Không phải rắn, loài chân đốt này cũng có thể làm chết người
Rết là loại côn trùng độc hại, có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí hôn mê…
Không phải rắn, loài rết cũng có thể làm chết người.
23h9′ ngày 10/5 Khoa Cấp Cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.B 97 tuổi, trú tại Phường Sông Hiến – TP Cao Bằng, nhập viện do bị rết cắn trong tình trạng sưng đau các ngón chân trái.
Sau khi tiếp nhận, thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán: Rết cắn/ Tăng huyết áp, Theo lời kể của bệnh nhân, trước khi vào viện khoảng 30 phút, bệnh nhân đi đóng cửa bếp do trời tối không nhìn thấy nên đã bị rết cắn vào ngón chân trái, sau khi bị cắn bệnh nhân thấy ngón chân sưng, đỏ, đau.
Người nhà kiểm tra xung quanh phát hiện một con rết dài khoảng 20cm đang bò ngay gần đấy. Bệnh nhân được người nhà đưa đến cấp cứu tại bệnh viện và được xử trí kịp thời, không gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên bị rết cắn, trước đó tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cũng từng tiếp nhận bệnh nhân bị sốc phản vệ độ II do rết cắn.
Đó là bệnh nhân Trương Thị G, 55 tuổi (ở Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình). Trước khi bị rết cắn sức khoẻ của bà hoàn toàn bình thường, khoẻ mạnh. Trung tuần tháng 7 năm 2019, bà ở nhà bị một con rết màu đen dài khoảng 20cm cắn vào mu bàn tay.
Sau khi bị rết cắn, bàn tay bà sưng, nóng, đỏ, đau nhiều. Không những thế bà G còn tức ngực, khó thở, sẩn ngứa toàn thân. Được người nhà đưa đến viện cấp cứu, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị sốc phản vệ độ II do rết cắn.
Rất may, sau khi được điều trị theo theo phác đồ phản vệ, sát khuẩn tại chỗ, giảm đau… bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm.
Bs Lê Văn Chế, Khoa hồi sức tích cực và phòng chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình cho biết, sốc phản vệ biểu hiện các mức độ có thể xảy ra sau vài phút khi bị rết cắn vì thế bệnh nhân cần phải nhận biết và nhập viện điều trị sớm.
Video đang HOT
Theo đó, ở mức độ 1 sau khi rết cắn chỉ xuất hiện những triệu chứng ngoài ra như mày đay, ngứa, phù mạch.
Trong trường hợp bị sốc ở mức độ hai, người bệnh bị rết cắn sẽ có biểu hiện mày đay, ngứa, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở, tức ngực, thở rít; đau bụng quặn, nôn; huyết áp chưa tụt hoặc tăng; không có rối loạn ý thức.
Nếu sốc ở mức độ 3 sẽ rơi vào tình trạng khàn tiếng, thở rít thanh quản, thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp. Lúc này huyết áp hạ, người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, rối loạn cơ tròn.
Ngoài ra, khi bị rết cắn, theo Bs Lê Văn Chế, cũng có thể gặp những biến chứng về thần kinh. Điều này xảy ra do độc tố loài giống hóa chất xuất hiện tự nhiên trong não như serotonin và histamine biểu hiện đau đầu, lo sợ, chóng mặt, cảm giác mất ý thức hay một số hưng cảm, rối loạn ý thức sau rết cắn. Tuy nhiên, các triệu chứng này hiếm gặp.
Trong khi đó, một số biến chứng khác thường gặp khi bị rết cắn gồm thiếu oxy cho cơ tim, gây nhồi máu cơ tim; Hội chứng tiêu cơ vân cấp; Rối loạn đông máu; Nhiễm trùng tại chỗ thậm chí hoại tử…
Các bác sĩ khuyến cáo hiện nay thời tiết đã chuyển sang mùa hè với nhiều đợt mưa dài ngày, khí hậu ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các loại chân đốt như rết phát triển. Chúng thích hoạt động về đêm nên khị bị cắn thường bị vào các đêm mùa hè.
Rết là loại côn trùng độc hại, có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí hôn mê.
Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Khi bị rết cắn, có thể xảy ra bất ngờ, nếu vô tình chạm, dẫm đạp vào nó. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi bị rết cắn, trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn, việc đầu tiên cần làm là hãy tìm bất cứ một sợi dây nào có thể tìm thấy được gần đó để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga – rô) nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim.
Sau khi thực hiện bước này mới điều trị bằng các bài thuốc. Các trường hợp bị kích ứng mạnh nên thực hiện các bước sơ cứu ngăn máu lưu thông từ vết cắn vào sâu cơ thể bằng cách buộc lại và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.
Để tránh và hạn chế rết có trong nhà, nên có các biện pháp diệt và phòng chống rết cho ngôi nhà mình đang ở bằng cách:
Hãy luôn giữ nhà của sạch sẽ thoáng mát và tránh ẩm thấp.
Đeo bao tay, chân khi đi vào các khu vực nhiều rết.
