Quốc bám theo một chiếc máy bay quân sự Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát ngoài khơi bờ biển phía đông hòn đảo này. Trong một lần chạm mặt tương tự hai năm trước, chiến đấu cơ Trung Quốc đã khoe tên lửa ngay trước máy bay Mỹ, như một biểu hiện thù địch. Còn lần này, J-11 Trung Quốc vọt lên, bay sát máy bay Mỹ ở khoảng cách 15 mét, như chờ đợi phi công Mỹ phải nhượng bộ trước.

Những động thái ngày càng quyết liệt như vậy của Trung Quốc trên bầu trời và dưới mặt biển đã khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á phải hối hả nâng cấp lực lượng không quân già cỗi của mình bằng những loại chiến đấu cơ của thế kỷ 21, theo Southeast Asia Globe.

Một báo cáo do tổ chức tư vấn an ninh, quốc phòng IHS Jane's công bố hồi tháng hai dự đoán chi tiêu quốc phòng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng từ 435 tỷ USD năm 2015 lên mức 533 tỷ USD vào năm 2020. Chỉ riêng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã chiếm gần 40% con số đó, khi quốc gia này đã tăng ngân sách quốc phòng tới 43% lên mức 191 tỷ USD chỉ trong 5 năm qua.

Theo bình luận viên Paul Millar, hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông và quân sự hóa ngày càng tăng những thực thể này của Trung Quốc là một trong những động lực thúc đẩy cuộc đua chiếm lĩnh bầu trời đầy tốn kém ở Đông Nam Á, khi các quốc gia trong khu vực phải đối mặt với người hàng xóm có nền kinh tế khổng lồ.

Ôn Kaj Rosander, giám đốc trách xuất khẩu chiến đấu cơ Gripen khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tập đoàn Saab (Thụy Điển), cho rằng nỗ lực hiện đại hóa lực lượng không quân của các nước phần lớn xuất phát từ các mối quan ngại về tranh chấp chủ quyền trên biển.

"Các quốc gia ngày càng trở nên lo lắng cho chủ quyền của mình, họ nhận ra nhu cầu phải sở hữu những năng lực quốc phòng độc lập", ông nói.

"Chúng tôi nhận thấy các nước trong khu vực đã nhận ra rằng họ thiếu đi khả năng nhận thức những gì đang diễn ra ngoài đường chân trời, tại những vùng biển mà họ quan tâm và có ảnh hưởng đến họ. Họ cũng nhận thấy mình thiếu vắng biện pháp đáp trả phù hợp", ông Rosander nói khi được hỏi về ảnh hưởng của chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với chiến lược mua sắm vũ khí của các nước Đông Nam Á.

Philippines, quốc gia từ lâu phụ thuộc vào sự bảo vệ của đồng minh Mỹ, năm ngoái cũng đã quyết định chi hơn 400 triệu USD để sắm một phi đội chiến đấu cơ giá rẻ FA-50 Golden Eagle từ Hàn Quốc, khôi phục kỷ nguyên siêu âm của không quân nước này sau khi chiếc tiêm kích cuối cùng của họ được cho nghỉ hưu cách đây hơn 10 năm.

Các nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho hay Malaysia đang theo đuổi hợp đồng có giá trị hơn 2,5 tỷ USD mua 18 chiến đấu cơ thế hệ 5 để thay thế phi đội Mig-29 đã già cỗi mà nước này mua của Nga từ năm 1995. Truyền thông Indonesia hồi tháng hai đưa tin chính phủ nước này đã ký hợp đồng mua ít nhất 8 chiến đấu cơ Su-35S của Nga, với giá thành 65-83 triệu USD mỗi chiếc.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua 12 tiêm kích hiện đại Su-30MK2 với Nga từ năm 2013, và hai chiếc cuối cùng trong lô hàng này đã được chuyển giao vào đầu năm 2016.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học New South Wales, Australia, cho rằng nỗ lực hiện đại hóa lực lượng không quân giúp Việt Nam có thể thực hiện các chuyến bay tuần tra ở Biển Đông. Dù các tiêm kích của Việt Nam khó có thể đọ được về số lượng với máy bay Trung Quốc, chúng đóng vai trò là những vũ khí răn đe hiệu quả trên Biển Đông, bởi Trung Quốc đến nay vẫn chưa thể triển khai máy bay xa hơn khu vực phía nam đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng trái phép.

Ben Ho, chuyên gia phân tích cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, cho rằng việc các nước Đông Nam Á đầu tư cho lực lượng không quân, đặc biệt là các máy bay tuần tra biển, sẽ có giá trị vô cùng lớn trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.

Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông - Hình 2

Mô hình tiêm kích hạng nhẹ FA-50 Golden Eagle Philippines mua của Hàn Quốc. Ảnh: KAF

"Khoảng cách có lợi thế rất quan trọng trong bất cứ hoạt động tác chiến nào ở Biển Đông", ông Ho nói. "Bởi vậy, tầm hoạt động xa và thời gian phản ứng nhanh chóng của lực lượng không quân có thể thu hẹp lợi thế này, đó là lý do nhiều nước Đông Nam Á đang mạnh tay đầu tư cho không quân".

Tăng cường năng lực quốc phòng

Nhu cầu về một lực lượng không quân hiện đại được thể hiện rõ ràng ở Philippines. Vốn phụ thuộc từ lâu vào Hiệp ước Bảo vệ lẫn nhau Mỹ - Phi, Manila giờ đây phải xây dựng lại năng lực không quân từ đầu, sau khi những chiếc Northrup F-5 cuối cùng bị loại biên vào năm 2005. Việc để mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc năm 2012 là một bài học khiến Philippines nhận ra nhu cầu phải sở hữu năng lực quốc phòng độc lập.

Trong một bức điện mật gửi chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương năm 1975, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger viết rằng Quốc hội và người dân Mỹ sẽ "ít có khả năng ủng hộ việc can thiệp vào tranh chấp ở Trường Sa", kể cả khi lực lượng đồn trú của Philippines ở đó "bị tấn công", theo Millar.

Sự thiếu dứt khoát đó của Mỹ là một lý do quan trọng buộc Philippines phải tăng cường sức mạnh quốc phòng, thay đổi chiến lược từ cái mà cựu tổng thống Benigno Aquino gọi là "khả năng răn đe tin cậy tối thiểu" sang chủ động bảo vệ quyền lợi trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông Millar cho rằng chỉ với hai trong tổng số 12 chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ được chuyển giao, khả năng răn đe của Philippines dường như vẫn chỉ dừng ở mức tối thiểu.

Trước những mối đe dọa an ninh tiềm tàng trên Biển Đông, quốc gia láng giềng Malaysia cũng đã xây dựng một chương trình đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa quân đội, với mục tiêu xây dựng một lực lượng không quân mạnh gồm khoảng 60 chiến đấu cơ.

Từng sở hữu những chiếc Mig-29 đời cũ, không quân Malaysia lên kế hoạch nâng cấp lên tiêm kích Su-30, đồng thời sắm thêm chiến đấu cơ F/A-18 Hornet của Boeing và Hawks của BAE nhằm thay thế toàn bộ đội bay Mig bằng những chiếc máy bay đa nhiệm hiện đại, có khả năng không chiến và tấn công mục tiêu trên biển, trên đất liền hiệu quả.

Ngoài Boeing và Sukhoi, các tập đoàn chế tạo vũ khí khác của phương Tây như Dassault, Saab, Eurofighter Consortium cũng chào hàng các mẫu chiến đấu cơ mới như Rafale, Gripen hay Typhoon cho Malaysia. Tuy nhiên, sau khi trải qua giai đoạn kinh tế tăng trưởng chậm và đồng tiền suy giảm giá trị, chính phủ nước này đã phải trì hoãn chương trình mua sắm vũ khí đầy tham vọng trên.

Theo Buszynski, những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông là một động lực để Malaysia và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác phải nỗ lực hiện đại hóa quân đội. "Malaysia trước đây chủ yếu đề phòng Singapore. Singapore làm gì, Malaysia cũng sẽ làm như vậy để tăng cường năng lực".

Ở cạnh đó, quốc gia vạn đảo Indonesia cũng rất cần phải hiện đại hóa lực lượng không quân, không chỉ để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, mà còn khắc phục cơn ác mộng về hậu cần khi phải di chuyển qua hàng nghìn hòn đảo để thực hiện nhiệm vụ.

Sau khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Indonesia vì cáo buộc sử dụng vũ lực trong cuộc khủng hoảng ở Đông Timor năm 1999, phi đội tiêm kích F-16 và F-5 của không quân nước này xuống cấp nghiêm trọng vì không có phụ tùng thay thế. Trong tình cảnh đó, Indonesia đã hướng tới Nga để hiện đại hóa lực lượng không quân của mình.

Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông - Hình 3

Indonesia ký hợp đồng mua Su-35 của Nga để tăng cường đáng kể sức mạnh không quân. Ảnh: Sputnik

Khi lệnh cấm của Mỹ được dỡ bỏ vào năm 2005, Indonesia đã đầu tư mua 24 chiến đấu cơ F-16 cũ từ Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục dựa vào những chiếc tiêm kích Su của Nga để xây dựng lực lượng không quân. Hợp đồng mua sắm những chiếc tiêm kích thế hệ mới Su-35, chiếc chiến đấu cơ không tàng hình được coi là hiện đại nhất hiện nay, là một nguồn sức mạnh bổ sung đáng kể cho không quân Indonesia.

