Không phải Xạ Điêu Tam Bộ hay Thiên Long Bát Bộ, đây mới là tiểu thuyết hay nhất của Kim Dung?
Có điều người đọc tiểu thuyết của tôi ( Kim Dung) có rất nhiều thiếu niên thiếu nữ, vậy thì cũng nên nhắc nhở với những người bạn trẻ trong trắng ấy một câu: Vi Tiểu Bảo coi trọng nghĩa khí, đó là phẩm đức tốt, còn như những hành vi còn lại, thì ngàn vạn lần đừng nên học theo.
Trong lời tựa của bộ truyện Lộc Đỉnh Ký xuất bản năm 1981, Kim Dung đã khẳng định đây chính là tác phẩm mà ông tâm đắc nhất trong suốt sự nghiệp cầm bút.
Kim Dung cho rằng Lộc Đỉnh Ký là tác phẩm mà ông tâm đắc nhất trong suốt sự nghiệp.
Lộc Đỉnh ký bắt đầu khởi đăng trên Minh báo từ ngày 24/10/1969, đến ngày 23/9/1972 thì kết thúc, tổng cộng đăng liên tục trong hai năm mười một tháng. Trước nay thói quen của tôi khi viết đăng báo nhiều kỳ là mỗi ngày viết một đoạn, hôm sau đăng báo, nên bộ tiểu thuyết này cũng viết liên tục trong hai năm mười một tháng. Nếu không có chuyện bất ngờ đặc biệt (trong cuộc sống luôn luôn có chuyện bất ngờ đặc biệt), thì đây là bộ tiểu thuyết cuối cùng của tôi.
Nhưng Lộc Đỉnh ký không mấy giống tiểu thuyết võ hiệp, cũng không thể nói là tiểu thuyết lịch sử. Lúc bộ tiểu thuyết này đăng trên báo, có nhiều độc giả liên tiếp gửi thư tới hỏi Lộc Đỉnh ký có phải do người khác viết không?. Vì họ phát giác ra rằng giữa bộ này với các tác phẩm trước đây của tôi có sự khác biệt rất lớn. Thật ra bộ này đương nhiên hoàn toàn do chính tôi viết. Rất cảm ơn người đọc đã yêu mến và khoan dung đối với tôi, lúc không thích một tác phẩm hay một đoạn văn của tôi là đoán rằng “Đây là do người khác viết thay”, dành những lời khen ngợi cho tôi, đẩy sự bất mãn vào một “người viết thay” trong tâm tưởng.
Lộc Đỉnh Ký phiên bản Châu Tinh Trì.
Lộc Đỉnh ký khác hẳn với những tiểu thuyết võ hiệp trước đó của tôi, đó là cố ý. Một tác giả không nên lặp lại phong cách và hình thức của mình, phải cố gắng hết sức tìm kiếm những sáng tạo mới.
Có những độc giả bất mãn Lộc Đỉnh ký, vì nhân phẩm của nhân vật chính Vi Tiểu Bảo quá trái ngược với các quan niệm giá trị thông thường. Độc giả tiểu thuyết võ hiệp quen đem mình thay cho anh hùng trong tiểu thuyết, nhưng Vi Tiểu Bảo thì không thể thay được. Trên phương diện này, cướp đi mất niềm vui của bấy nhiêu độc giả, tôi cảm thấy rất có lỗi.
Nhưng nhân vật chính trong tiểu thuyết không nhất định phải là “người tốt”. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của tiểu thuyết là sáng tạo nhân vật, người tốt, người xấu, người tốt có khuyết điểm, người xấu có ưu điểm… đều có thể miêu tả. Việc Trung Quốc thời Khang Hy có loại nhân vật như Vi Tiểu Bảo hoàn toàn không phải là chuyện không có khả năng.
Lộc Đỉnh Ký phiên bản Trương Vệ Kiện
Ha Mầu Lai Đặc ưu nhu quyết đoán, La Đình nói được không làm được, mục sư trong “Hồng tự” thông gian với người ta, An Ná Tạp Liệt Ni Ná phản bội chồng, tác giả chỉ là miêu tả những nhân vật như thế chứ không phải khuyến khích độc giả làm theo hành vi của họ. Độc giả Thủy Hử thích nhất không phải loại người như Lý Quỳ, đánh bạc thua thì cướp tiền, cũng không phải là loại người như Tống Giang, một đao chém chết người vợ bạc tình không ngừng làm tiền. Lâm Đại Ngọc rõ ràng không phải là đối tượng mà độc giả phụ nữ hiện đại học theo, số phụ nữ có quan hệ tình dục với Vi Tiểu Bảo không nhiều hơn Giả Bảo Ngọc bao nhiêu, nhưng ít nhất Vi Tiểu Bảo cũng không đồng tính luyến ái như Giả Bảo Ngọc, đã có Tần Chung, lại có Tưởng Ngọc Hàm. Lỗ Tấn miêu tả AQ, cũng hoàn toàn không phải khuyến khích phép thắng lợi tinh thần.
