Không phát hiện hiện tượng “rau hai luống, lợn hai chuồng”
Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho thấy, từ đầu năm đến nay toàn ngành nông nghiệp đã kiểm tra 44.932 cơ sở, qua đó xử phạt hành chính 3.013 cơ sở sản xuất kinh doanh chất lượng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản với số tiền 23,9 tỷ đồng.
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, nhờ sự phối hợp vào cuộc của chính quyền, các cấp Hội Nông dân, Hội Phụ nữ từ Trung ương đến địa phương là những yếu tố quyết định giúp vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng có nhiều tiến bộ, không còn phát hiện hiện tượng “rau hai luống, lợn hai chuồng”…
430.000ha cây trồng đạt chứng nhận VietGAP
Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho thấy, từ đầu năm đến nay toàn ngành nông nghiệp đã kiểm tra 44.932 cơ sở, qua đó xử phạt hành chính 3.013 cơ sở sản xuất kinh doanh chất lượng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản với số tiền 23,9 tỷ đồng.
TP.HCM liên tục tổ chức các đoàn giám sát nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trên thị trường. Ảnh: T.L
“Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo ATTP cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu”.
Ông Nguyễn Như Tiệp
Điều đáng ghi nhận là, công tác tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm, chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) sản phẩm nông thủy sản đã được cải thiện đáng kể.
Video đang HOT
Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được xếp loại A/B đạt 98,1%, tăng so với năm 2019 (97%).
Đã ngăn chặn triệt để việc sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi, hạn chế việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản…
Đặc biệt, nhờ huy động mọi nguồn lực của xã hội, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các cấp Hội Nông dân, Hội Phụ nữ từ Trung ương đến địa phương, đến nay không phát hiện hiện tượng “rau hai luống, lợn hai chuồng”, lạm dụng hóa chất kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản qua hoạt động giám sát và hệ thống thông tin nóng.
Việc phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn quốc cho kết quả khả quan. Tính đến nay cả nước đã có 430.000ha cây trồng được chứng nhận VietGAP và tương đương (tăng gấp 11 lần so với năm 2019) với 6.045 doanh nghiệp được chứng nhận (tăng gấp 3,1 lần năm 2019); 664 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích nuôi trồng 15.833ha được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương (tăng gấp 3 lần năm 2019); 816 trang trại và 1.249 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP…
Theo ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, năm 2020, việc quản lý chất lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi cũng được tăng cường.
Cụ thể, năm 2020, Cục BVTV đã phối hợp Cục An ninh kinh tế, Chi cục Trồng trọt và BVTV tại một số địa phương tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc BVTV đối với 23 tổ chức, cá nhân trên địa bàn các tỉnh, TP: Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Bình Định, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Hà Giang, Tuyên Quang.
Đã lấy 47 mẫu thuốc BVTV, 39 mẫu phân bón hiện đang kiểm tra và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm. Xử lý và buộc tái xuất 16 lô thuốc BVTV, phân bón nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu chất lượng; ban hành 40 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm về lĩnh vực thuốc BVTV, phân bón với tổng số tiền 1,7 tỷ đồng.
Xử lý rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường
Dù đã đạt được nhiều tiến bộ về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng thừa nhận, công tác này còn một số tồn tại. Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, liên kết với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ở nhiều địa phương còn chậm.
Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý, kiểm soát chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản tại các địa phương biến động, không đồng nhất.
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, trong năm 2021, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo ATTP hài hòa với các chuẩn mực quốc tế và tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, đảm bảo ATTP.
Chủ động tổ chức và đôn đốc các địa phương triển khai giám sát, kiểm tra theo quy định; chỉ thanh tra đột xuất khi có bằng chứng, dấu hiệu vi phạm; xử lý kịp thời, nghiêm khắc các vi phạm về ATTP, đảm bảo tính răn đe. Chủ động xử lý các sự cố mất ATTP và đàm phán xử lý các rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam.
Nhọc nhằn vụ sản xuất mới
Vụ sản xuất đông xuân 2020 - 2021 chính thức bắt đầu từ ngày 21.12 đối với trà lúa chính. Đối với các loại cây trồng cạn, như: Bắp, mì, đậu phụng... thời gian xuống giống từ cuối tháng 12.2020.
Tuy nhiên, mưa bão đã làm hư hỏng hàng loạt công trình, kênh mương thủy lợi; nhiều diện tích đất sản xuất bị bồi lấp, sạt lở; giống các loại dự trữ trong dân bị ngập nước, cuốn trôi... khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong vụ sản xuất mới.
Theo khuyến cáo của Sở NN&PTNT, cơ cấu giống lúa chủ lực, gồm: ĐH815-6, Bắc Thịnh, Thiên Ưu 8, Đài Thơm 8, TBR225, Hà Phát 3, DT45 và một số giống bổ sung QNg6, QNg13, QNg128, MT10; giống mì KM98-1, KM94, NA1 và các loại giống đậu phụng L14, Sẻ Gia Lai, LDH01, TB25...
Hối hả dọn đồng
"Từ ngày 21.12 sẽ xuống giống, nhưng giờ ruộng vẫn đầy cỏ dại, cộng với rác, đất tràn vào mặt ruộng, nên tốn nhiều thời gian và công sức vệ sinh đồng ruộng", ông Nguyễn Đức, ở xã Đức Chánh (Mộ Đức) cho biết. Từ đầu tháng 12, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ông Đức đã thuê máy cày dầm ruộng và dự kiến 15.12 sẽ làm đất để chuẩn bị xuống giống, nhưng mưa kéo dài, ruộng đầy nước, nên ông Đức lo lắng tiến độ gieo sạ bị ảnh hưởng.