Rác, thực phẩm không sử dụng nên loại bỏ ra khỏi nhà để hạn chế nơi trú ngụ và nguồn thức ăn cho rết.
Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng là phương pháp rất hiệu quả để diệt rết cũng như các loại động vật chân khớp khác.
Định kỳ phun thuốc diệt muỗi, côn trùng loại bỏ côn trùng gây hại và rết ra khỏi nhà.
Rối loạn nhịp tim chủ quan không tái khám khiến nam bệnh nhân nhập viện suýt tử vong
Rối loạn nhịp tim là tình trạng nguy hiểm gây nên các dấu hiệu mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu, ngừng tim khiến người bệnh tử vong.
Những người có tiền sử bệnh tim mạch cần được kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường, cần đền khám ngay tại các cơ sở y tế có chuyên khoa, không tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ, thậm chí có thể tử vong do điều trị không kịp thời.
Theo thông tin từ Khoa Cấp cứu-Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, bệnh nhân T.T.T. (57 tuổi, trú tại Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Cao Bằng) nhập viện trong tình trạng, khó thở, hồi hộp, đau ngực, tim đập nhanh, mệt mỏi.
Người nhà cho biết, bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn nhịp tim, nhịp nhanh kịch phát cách đây 2 năm và đã được điều trị ngoại trú, thời gian gần đây không sử dụng thuốc đều, không đi kiểm tra, khi có các biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực.
Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán: Rối loạn nhịp tim/cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Sau khi được xử trí kịp thời, bệnh nhân tạm ổn định và chuyển tuyến Trung ương điều trị.
Theo các bác sĩ, rối loạn nhịp tim là tình trạng nguy hiểm gây nên các dấu hiệu mệt mỏi thậm chí ngất xỉu, ngừng tim khiến người bệnh tử vong. Do vậy, cần có các biện pháp phòng tránh, trang bị kiến thức nhận biết cũng như xử trí kịp thời để giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe.
Những người có tiền sử bệnh tim mạch cần được kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Rất nhiều người đã từng hoặc đang gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim, với nhiều dạng khác nhau như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm. Trong đó, có những trường hợp bệnh lý, với các vấn đề phát sinh phức tạp như tim đập nhanh huyết áp thấp, nhịp tim chậm huyết áp thấp...
Qua trường hợp bệnh nhân này, các bác sĩ khuyến cáo: Nếu nghi ngờ bị rối loạn nhịp tim, cảm giác nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực người bệnh cần được thăm khám tại chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Để phòng tránh rối loạn nhịp tim, cần duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ, tránh sử dụng rượu bia, tập thể dục thường xuyên. Những người có tiền sử bệnh tim mạch cần được kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường, cần đền khám ngay tại các cơ sở y tế có chuyên khoa, không tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ, thậm chí có thể tử vong do điều trị không kịp thời, không đúng cách nên không đạt hiệu quả.
Nguyên nhân gây loạn nhịp tim
Theo PGS.TS Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai; Ở người trưởng thành, nhịp đập của tim bình thường sẽ nằm trong khoảng 60-100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Nếu có một tác động nào đó khiến trái tim đập bất thường: quá nhanh, quá chậm, hoặc lúc nhanh lúc chậm, hay bỏ nhịp sẽ gọi là rối loạn nhịp tim. Trong cuộc sống hằng ngày, rối loạn nhịp có thể xuất hiện khi bạn có rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress, lao động gắng sức hay sử dụng một số chất kích thích như uống rượu, chè, coffee, hút thuốc lá...
Bên cạnh đó, các bệnh lý tim mạch như : thiếu máu cơ tim, các bệnh lý van tim, viêm cơ tim, các bệnh tim bẩm sinh... cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung động trong tim và gây rối loạn nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim còn có thể gặp ở một số bệnh lý hoặc nguyên nhân khác nhau như: tăng huyết áp, rối loạn mở máu, đái tháo đường, béo phì, cường giáp, thiếu máu, rối loạn cân bằng toan kiềm - điện giải, do thuốc, thậm chí là các thuốc chống loạn nhịp tim. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim không xác định được nguyên nhân rõ ràng.
Cần làm gì khi bị rối loạn nhịp tim?
Ngoài việc đến khám và tư vấn hay điều trị trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Thực hiện thay đổi một số thói quen trong lối sống, điều này sẽ giúp cải thiện được tình trạng rối loạn nhịp tim như: nên ăn các loại thực phẩm tốt cho tim: rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật và cholesterol...; tăng cường hoạt động thể chất; bỏ hút thuốc lá; hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc...; giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc sống.
Ngoài ra, khi đã có chỉ định thì cần tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Người đàn ông rơi vào hôn mê sau thời gian dài bị đau đầu Bệnh nhân 69 tuổi có tiền sử tiểu đường, cao huyết áp nhiều năm. Trước khi hôn mê, ông gặp các dấu hiệu bất thường như đau đầu, hoa mắt. Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, nạn nhân là ông T., 69 tuổi, ở phường Sông Hiến, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không mạch, không...