Nếu nhân vật trong tiểu thuyết trọn vẹn mười phần, thì không thể chân thực. Tiểu thuyết phản ảnh xã hội, trong hiện thực xã hội không có con người hoàn mỹ tuyệt đổi. Tiểu thuyết hoàn toàn không phải là sách giáo khoa đạo đức. Có điều người đọc tiểu thuyết của tôi có rất nhiều thiếu niên thiếu nữ, vậy thì cũng nên nhắc nhở với những người bạn trẻ trong trắng ấy một câu: Vi Tiểu Bảo coi trọng nghĩa khí, đó là phẩm đức tốt, còn như những hành vi còn lại, thì ngàn vạn lần đừng nên học theo.
3 Vi Tiểu Bảo gần nhất xuất hiện trên màn ảnh nhỏ: Huyền Hiểu Minh, Trương Vệ Kiện và Hàn Đống
Tôi viết tiểu thuyết võ hiệp tổng cộng có mười hai bộ truyện dài, ba bộ truyện ngắn. Từng dùng mười bốn chữ đầu tên sách làm một đôi câu đối “Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc, Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên” (Bay tuyết liền trời bắn hươu trắng, Cười sách thân hiệp dựa uyên xanh), bộ Việt nữ kiếm viết sau cùng không có trong đó.
Bộ Thư kiếm ân cừu lục viết sớm nhất năm 1955, bộ Việt nữ kiếm viết cuối cùng tháng 1/1970. Mười lăm bộ tiểu thuyết dài ngắn viết trong mười lăm năm. Công việc sữa chữa bắt đầu từ tháng 3/1970, đến giữa 1980 thì kết thúc, tất cả trong mười năm. Đương nhiên trong khoảng thời gian ấy tôi còn làm nhiều việc khác, chủ yếu là biện lý tờ Minh báo và viết xã luận trên Minh báo.
Lúc gặp các độc giả gặp nhau lần đầu, câu hỏi mà tôi thường gặp nhất là “Ông thích bộ tiểu thuyết nào của mình nhất?”. Câu hỏi này rất khó trả lời, nên tôi thường không trả lời. Còn nếu bàn về “mình thích”, thì tôi thích mấy bộ có tình cảm mãnh liệt như Thần điêu hiệp lữ, Ỷ thiên Đồ long ký, Phi hồ ngoại truyện, Tiếu ngạo giang hồ. Lại thường có người hỏi “Theo ông bộ tiểu thuyết nào của mình là hay nhất?”, thì bộ này là hay nhất. Có điều rất nhiều độc giả hoàn toàn không đồng ý. Tôi rất thích sự không đồng ý của họ.
Nghịch lý Lưu Diệc Phi: Một bước thành sao từ năm 19 tuổi, 15 năm vẫn quanh quẩn thoát cái bóng của mình
'Thần tiên tỷ tỷ' 16 tuổi bước chân lên màn ảnh, 19 tuổi thành sao hạng A châu Á
Lưu Diệc Phi là một trong những ngôi sao hiếm hoi trên màn ảnh xứ Trung nhanh chóng chạm tới ngôi vị hạng A ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp. Trở thành sinh viên trẻ nhất trong lịch sử Học viện Điện ảnh Bắc Kinh danh giá khi mới 15 tuổi (2002), Lưu Diệc Phi có một con đường sự nghiệp trải dài thênh thang trước mắt.
Chỉ một năm sau, cô đã có vai diễn gây tiếng vang Bạch Tú Châu trong Gia tộc kim phấn. Cũng trong năm 2003, cô gái nhỏ nhắn lọt vào mắt xanh của đạo diễn Cúc Giác Lượng để vào vai Vương Ngữ Yên trong bộ phim Thiên Long Bát Bộ.
