Không phải NU’EST, bản hit “Face” vốn được sáng tác cho So Dam Bi và After School
Những điều thú vị xoay quanh các ca khúc từng phát hành của NU’EST đã được nhóm bật mí thông qua chương trình “ MMTG”. Nằm đằng sau hai bản hit đầu tay “ Face” và “ The Girl Next Door” là câu chuyện mà không phải ai cũng biết được đâu.
“Face” đánh dấu màn ra mắt chính thức của NU’EST tại làng nhạc Hàn vào năm 2012. Với giai điệu sôi động cùng thông điệp ý nghĩa, ca khúc nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người hâm mộ cũng như trở thành một trong những bản hit lớn trong sự nghiệp của nhóm nhạc nam nhà Pledis Entertainment. Dẫu vậy, không phải ai cũng biết rằng “Face” ban đầu không hề được dành cho NU’EST.
Bản hit “Face” vốn dĩ không dành cho NU’EST mà được sáng tác cho Son Dam Bi và After School.
Thực chất, ca khúc đã được sáng tác cho hai nghệ sĩ đình đám khác cùng thuộc đơn vị chủ quản với NU’EST. ” Bài hát này vốn là của Son Dam Bi “, thành viên Ren tiết lộ. Bên cạnh đó, After School cũng là nhóm nữ được nhắm tới. ” Nó lần lượt đến tay So Dam Bi rồi After School nhưng cuối cùng lại thuộc về chúng tôi “, trưởng nhóm JR nói thêm. Vì So Dam Bi mang hình tượng và phong cách biểu diễn gợi cảm, nữ tính hoàn toàn khác biệt so với NU’EST vào thời điểm đó nên phần lời hát đã được thay đổi đi đôi chút.
Nếu “Face” có những màn vũ đạo đầy nhiệt huyết đã mang NU’EST đến gần hơn với khán giả thì “The Girl Next Door” lại là ca khúc khiến các chàng trai cảm thấy xấu hổ nhất khi thể hiện. Trong đó, sáng tác thuộc mini album “Hello” phát hành vào năm 2013 sở hữu phần lời hát và vũ đạo vô cùng đáng yêu, tuy nhiên chính điều này đã khiến các thành viên phải ngại ngùng khi mang nó lên sân khấu, trừ anh chàng Ren. JR thừa nhận đó là phản ứng thông thường của nhóm sau mỗi lần trình diễn “The Girl Next Door”.
“The Girl Next Door” là ca khúc khiến các thành viên NU’EST cảm thấy xấu hổ nhất mỗi lần thể hiện.
Tháng Tư vừa qua, NU’EST vừa có màn tái xuất với album phòng thu thứ hai trong sự nghiệp mang tựa đề “Romanticize”. Đây là sản phẩm đánh dấu sự trở lại đầu tiên của họ sau khoảng một năm kể từ khi mini album “The Nocturne” được lên kệ vào tháng Năm năm ngoái. Trong khi đó, full album đầu tay của các nghệ sĩ là “Re: Birth” ra mắt vào năm 2014.
MV “Face” của NU’EST.
'People Get Ready' của The Impressions: Chuyến tàu bác ái
Hiếm có ca khúc nào đi vào lịch sử âm nhạc không chỉ vì sự nổi tiếng mà còn bởi tính phổ quát trong sáng tác và thông điệp, khiến hầu như ai cũng phù hợp để hát lại.
Đó là trường hợp của People Get Ready , ghi âm năm 1965 bởi The Impressions và do giọng ca chính trong nhóm, Curtis Mayfield, sáng tác.
Hơn nửa thập kỷ đã trôi qua nhưng People Get Ready vẫn tiếp tục được đông đảo các nghệ sĩ, ở nhiều dòng nhạc khác nhau, ghi âm và biểu diễn, trong nhiều biến cố của lịch sử.
Sinh ra từ thời đại
Một phần di sản của Cuộc diễu hành Washington (diễn ra vào tháng 8/1963 với 250.000 người biểu tình vì tự do và công việc) là âm nhạc. Với nhiều người, nó tượng trưng cho tinh thần của cuộc diễu hành - những ca khúc vượt qua lằn ranh của chủng tộc và tôn giáo để đưa đến thông điệp về cứu chuộc và tha thứ.
Vào mùa Thu năm đó, sau khi mục sư Martin Luther King có bài phát biểu chấn động Tôi có một giấc mơ, đám đông 250.000 người dưới chân đài tưởng niệm Lincoln đã cùng nhau hát We Shall Overcome . Trong số này, có chàng trai trẻ Curtis Mayfield sống ở Chicago, Mỹ.