Với giáo sư Thayer, một trong những lý do cơ bản nhất khiến các quốc gia Đông Nam Á phải hối hả mua sắm những chiếc chiến đấu cơ hiện đại nằm ở triết lý cơ bản nhất của chiến tranh, đó là "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng".

"Một trong những động lực thúc đẩy họ mua sắm những mẫu tiêm kích mới nhất là để họ tiếp cận được với công nghệ mới và hiểu rõ chúng. Dù bạn không mua loại máy bay đó với số lượng lớn, bạn vẫn biết được khả năng của chúng đến đâu, và bạn phải làm gì để đối phó", ông Thayer nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
WHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút luiWHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút lui
05:50:11 26/01/2025
Tỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại ĐứcTỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại Đức
16:09:50 26/01/2025
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?
05:47:56 26/01/2025
Kỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nướcKỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nước
13:38:51 25/01/2025
Ukraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoàiUkraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoài
11:29:58 26/01/2025
Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"
10:52:20 26/01/2025
Các lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' NgaCác lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' Nga
13:41:06 26/01/2025

Tin đang nóng

Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật nàyNgười đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này
20:35:14 26/01/2025
Bức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻBức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻ
19:54:40 26/01/2025
Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"
23:31:41 26/01/2025
Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"
19:29:53 26/01/2025
Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm quaMột Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm qua
20:31:47 26/01/2025
NSND Quốc Anh tuổi U70 vẫn có người nhắn tin tán tỉnhNSND Quốc Anh tuổi U70 vẫn có người nhắn tin tán tỉnh
21:59:20 26/01/2025
Nghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thânNghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thân
23:17:52 26/01/2025
Song Hye Kyo lộ khoảnh khắc nhan sắc kém lung linh, da mặt lão hóa không chống lại được tuổi tácSong Hye Kyo lộ khoảnh khắc nhan sắc kém lung linh, da mặt lão hóa không chống lại được tuổi tác
19:14:53 26/01/2025

Tin mới nhất

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

21:35:26 26/01/2025
Dự kiến, các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot do Đức triển khai ở Ba Lan để bảo vệ trung tâm hậu cần của Ukraine sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ ngày 27/1.
Ông Trump: Mỹ sẽ sớm mở rộng lãnh thổ

Ông Trump: Mỹ sẽ sớm mở rộng lãnh thổ

21:32:35 26/01/2025
Vài tuần trở lại đây, ông Trump liên tục nhắc lại tham vọng mở rộng lãnh thổ Mỹ, bày tỏ mong muốn mua lại đảo Greenland, sáp nhập Canada và giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama.
Đưa quân giành lãnh thổ Nga, Ukraine giữ "quân bài mặc cả" chiến lược

Đưa quân giành lãnh thổ Nga, Ukraine giữ "quân bài mặc cả" chiến lược

21:30:26 26/01/2025
Lực lượng Ukraine đã đánh cược khi mở chiến dịch đột kích bất ngờ vào tỉnh Kursk của Nga giữa lúc Moscow tiến công trên khắp mặt trận.
Hé lộ kế hoạch chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump

Hé lộ kế hoạch chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump

21:28:22 26/01/2025
Trước đó vào ngày 24/1, Bộ trưởng Kinh tế Ả Rập Xê Út Faisal Alibrahim cho biết gói đầu tư trị giá 600 tỷ USD của quốc gia này vào Mỹ bao gồm các khoản đầu tư và mua sắm từ các khu vực công và tư nhân.
Cuộc đua phê chuẩn thành viên nội các của Tổng thống Trump

Cuộc đua phê chuẩn thành viên nội các của Tổng thống Trump

21:25:38 26/01/2025
Ông Trump đang cố gắng thúc đẩy Thượng viện Mỹ sớm phê chuẩn các ứng viên bộ trưởng được ông đề cử. Tuy nhiên, quá trình này có thể còn mất nhiều thời gian.
Cuộc chiến ở Ukraine có thể kết thúc thế nào?

Cuộc chiến ở Ukraine có thể kết thúc thế nào?