Bệnh khảm lá vi rút bùng phát và gây hại trên diện rộng khiến nguồn hom giống mì "sạch bệnh" khan hiếm.
Vụ đông xuân năm nay, huyện Mộ Đức gieo sạ hơn 5.500ha lúa. Để thực hiện đúng khung lịch thời vụ, huyện đã và đang chỉ đạo quyết liệt các địa phương, các hợp tác xã (HTX) tập trung tu sửa, nạo vét kênh mương, huy động máy bơm để tiêu úng... "Từ đầu tháng 12, huyện đã phát động phong trào toàn dân ra quân làm thủy lợi, khơi thông dòng chảy, kết hợp diệt chuột và ốc bươu vàng. Vận động nông dân tái thiết cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, với phương châm "nước rút đến đâu tập trung làm đất gieo sạ đến đó", phấn đấu không để đồng ruộng bỏ hoang", Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mộ Đức Nguyễn Thị Tường Mai cho biết.
Cùng với việc khắc phục, sửa chữa các công trình và hệ thống kênh mương quan trọng, đảm bảo chống xâm nhập mặn và cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất, chính quyền các địa phương cũng chỉ đạo HTX khẩn trương hợp đồng, phân bổ máy làm đất phù hợp với từng vùng, đảm bảo tiến độ sản xuất. Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phạm Bá, lịch thời vụ sản xuất vụ đông xuân năm nay sớm hơn mọi năm 5 ngày, nên các địa phương tuyệt đối tuân thủ cơ cấu giống của Sở NN&PTNT, không đưa vào sử dụng giống lúa dài ngày cũng như các loại giống không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục. Bên cạnh đó, với những khu vực ruộng canh tác lúa bị bồi lấp, không có khả năng canh tác hoặc thiếu nước thì khuyến khích nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng cạn.
Ổn định giá bán giống và phân bón
Vụ sản xuất đông xuân 2020- 2021, toàn tỉnh có kế hoạch gieo sạ khoảng 38.000ha lúa, 18.000ha mì, 8.100ha rau màu các loại, 4.600ha bắp và 4.200ha đậu phụng... Tuy nhiên, một lượng lớn giống, phân bón dự trữ trong dân bị nước lũ làm hư hỏng, hoặc cuốn trôi. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp bình ổn, đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu giống, hoặc tăng giá. "Cùng với việc hỗ trợ giống cho những hộ khó khăn, bị thiệt hại nặng do thiên tai, các đơn vị sản xuất và kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh cam kết cung ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng. Về giá bán, chỉ một số ít giống lúa chất lượng cao tăng nhẹ, còn lại đều ổn định như vụ đông xuân 2019- 2020", ông Phạm Bá cho hay.
Các đơn vị sản xuất và cung ứng giống trên địa bàn tỉnh cam kết cung ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân.
Đến ngày 12.12, hai đơn vị sản xuất và kinh doanh giống lớn trên địa bàn tỉnh là Trung tâm Giống Quảng Ngãi, Công ty TNHH Nông lâm nghiệp TBT đã cung ứng ra thị trường gần 2.000 tấn giống lúa các loại.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nông dân, đã xảy ra tình trạng "cháy" hàng, tăng giá, từ 23.000 đồng/kg lên 27.000 - 28.000 đồng/kg đối với giống Thiên Ưu 8. Các cửa hàng, đại lý kinh doanh giống cho rằng, nguồn cung giống Thiên Ưu 8 bị thiếu hụt, nhà cung cấp liên tục điều chỉnh giá. Về vấn đề này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm, nếu phát hiện đơn vị kinh doanh cố tình găm hàng tăng giá.
Đối với phân bón, giá bán giảm bình quân 19.000-75.000 đồng/bao (loại 50kg) so với vụ đông xuân 2019 - 2020. Hiện giá Urê 335.000 đồng/bao, SA 197.000 đồng/bao, DAP 668.000 đồng/bao, NPK 496.000 đồng/bao, Kali 342.000 đồng/bao, Lân 151.000 đồng/bao... "Từ vụ đông xuân năm nay, chúng tôi tiến hành chuyển phân bón trực tiếp từ đơn vị sản xuất đến nhà phân phối, để giảm chi phí trung chuyển. Vì vậy, giá bán lẻ phân bón đến tay nông dân cũng giảm đáng kể", Giám đốc Công ty CP Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Quảng Ngãi Lê Văn Chiến lý giải. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh cũng đã phối hợp với hội nông dân các cấp, HTX nông nghiệp tổ chức chương trình "mua trước trả sau", để giảm áp lực chi phí sản xuất cho nông dân.
Một doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Giang vừa xuất khẩu thành công 36.000 quả bưởi đào đường sang nước nào? Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa xuất khẩu đợt đầu 3,6 vạn quả bưởi đào đường sang Nga. Đây là tín hiệu vui cho nhà vườn trong tỉnh Bắc Giang. Được biết, đây là những công ten nơ bưởi đào đường đầu tiên của tỉnh Bắc Giang xuất sang thị trường Nga....