Giống như nhiều người có mặt hôm đó, anh đã được truyền cảm hứng, được thúc giục phải làm gì đó. Cái tương lai, tầm nhìn về một thế giới phẳng, không còn phải ẩn trốn, cũngkhơi dậy những ý thức đã ngấm sâu trong anh từ nhỏ.
Bìa đĩa đơn "People Get Ready" phát hành năm 1965
Tinh thần của Mayfield sẽ còn bị rung lắc mạnh bởi loạt sự kiện bi thương trong lịch sử nước Mỹ nối tiếp ngay trong cùng năm: Vụ đánh bom vào nhà thờ Baptist số 16 Birmingham - khiến 4 bé gái thiệt mạng - và vụ ám sát Tổng thống Mỹ Kennedy. Tất cả ở trên nền tinh thần vốn đã sôi sục vì phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam do Mỹ gây ra.
Từ hơi thở của thời đại, đầu năm 1965, Mayfield bắt đầu viết People Get Ready : "Mọi người hãy sẵn sàng, một chuyến tàu đang tới/ Bạn không cần hành lý, cứ thế lên toa/ Tất cả những gì bạn cần là niềm tin để nghe thấy tiếng xe lửa rền vang/ Chẳng cần vé, chỉ cần biết ơn Chúa".
"Bằng cách nói: Có một chuyến tàu đang tới, hãy sẵn sàng; nó giống như: OK, dù bất kể điều gì xảy ra, hãy bình tâm vì bạn sắp có một cơ hội. Cơ hội ấy đang tới" - nhà phê bình âm nhạc Stanley Crouch giải thích về phản ứng của Mayfield trước những sự kiện lịch sử.
Chuyến tàu này là cơ hội cứu chuộc - cơ hội đã được tìm kiếm từ lâu để vượt lên trên nạn phân biệt chủng tộc, xa rời những tuyệt vọng và trò trả đũa - để kết thúc chu kỳ đau đớn.
Hòa vào nhau trong niềm tin
Curtis Lee Mayfield sinh năm 1942 tại Chicago, trong một gia đình có 5 người con. Bố bỏ đi khi Mayfield lên 5. Thời thiếu niên, anh phải theo mẹ và bà ngoại tới ở tại những dự án nhà công cộng. Mayfield bỏ học từ hồi trung học phổ thông nhưng bù lại, âm nhạc thì không bao giờ thiếu.
Mẹ dạy anh chơi dương cầm và cùng với bà, khuyến khích anh hòa mình vào nhạc phúc âm. Từ năm 7 tuổi, Mayfield đã hát tại nhà thờ của dì cùng với những ca sĩ. Anh có cây đàn guitar đầu tiên năm lên 10 và yêu nó tới mức mang lên giường ngủ cùng.
Với "People Get Ready", Curtis Mayfield đã hàn gắn những khác biệt về cả sắc tộc, âm nhạc và thế hệ
Anh cũng tự mày mò sáng tác, ngưỡng mộ ca sĩ nhạc blues Muddy Waters và nghệ sĩ guitar người Tây Ban Nha Andres Segovia. Theo thời gian, anh đặt mục tiêu phân định thế nào là giai điệu soul của Chicago, khác hẳn so với kiểu nhạc thường phát ở các cửa hàng Berry Gordy ở Detroit thời đó. Trong giai đoạn People Get Ready , các vấn đề xã hội cũng là điều Mayfield cảm thấy mình phải lên tiếng trong âm nhạc.
Cứ thế, âm nhạc như hơi thở ngấm dần vào đời sống của Mayfield. Nhưng bên cạnh âm nhạc, còn có một thứ, có lẽ là quan trọng hơn, được nuôi dưỡng từ nhỏ trong anh, đó là tinh thần Cơ đốc giáo.
Trong buổi phỏng vấn năm 1993 với Terry Gross của National Public Radio, Mayfield tiết lộ về động lực tinh thần thúc đẩy anh viết People Get Ready : "Đây là ví dụ hoàn hảo về những gì tôi tin rằng đã nằm trong tiềm thức của tôi về những lời truyền giáo của bà tôi và hầu hết các giáo sĩ khi họ suy ngẫm từ Kinh thánh".
"Tôi tin đây là ca khúc chạm tới mọi người" - theo Peter Burns, tác giả cuốn tiểu sử Curtis Mayfield: People Never Give Up . "Nó thật sự là một ca khúc về niềm tin, một niềm tin vượt qua mọi rào cản về chủng tộc, chào đón mọi người cùng bước lên tàu. Chuyến tàu sẽ mang mọi người tới miền đất hứa thật sự".