21:19:45 26/01/2025
Báo Anh đã phân tích 4 kịch bản có thể xảy ra cho khả năng kết thúc cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ông Trump bật đèn xanh cấp bom hạng nặng cho Israel

Ông Trump bật đèn xanh cấp bom hạng nặng cho Israel

21:17:23 26/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn việc chuyển bom hạng nặng cho Israel, đảo ngược lệnh đình chỉ do chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden áp đặt vào năm ngoái.
Mexico từ chối chuyến bay trục xuất người nhập cư của Mỹ

Mexico từ chối chuyến bay trục xuất người nhập cư của Mỹ

21:12:53 26/01/2025
NBC News dẫn lời hai quan chức quốc phòng Mỹ và một nguồn tin thứ ba hôm 24/1 cho biết, một máy bay vận tải quân sự C-17 chở người di cư đã được lên kế hoạch hạ cánh ở Mexico.
Triều Tiên cảnh báo răn đe chiến tranh sau khi ông Trump nhậm chức

Triều Tiên cảnh báo răn đe chiến tranh sau khi ông Trump nhậm chức

21:10:12 26/01/2025
Triều Tiên đã phóng thử tên lửa hành trình chiến lược và gửi thông điệp cứng rắn tới Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Ngủ trong giờ làm việc và tè bậy, cảnh khuyển nổi tiếng bị cắt thưởng Tết

Ngủ trong giờ làm việc và tè bậy, cảnh khuyển nổi tiếng bị cắt thưởng Tết

21:01:19 26/01/2025
Chú cảnh khuyển thuộc giống corgi đầu tiên của Trung Quốc mất tiền thưởng năng suất , sau khi ngủ gật khi làm việc và tè vào chậu tắm.
Tổng thống Yoon Suk Yeol bị truy tố ngay trước khi hết hạn tạm giam

Tổng thống Yoon Suk Yeol bị truy tố ngay trước khi hết hạn tạm giam

20:54:11 26/01/2025
Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông kết thúc.
Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

20:49:47 26/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.1 cho biết đang thảo luận với nhiều bên về việc mua lại ứng dụng TikTok và sẽ ra quyết định trong vòng 30 ngày.

Có thể bạn quan tâm

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Hậu trường phim

23:52:51 26/01/2025
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - Bộ tứ báo thủ - không nặng đô như Mai và có thể thua về doanh thu.
MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

Sao việt

23:49:58 26/01/2025
MC Thảo Vân và NSND Công Lý vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp sau khi chia tay. Cả hai thoải mái trò chuyện, chụp ảnh cùng nhau.
Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Sao châu á

23:44:55 26/01/2025
Mỹ nhân phim Sex is Zero Song Ji Hyo gần đây trở thành chủ đề được quan tâm tại Hàn khi cô xuất hiện với dáng vẻ khác lạ tại một chương trình thực tế.
Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Lạ vui

23:43:14 26/01/2025
Rắn Himalaya DiCaprio sở hữu lớp vảy màu đồng, đầu ngắn, nhiều răng. Đây là loài bò sát có khả năng sinh tồn ở độ cao gần 1.900 m.
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim châu á

23:41:57 26/01/2025
Tại Việt Nam, chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim đã lập tức vượt mặt hàng loạt bom tấn để chiếm vị trí top 1 trên BXH series truyền hình được xem nhiều nhất Netflix.
Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Tv show

23:28:31 26/01/2025
Trong cuộc trò chuyện với MC Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung đã có những trải lòng về chặng đường làm nghệ thuật, đặc biệt là quãng thời gian khó khăn sau scandal.
Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Nhạc việt

23:19:55 26/01/2025
Cường Seven và Trọng Hiếu chọn chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 làm sân khấu trình diễn đầu tiên sau khi công bố ra mắt nhóm Sx7.
Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Sao thể thao

22:29:39 26/01/2025
Lần này, cú hat-trick đầu tiên trong màu áo Real Madrid giúp đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha giành chiến thắng dễ dàng 3-0 trên sân của Valladolid thuộc vòng 21 La Liga hôm 26/1,
Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Tin nổi bật

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.
Vì 'thần dược quý hơn vàng' ngưu hoàng, lò mổ bò trở thành mục tiêu trộm cướp

Vì 'thần dược quý hơn vàng' ngưu hoàng, lò mổ bò trở thành mục tiêu trộm cướp

20:45:48 26/01/2025
Những kẻ trộm tại Brazil đang nhắm đến các lò mổ nhằm tìm được sỏi mật bò quý hiếm, được cho là có giá trị đắt hơn vàng.
Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Netizen

20:24:46 26/01/2025
Trong ngày nghỉ Tết đầu tiên, các tiệm làm móng (nail), spa, salon tóc ở Hà Nội đều đông đúc khách đến tân trang sắc đẹp. Tiệm nail của chị Dung Nguyễn (quận Cầu Giấy), luôn trong trạng thái bận rộn, người làm gần như không có thời gian...