Cũng từ đây, biệt danh 'thần tiên tỷ tỷ' trở thành một danh xưng gắn liền với tên tuổi Lưu Diệc Phi - điều mà nhiều đàn chị dù cố gắng cả đời cũng chưa đạt được. Nhà văn Kim Dung thậm chí còn dành tặng Lưu Diệc Phi lời khen: 'Có Lưu Diệc Phi, độc giả mới biết Kim Dung không hề nói quá khi miêu tả vẻ đẹp của Vương Ngữ Yên'.
Ngay từ vai diễn đầu tiên trong Gia tộc kim phấn, Lưu Diệc Phi đã gây tiếng vang lớn. Năm ấy, cô mới vừa 16 tuổi
Tạo hình 'thần tiên tỷ tỷ' của cô khiến hàng triệu người mê đắm
Sau 2 tựa phim đình đám này, Lưu Diệc Phi nhận được sự chào đón nhiệt tình từ phía các đạo diễn điện ảnh. Năm 2004, cô tập trung nguồn lực để chinh phục màn ảnh rộng với hai bộ phim Tình yêu tháng 5 và Tình yêu đại doanh gia nhưng không tạo được nhiều hiệu ứng. Thời gian tiếp theo, cô quay lại sóng truyền hình và đạt đến thời điểm đỉnh cao danh tiếng nhờ hai vai diễn cổ trang là Triệu Linh Nhi ( Tiên kiếm kỳ hiệp) và Tiểu Long Nữ ( Thần điêu đại hiệp).
Đặc biệt, bộ phim Thần điêu đại hiệp đã tạo nên cơn sốt mạnh mẽ không chỉ tại Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sức nóng của phim thậm chí còn vượt qua ngoài dự kiến của nhà sản xuất, khiến đây trở thành một trong những 'bom tấn truyền hình' đáng chú ý nhất của màn ảnh Hoa ngữ trong giai đoạn 2005 - 2010.
Nữ chính Lưu Diệc Phi được Kim Dung khen ngợi là Tiểu Long Nữ thành công nhất và đẹp nhất so với các đàn chị, độ tuổi của diễn viên và nhân vật hoàn toàn khớp nhau khiến Lưu Diệc Phi càng được săn đón, tung hô. Ở độ tuổi 19, Lưu Diệc Phi đã bước lên đỉnh cao danh vọng, thành công và sự nổi tiếng.
Vai diễn Tiểu Long Nữ đã đưa Lưu Diệc Phi lên tột đỉnh thành công
Có thể nói, nhan sắc của cô khi ấy đã làm rung chuyển màn ảnh châu Á
15 năm bị gắn mác 'Thuốc độc phòng vé', vẫn loay hoay thoát cái bóng của chính mình
Sau khi đạt thành công rực rỡ nhờ vai diễn Tiểu Long Nữ, Lưu Diệc Phi có quyết định khá táo bạo, đó là dừng hẳn việc đóng phim truyền hình - lĩnh vực mang lại cho cô thành công tột đỉnh khi còn chưa bước qua tuổi 20 - để chinh phục màn ảnh rộng.
Có thể dễ dàng để hiểu được 'nước cờ' này của Lưu Diệc Phi, khi mà thành công quá sớm ở buổi đầu lập nghiệp khiến cô loay hoay giữa cái bóng của mình, thì việc tự thử thách bản thân ở một sân chơi đẳng cấp và tầm cỡ là điều nên thử. Nhưng khi mà diễn xuất chưa thật sự chín muồi thì đây chưa hẳn là một quyết định sáng suốt.
Từ năm 2008 đến nay, Lưu Diệc Phi đã tham gia gần 20 bộ phim điện ảnh, tức là trung bình mỗi năm cô có đến 2 tác phẩm ra rạp. Số lượng này cho thấy 'thần tiên tỷ tỷ' thực sự cố gắng, nỗ lực và chăm chỉ. Để không bị đóng khung trong tạo hình băng thanh ngọc khiết, thần tiên thoát tục, Lưu Diệc Phi không ngại ngần xả thân vì vai diễn, cảnh nóng, đánh đấm, hành động...., cô đều không ngại, nhưng có lẽ nhan sắc mặn mà cùng danh tiếng nổi hơn trước gấp bội phần không giúp Lưu Diệc Phi 'cứu' được doanh thu cũng những tựa phim cô đóng.
Lưu Diệc Phi trong Outcast - 'bom xịt' được đầu tư 25 triệu đô nhưng doanh thu mang về chưa đạt 1/5 số tiền gốc.
