Không phản đối Trung Quốc biến đá thành đảo ở Trường Sa đồng nghĩa người dân hóa đá!
Tiến hành cải tạo, đắp nền bất hợp pháp tại khu vực đá ngầm Gạc Ma, Chữ Thập nhằm biến đá Gạc Ma thành 1 đảo nhân tạo, đây là một trong chuỗi hành động cho thấy sự ngang ngược, phi lý mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang trừng mắt thách thức không chỉ với Việt Nam mà còn xem thường luật pháp quốc tế.
Trước những hiểm họa khôn lường của việc thay đổi hiện trạng trắng trợn mà Trung Quốc cố tình thực hiện ở Gạc Ma, Philippines là nước liên tục và tích cực phản đối Trung Quốc nhất. Nhưng Việt Nam lại lên tiếng yếu ớt, mờ nhạt. Nếu như giới chức, truyền thông việt Nam và cộng đồng quốc tế không phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đang xây dựng đá ngầm thành đao nổi (Gạc Ma, Chữ Thập…), biến đá hóa đảo trái phép ở Trường Sa thì trái tim, khối óc của người dân sẽ bị hóa đá, trở nên vô cảm.
Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng đảo Gạc Ma (khu vực phía xa). Bên phải ảnh là đảo Cô Lin của Việt Nam (ảnh chụp ngày 23.4.2014). Ảnh: Đình Quân.
Taylor Fravel, một nhà khoa học chính trị Viện Công nghệ Massachusetts cho rằng: “Bằng cách tạo ra sự xuất hiện của một hòn đảo, Trung Quốc có thể đang tìm cách tăng cường giá trị cho tuyên bố của họ”. Trên thực tế, dễ dàng nhận ra, sau khi tạo ra các đảo mới, Trung Quốc sẽ đơn phương tuyên bố họ có một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý đối với mỗi “đảo” này bằng cách (cố tình giải thích, áp dụng sai) viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Trung Quốc đang cố tình luồn lách để đánh lừa dư luận, lấp liếm dọn đường biến những điều phi lý trở nên “có lý”?
Video đang HOT
Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng 4 đảo nhân tạo ở Trường Sa với diện tích khoảng 20 – 40 mẫu Anh, trong đó có ít nhất 1 đảo nhân tạo được Trung Quốc dành riêng cho mục đích quân sự, các đảo nhân tạo còn lại sẽ sử dụng làm nơi neo đậu, cung cấp hậu cần tàu thuyền. Điều nguy hiểm nhất chính là, nếu không ngăn chặn được Trung Quốc thì đá Gạc Ma mà Trung Quốc xâm lược của Việt Nam năm 1988 rồi sẽ không còn là đá, mà sẽ trở thành đảo! Điều đó cho thấy, so với vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam thì vụ đảo hóa các bãi đá ở Trường Sa (sau khi Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng trái phép từ năm 1988 đến nay) nguy hiểm hơn rất nhiều. Giàn khoan Trung Quốc sẽ rút, nhưng đảo nhân tạo thì sẽ còn đó và Trung Quốc sử dụng đảo đá này như một minh chứng cho sự “sở hữu cố định” của mình!
Trung Quốc đào đắp đất và xây dựng các công trình trên bãi đá Gạc Ma và các bãi đá khác thuộc quần đảo Trường Sa.
Nhân dân, nhà lãnh đạo Việt Nam cần kiêng quyết, mạnh mẽ và cứng rắn hơn nữa, bằng mọi biện pháp phải dạy cho Trung Quốc bài học kể cả khởi kiện Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm Trường Sa năm 1988; không để cho Trung Quốc cứ mãi làm càn, cưỡng đoạt sự sống của ngư dân, lực lượng kiểm ngư Việt Nam, đe dọa hòa bình khu vực. Bằng mọi biện pháp, bằng phương tiện truyền thông với những chứng cứ lịch sử, chứng cứ vô nhân đạo mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã gây ra cho ngư dân, lực lượng kiểm ngư Việt Nam suốt thời gian qua, Việt Nam cần để bạn bè quốc tế nhìn thấy rõ bản chất của Trung Quốc và ngày càng ủng hộ, tiếp sức Việt Nam đập tan dã tâm bành trướng đã ăn sâu vào máu của rất nhiều thế hệ cầm quyền Trung Quốc.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã và đang ngang ngược, gây ra rất nhiều tội lỗi, vi phạm luật pháp quốc tế…, nếu như chúng ta không “ra đòn” với Trung Quốc thì sự sống của nhân dân một ngày nào đó sẽ không còn tồn tại; nguy hại hơn, nếu như con người ta cứ thờ ơ, để mặc Trung Quốc muốn làm gì thì làm, một ngày nào đó, trái tim người dân sẽ trở nên vô cảm và hóa đá như ý đồ hóa đá đảo trái phép mà Trung Quốc đã cưỡng đoạt, cướp từ tay Việt Nam.