People Get Ready phát hành năm 1965, là ca khúc chủ đề của album cùng tên và quan trọng hơn, là "hit" phúc âm pha dòng đầu tiên. Mayfield luôn nói rõ rằng chủ đề về chiếc tàu lấy từ nhà thờ hay những thông điệp mà anh được nuôi dưỡng từ nhỏ: "Tôi hẳn phải chìm sâu vào cảm hứng tôn giáo khi viết ca khúc này".
Trên thực tế, nhiều ca khúc kêu gọi tự do của người Mỹ da đen từ lâu cũng có truyền thống dùng hình ảnh đoàn tàu như trong Wade In The Water, The Gospel Train và Swing Low, Sweet Chariot. Ý tưởng này xuất phát từ những người theo chủ nghĩa tâm linh rằng khi một người chết đi, linh hồn sẽ bắt đầu hành trình sang thế giới bên kia. Tuy nhiên, People Get Ready cũng được cho là nối tiếp truyền thống nhạc dân gian Mỹ - con tàu cứu rỗi -như trong tác phẩm nổi tiếng This Train's Bound For Glory của Woody Guthrie và Johnny Cash. Đó là cùng một chuyến tàu sẽ dừng lại để đón những người - ở mọi màu da - có đức tin.
Nhưng dù sự thật có là gì cũng không ngạc nhiên. Bởi xét cho cùng, họ đều là những người có chung nguồn gốc và đức tin. Cũng chính vì thế, ngay khi ra mắt, People Get Ready đã trở thành tác phẩm kinh điển với cả khán giả da đen lẫn da trắng. Sức mạnh của âm nhạc đã làm được điều mà có thể nhiều cuộc biểu tình lớn cũng không làm được: Phá bỏ rào cản sắc tộc.
Không những thế, ngay trong âm nhạc, nó cũng mang nhiều nghệ sĩ ở nhiều dòng nhạc đến với nhau. Bob Marley sử dụng đoạn riff guitar và một số ca từ trong ca khúc reggae One Love của mình.
Nhiều nghệ sĩ đã hát lại People Get Ready như Rod Stewart, James Taylor, Eva Cassidy, Phil Collins, Paul Jackson Jr, Bob Dylan, Alicia Keys, Exile và Matisyahu. Sau vụ tấn công 11/9, Bruce Springsteen hát vang ca khúc để đoàn kết mọi người lại với nhau.
Mayfield qua đời năm 1999 nhưng ca khúc lấy cảm hứng từ Cuộc diễu hành Washington vẫn sống mãi. Chủ nghĩa lý tưởng và lạc quan ở People Get Ready một lần nữa giúp giao thoa những khác biệt, lần này là giữa các thế hệ.
Ca khúc "People Get Ready" qua màn thể hiện của The Impressions:
Mayfield và "People Get Ready"
People Get Ready được giới thiệu vào Đại sảnh danh vọng Grammy năm 1998, ngay khi đủ điều kiện. Tạp chí Rolling Stone vinh danh ca khúc ở vị trí 24 trong BXH các ca khúc vĩ đại nhất mọi thời đại và thứ 20 trong BXH 100 ca khúc guitar hay nhất. Năm 2000, một hội đồng gồm 20 nhạc sĩ, trong đó có Paul McCartney, Brian Wilson, Hal David do tạp chí Mojo tổ chức đã chọn People Get Ready vào danh sách 10 ca khúc hay nhất mọi thời đại.
Không chỉ được tôn kính bởi giọng hát có hồn và khả năng sáng tác, Mayfield còn được đánh giá cao như là một tay guitar rất có phong cách trong People Get Ready, có thể thấy những ảnh hưởng lên những tên tuổi lớn sau này như Jimi Hendrix và Amos Garrett.
Mayfield cũng có sự nghiệp solo thành công với những ca khúc như nhạc phim Super Fly , đưa ông cùng Marvin Gaye và Stevie Wonder thuộc hàng những người tiên phong trong việc phổ biến nhạc soul trong thập niên 1970, thu hút được đông đảo khán giả da trắng.
Mayfield bị liệt sau một tai nạn giàn đèn khó hiểu vào năm 1990 và được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng Nhạc sĩ năm 1990 ít lâu trước khi qua đời năm 1999.
Bất chấp nghi án đạo nhạc Ava Max, hit mới của đàn em Apink trở thành hiện tượng nhờ dance challenge "gây bão" Dính nghi vấn đạo nhạc Ava Max mà vẫn nổi "như cồn", có lẽ Kpop chưa từng đón nhận trường hợp nào như vậy! Mặc dù đã ra mắt được gần 1 năm nhưng chỉ vài tháng trở lại đây, cái tên Weeekly mới nhận được đông đảo sự chú ý từ người hâm mộ Kpop trong và ngoài nước. Có lẽ sẽ...