Một thống kê về các tựa phim điện ảnh mà Lưu Diệc Phi từng đóng cho thấy đa phần các bộ phim điện ảnh mà cô đóng đều bị lỗ. Thậm chí, dù đã được o bế làm diễn viên chính trong 2 bộ phim Hollywood là Outcast (Mối thù hoàng tộc) và Mulan (Hoa Mộc Lan) nhưng cô chỉ mang về toàn tranh cãi về diễn xuất. Đây quả thực là con số quá đáng quan ngại, và không khó lý giải vì sao một số khán giả luôn nhớ đến Lưu Diệc Phi đầu tiên khi nhắc đến danh xưng 'Thuốc độc phòng vé'.
Trong Mối thù hoàng tộc (2014), Lưu Diệc Phi đóng vai nữ chính công chúa Triệu Liên, kết đôi cùng nam diễn viên Hayden Christensen. Dù được đầu tư mạnh tay lên đến 25 triệu USD nhưng phim chỉ thu được 4,8 triệu USD do tình tiết rắc rối không hợp lý cùng diễn xuất nhạt nhòa của các diễn viên.
Những bộ phim khác của cô như Thiện nữ u hồn (đầu tư 135 triệu NDT, doanh thu 140 triệu NDT), Lộ thủy hồng nhan (đóng cùng Bi Rain), Tình yêu thứ ba (đóng cùng Song Seung Hun), Dạ khổng tước... cũng chẳng đạt được đột phá doanh thu.
Lưu Diệc Phi rất chịu khó thay đổi vai diễn nhưng thứ duy nhất khiến khán giả nhớ đến là gương mặt xinh đẹp, lạnh lùng của cô
Trong bộ phim mới nhất - Mulan, Lưu Diệc Phi được ưu ái giao vai nữ chính Hoa Mộc Lan - con gái trong một gia đình có người cha từng đi lính. Nàng giỏi võ, mang tư tưởng phóng khoáng, chứ không thích đi theo khuôn mẫu phụ nữ hiền thục thời đó. Khi quân giặc tấn công Trung Quốc, Hoàng đế (Lý Liên Kiệt) buộc mỗi gia đình phải cử một nam nhân vào quân ngũ. Mộc Lan giả trai tòng quân thay cha - người đàn ông duy nhất trong gia đình.
Tại doanh trại, cô nếm trải quá trình tập luyện gian khổ, đồng thời phải cố che giấu thân phận. Lúc này, quân địch tiến như vũ bão dưới sự chỉ huy của Bori (Jason Scott) - chiến tướng du mục muốn giết Hoàng đế để báo thù cái chết của cha mình.
Sát cánh cùng hắn là nữ phù thủy bí ẩn (Củng Lợi) với hành tung xuất quỷ nhập thần. Bộ phim được đầu tư khủng lên đến 200 triệu USD, có khâu thiết kế sản xuất và kỹ xảo chất lượng, nhưng Lưu Diệc Phi lại trở thành điểm trừ đáng thất vọng. Vẻ ngoài xinh đẹp không cứu được mỹ nhân sinh năm 1987 khỏi nhược điểm diễn đơ.
Hoa Mộc Lan dường như chiếc áo quá khổ với Lưu Diệc Phi
Trailer Mulan
Mộc Lan dường như là vai diễn quá sức với Lưu Diệc Phi, khi nhân vật đòi hỏi nhiều cung bậc cảm xúc, từ tình thương cha, sự bối rối giữa những binh sĩ nam, nỗi day dứt khi nói dối lẫn khí chất anh hùng. Nhiều người cho rằng Lưu Diệc Phi chỉ hợp với những vai băng thanh ngọc khiết, xinh đẹp thoát trần.
Suốt nhiều năm qua, cô đã cố gắng rất nhiều để thoát khỏi cái bóng của chính mình trong quá khứ, nhưng e rằng sẽ phải mất một thời gian rất dài lao động nghiêm túc nữa cô mới chứng minh cho khán giả thấy được rằng mình có thể làm nhiều hơn nữa ngoài hình ảnh 'thần tiên tỷ tỷ' năm xưa.
12 bộ phim huyền thoại của màn ảnh Hoa ngữ, nhắc đến thôi là lại bồi hồi nhớ về ngày ấu thơ! Tây Du Ký, Hoàn Châu Cách Cách hay Bao Thanh Thiên đều là những tác phẩm vang bóng một thời của điện ảnh Hoa ngữ mà chắc hẳn các fan cứng không thể bỏ qua. Trong ký ức về tuổi thơ dữ dội của các thanh niên thuộc thế hệ 8X - đầu 9X, có lẽ không thể thiếu những bộ phim truyền...