Đến giờ phút này, thiết nghĩ nhân dân và lãnh đạo Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế, những ai yêu chuộng hòa bình không thể làm ngơ với Trung Quốc được nữa! Khởi kiện hay là chết?
Hải Dương
(Bài viết thể hiện văn phogn và quan điểm riêng của tác giả)
Theo Dantri
Tàu Trung Quốc điên cuồng vây ép, tàu Việt Nam bình tĩnh vòng tránh
Trong ngày, Trung Quốc đã tăng cường 3 máy bay hoạt động quanh khu vực giàn khoan 981
Thông tin từ Cục Kiểm ngư cho biết, trong ngày 18/6, Trung Quốc duy trì từ 110-118 các loại tàu quanh khu vực giàn khoan 981 mà nước này đã hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. Trong đó, có 39-41 tàu hải cảnh, 15 tàu vận tải, 17-20 tàu kéo, 35-37 tàu cá cùng 5 tàu quân sự.
Cảnh một vụ tàu TQ đâm tàu cá ngư dân Việt Nam. Ảnh VOV
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn tăng cường 2 máy bay quân sự cánh bằng, lượn 2 vòng trên khu vực phía Tây Nam giàn khoan ở độ cao gần 700 mét, sau đó bay về hướng giàn khoan. Ngoài 2 máy bay trên, theo quan sát của lực lượng kiểm ngư, hôm nay xuất hiện thêm 1 máy bay tuần thám số hiệu 3586, lượn 2 vòng trên khu vực phía Tây giàn khoan ở độ cao 800 mét, sau đó bay về hướng Tây Bắc.
Tại hiện trường, các tàu hải cảnh, tàu kéo của Trung Quốc đã tăng tốc độ, chặn hướng, áp sát tàu Việt Nam khoảng từ 20-50 mét và ngăn cản quyết liệt tàu của ta. Các tàu này của Trung Quốc sẵn sàng phun nước, đâm va khi thấy tàu kiểm ngư tiến đến gần giàn khoan ở khoảng cách trên 10 hải lý.
Trước sự hung tợn của các tàu Trung Quốc, tàu kiểm ngư Việt Nam vẫn bình tĩnh kiên trì bám trụ, vòng tránh để chọn thời cơ tiếp cận gần giàn khoan hơn. Công tác tuyên truyền vẫn được lực lượng kiểm ngư thực hiện đều đặn, nhằm yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng các tàu hộ tống.
Về phía tàu cá, ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục đánh bắt ở ngư trường truyền thống quanh giàn khoan. Để ngăn cản, các tàu cá Trung Quốc tổ chức thành từng nhóm gần 40 tàu, với sự hỗ trợ của 1 tàu hải cảnh số hiệu 46102 tiến hành dàn hàng ngang, ép không cho tàu của ngư dân ta đến gần khu vực giàn khoan để khai hác thủy sản.
Theo Giáo Dục
Bí thư Đà Nẵng: 'Ngư dân kiện Trung Quốc phải chặt chẽ' Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định, thành phố ủng hộ việc ngư dân kiện Trung Quốc nhưng phải hoàn thiện thủ tục pháp lý chặt chẽ vì có nhân tố nước ngoài. Chủ trì buổi họp báo ngày 18/6, Bí thư Đà Nẵng Trần Thọ đề cập tình hình Biển Đông đang diễn biến phức tạp khi Trung Quốc tiếp tục...