Không phát hiện Phenol trong mẫu cá nục ở Quảng Trị
Theo nguồn tin của Dân Việt, kết quả xét nghiệm mẫu cá trong lô 20 tấn cá nục ở Quảng Trị không có chất Phenol. Đây là kết quả hoàn toàn bất ngờ đối với xác định ban đầu của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị…
Ngày 5.8, trả lời PV Dân Việt, ông Trần Ngọc Lân – Giám đốc Sở KHCN tỉnh Quảng Trị – cho biết, kết quả xét nghiệm mẫu trong lô 20 tấn cá nục không phát hiện chất Phenol.
Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 10.6 Sở Y tế Quảng Trị có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc phát hiện mẫu phẩm đại diện cho 30 tấn cá nục đông lạnh (sau này xác định lại chính xác là 20 tấn) của gia đình bà L.T.T (thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh, Quảng Trị) bị nhiễm Phenol và đề nghị cho phép tiêu hủy vì cho rằng Phenol là chất cực độc không được có trong thực phẩm. Đến chiều 11.6, lô cá trên đã được cơ quan chức năng niêm phong.
Cơ quan chức năng Quảng Trị kiểm tra lô cá nục 20 tấn của bà T.
Video đang HOT
Để có kết quả khách quan, Sở KHCN tỉnh Quảng Trị đã độc lập lấy 8 mẫu các loại cá nục, ngừ, nậm, sòng, trích và cá hố (trong đó 5 mẫu tại lô cá 20 tấn của bà L.T.T và 3 mẫu tại lô 1,5 tấn của bà N.T.N ở xã Gio Việt, Gio Linh) gửi đến Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào ngày 13.6.
Ngày 20.6, ông Vũ Đức Lợi – Phó Viện trưởng Viện Hóa học – đã có văn bản thông báo kết quả phân tích gửi Sở KHCN tỉnh Quảng Trị. Kết quả cụ thể không phát hiện hàm lượng Phenol trong 8 mẫu cá nói trên. Kết quả trên đã được báo cáo cho UBND tỉnh Quảng Trị.
Một diễn biến khác, ông Hồ Sỹ Biên – Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Quảng Trị – cho biết, ngày 13.6 đơn vị cũng đã lấy thêm 5 mẫu phẩm trong lô 20 tấn cá gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia kiểm nghiệm. Ông Biên tiết lộ kết quả xét nghiệm đã có, tuy nhiên hiện chưa thể công bố.
Theo Danviet
Hà Tĩnh lên kế hoạch tiêu hủy 8 tấn cá đông lạnh nhiễm cadimi
Cá biển nhiễm chất độc cadimi đánh bắt từ vùng biển Hà Tĩnh và Quảng Bình sẽ được tiêu huỷ bằng cách đốt nóng ở nhiệt độ cao.
Sáng 4/8, ông Trần Xuân Dâng, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, cơ quan chức năng tỉnh này đã lên kế hoạch tiêu hủy 8,1 tấn cá biển có hàm lượng chất cadimi vượt ngưỡng bằng cách đốt nóng ở nhiệt độ cao. Hiện số cá này niêm phong tại 4 kho đông lạnh trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, Lộc Hà, Cẩm Xuyên
Theo ông Dâng, Sở Y tế đang phối hợp với sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh thẩm định năng lực của Công ty Môi trường Phú Hà (chi nhánh xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh), xem xét quy trình tiêu hủy, khi nào các bên thống nhất được thì sẽ vận chuyển cá bằng xe chuyên dụng đi xử lý dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng liên ngành.
Hơn 8 tấn cá nhiễm chất độc cadimi đang được niêm phong tại các kho đông lạnh trên địa bàn Hà Tĩnh. Ảnh: Đ.H
Về việc đền bù cho các chủ hàng, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh thông tin sẽ cho cân toàn bộ số lượng cá bị nhiễm chất cadimi, phối hợp với Sở Tài chính định giá theo thị trường, từ đó thống nhất mức giá.
Ông Hoàng Chí Thức, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Môi trường Phú Hà cho biết Công ty đang hoàn thiện hồ sơ để thực hiện hợp đồng tiêu hủy.
Trước đó, ngày 1/8, nhà chức trách Hà Tĩnh tiến hành niêm phong 8,1 tấn cá biển tại 4 kho đông lạnh trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, Lộc Hà, Cẩm Xuyên. Các loại cá chủ yếu là cá mu, cá tre, cá hồng... được đánh bắt từ vùng biển Hà Tĩnh và Quảng Bình khoảng vài tháng trước. Sau khi đưa mẫu đi kiểm tra, kết quả cho thấy tất cả số cá này có hàm lượng kim loại nặng cadimi vượt ngưỡng cho phép.
Cadimi là một kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh và có độc tính, tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng chủ yếu trong các loại pin. Nuốt phải một lượng nhỏ cadimi có thể phát sinh ngộ độc tức thì, làm tổn thương gan, thận. Các hợp chất chứa cadimi cũng là các chất gây ung thư.
Theo VnExpress
"Không thể để Formosa xả thải với nhiều ưu ái như thế được" Đó là khẳng định của TS Nguyễn Khắc Kinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xung quanh việc Formosa được hưởng "ưu ái đặc biệt" về xả thải theo tiêu chuẩn riêng của ngành thép, không giống với phần lớn các ngành công nghiệp ở...