Không phải lời nói đùa, Be và FastGo sắp sáp nhập để đấu với Grab?
Hai ứng dụng gọi xe nội địa Be và FastGo có thể đàm phán đi đến một thương vụ sáp nhập để phá vỡ sự thống trị của Grab tại Việt Nam, trang tiếng Anh Vietnam Investment Review đưa tin. Liên hệ với sếp Be và FastGo để chứng thực thông tin trên, chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Cuối tháng 5/2020, trước thông tin Tiki và Sendo sáp nhập, CEO FastGo Nguyễn Hữu Tuất biên status nửa đùa nửa thật trên trang cá nhân, đặt vấn đề nếu Be và FastGo sáp nhập thì nên đặt tên gì.
Mới đây, trang tiếng Anh Vietnam Investment Review (VIR, trực thuộc Báo Đầu tư) đưa tin: Hai ứng dụng gọi xe nội địa Be và FastGo có thể đàm phán đi đến một thương vụ sáp nhập để phá vỡ sự thống trị của Grab tại Việt Nam.
Chúng tôi đã liên hệ với với CEO FastGo , tuy nhiên ông Tuất không đưa ra bất cứ lời khẳng định hay phủ định đối với thông tin sáp nhập trên. Phía beGroup cũng giữ im lặng trước nghi vấn này.
CTCP beGroup được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 5/2018, với tên ban đầu là CTCP Dịch vụ Công nghệ Veep, vốn điều lệ 200 triệu đồng. Ba đồng sáng lập là Nguyễn Ngọc Bảo Lâm, Bùi Huy Hướng và Hà Anh Tuấn. Trong đó, ông Bảo Lâm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Video đang HOT
Veep được cấp phép hoạt động trong 37 ngành, nghề, bao gồm vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, bốc xếp, và hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính.
Đến tháng 9/2018, ông Trần Thanh Hải thay ông Nguyễn Ngọc Bảo Lâm trở thành người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng Giám đốc của Veep. 2 ngày sau, vốn điều lệ của Veep giảm từ 200 tỷ đồng xuống còn 100 tỷ đồng.
Sau đó, Veep đổi tên thành beGroup , và từ tháng 4/2019 bắt đầu tăng vốn gấp 3, lên 300 tỷ đồng.
Cấu trúc cổ đông của beGroup không được tiết lộ, nhưng Deal Street Asia tiết lộ một nhóm cổ đông của VPBank đã rót tiền cho ứng dụng Việt này.
Be tiếp tục tăng vốn lên 515,7 tỷ đồng vào tháng 8/2019. Sau khi ông Trần Thanh Hải rời cương vị CEO và bà Nguyễn Hoàng Phương lên thay, Be tiếp tục tăng vốn gấp rưỡi, lên đến 755,9 tỷ đồng vào tháng 2/2020.
Ông Trần Thanh Hải được coi như “linh hồn” của beGroup trong thời gian đầu.
FastGo xuất phát điểm là một doanh nghiệp nhỏ có vốn đăng ký 2 tỷ đồng, với 4 thành viên sáng lập. Một thời gian sau, tỷ lệ sở hữu chuyển sang ông Nguyễn Hữu Tuất và CEO NextTech Nguyễn Hòa Bình.
Sau phân tích của CEO Nguyễn Hữu Tuất trên trang cá nhân về việc Go-Viet hay Be dừng đốt tiền sẽ chết, và chúc Be sớm gọi được vốn để còn đồng hành cùng FastGo đấu Grab, FastGo dường như đã dừng “đốt tiền” từ tháng 10/2019. Điều này đồng nghĩa với việc sự hiện diện của FastGo giảm dần, một số tài xế phàn nàn việc mở app cả ngày cũng không có khách.
Mới đây, FastGo dường như đã chạy lại các chiến dịch Marketing, quay trở lại cuộc đua “đốt tiền” khi vị thế trên thị trường gọi xe đã ngã ngũ.
Một chuyên gia giấu tên cho biết, nếu deal sáp nhập này là có, FastGo sẽ “hời hơn” khi tính hiện diện gần như không có. Ứng dụng này có thể tận dụng lượng khách và tài xế có sẵn của Be cũng như hưởng “ké” chiến lược Marketing khá bài bản của “team vàng”.
Ở phía ngược lại, khi bắt tay với FastGo, Be có thể thành lập một liên minh và thuận lợi hơn trong việc gọi vốn .
Chưa doanh nghiệp nào được chứng nhận kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế
Đó là khẳng định của Bộ Tài chính ngày 22/5 trước thông tin về việc có doanh nghiệp đang truyền thông và quảng bá là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử được Chính phủ cấp phép để kinh doanh dự đoán kết quả trong thi đấu bóng đá và thể thao có thưởng.
Việc lựa chọn doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế gặp vướng mắc về pháp lý. Ảnh: Internet
Theo quy định tại Nghị định số 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, đặt cược là trò chơi giải trí có thưởng mà người tham gia đặt cược thực hiện dự đoán về kết quả có thể xảy ra trong các sự kiện thể thao, giải trí, được sử dụng để kinh doanh đặt cược.
Theo quy định tại Nghị định này thì Chính phủ chỉ cho phép kinh doanh 3 loại hình đặt cược gồm: đặt cược đua ngựa; đặt cược đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế.
Đồng thời Nghị định cũng quy định kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích phát triển, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước; chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược mới được kinh doanh đặt cược. Hoạt động kinh doanh đặt cược qua mạng là hành vi bị nghiêm cấm.
Đối với hoạt động kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế, theo quy định tại Nghị định số 06/2017/NĐ-CP, Chính phủ cho phép 1 doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế trong thời gian là 5 năm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế áp dụng quy định của Luật Đấu thầu.
Trong quá trình xây dựng phương án lựa chọn doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế có vướng mắc về pháp lý, do đó Bộ Tài chính đã báo cáo cấp có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 06/2017/NĐ-CP. Cho đến nay, Bộ Tài chính chưa tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế.
Doanh nghiệp trả lại giấy chứng nhận sản xuất trang sức vì đâu? Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã đưa thị trường vàng vào khuôn khổ và giảm thiểu tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế. Theo NHNN chi nhánh TP.HCM, trong quý 1/2020 có 4 DN được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Tính chung kể từ khi Nghị định...