Không phải độ tuổi, đây mới là điều bạn cần kiểm tra để biết khi nào nên kết hôn
Bất kể ở độ tuổi nào, đây là một trong những bước để bạn có thể xác định liệu mình đã sẵn sàng để nâng cấp mối quan hệ từ yêu đương sang kết hôn chưa.
Một mối quan hệ đang diễn ra tốt đẹp không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy bạn đã sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân. Vậy, làm thế nào để xác định rằng bạn đã sẵn sàng để nói “đồng ý”?
Quyết định kết hôn là một trong những bước ngoặc lớn nhất trong đời người. Hãy kiểm tra những dấu hiệu này và xem liệu bạn đã sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân hay chưa.
Bạn hiểu và tin tưởng nửa kia
Bất kể hai bạn đã ở bên nhau bao lâu, bạn cần phải hiểu rõ hoàn toàn người ấy. Đừng kết hôn chỉ vì bạn đã hẹn hò được 4 năm hay 10 năm. Hãy kết hôn vì bạn hiểu người bạn đời của mình.
Bạn biết quá khứ của họ, biết hy vọng và ước mơ của họ. Bạn có thể tưởng tượng phản ứng của họ đối với những điều nhất định. Bạn biết tất cả những điều này và bạn vẫn yêu. Ngoài ra, bạn tin tưởng họ. Niềm tin là yếu tố cần thiết cho một cuộc hôn nhân.
Hãy đảm bảo rằng bạn có thể tin tưởng hoàn toàn vào người bạn đời của mình. (Ảnh minh họa)
Tiền luôn là một vấn đề lớn. Có lẽ nó là điểm ít lãng mạn nhất, nhưng quan trọng nhất. Cả bạn và đối tác của bạn nên thoải mái thảo luận về tài chính và đưa ra một ngân sách phù hợp, không chỉ cho đám cưới mà cho cuộc sống hậu đám cưới.
Điều này cho thấy rằng bạn đã sẵn sàng để quản lý gia đình và hôn nhân. Có thể không thoải mái nhưng hãy ngồi xuống và nói về vấn đề này.
Video đang HOT
Bạn không muốn thay đổi người ấy
Đừng kết hôn với người yêu của bạn và nghĩ rằng họ sẽ thay đổi. Hãy kết hôn vì bạn yêu họ như bản chất vốn có của họ. Việc ký tên vào đơn đăng ký kết hôn sẽ không thay đổi bất kỳ ai – mặc dù nó có thể khiến bạn phải nỗ lực hơn trong mối quan hệ của mình.
Kết hôn là sống chung với con người thật của nhau, không phải để thay đổi nhau. (Ảnh minh họa)
Đừng mong đợi cuộc hôn nhân sẽ thay đổi mối quan hệ của bạn. Một đám cưới sẽ không thể hàn gắn mối rạn nứt lớn giữa hai con người đã có những mâu thuẫn.
Gia đình và bạn bè quý mến người ấy
Giới thiệu người ấy cho gia đình của bạn là một bước quan trọng. Mặc dù bạn không muốn quyết định của mình dựa trên suy nghĩ của gia đình, nhưng ý kiến của họ có thể ảnh hưởng đến việc tiến đến hôn nhân.
Mặc dù chúng ta không kiểm soát được yếu tố này, nhưng nó có thể rất quan trọng. Sự chấp nhận của gia đình bạn đối với người bạn đời của mình có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc hôn nhân của cả hai. Thông thường sẽ mất thời gian để đạt được điều này. Hãy kiên nhẫn, vì gia đình bạn cũng đang cần thời gian để xây dựng lòng tin!
Bạn muốn một cuộc hôn nhân, không phải một đám cưới
Đám cưới là bữa tiệc vui vẻ, là cơ hội để gặp gỡ tất cả bạn bè và gia đình của bạn ở một nơi. Nhưng đây có phải là lý do bạn kết hôn? Bạn chỉ muốn có một bữa tiệc lớn và trở thành trung tâm của sự chú ý? Đám cưới kéo dài vài giờ, nhưng một cuộc hôn nhân kéo dài mãi mãi.
Đám cưới là một kỷ niệm, tuy nhiên, cuộc hôn nhân của bạn cần phải đủ bền chặt để tồn tại suốt đời. (Ảnh minh họa)
Đừng lập kế hoạch cho một ngày – hãy lập kế hoạch cho phần còn lại của cuộc đời bạn. Hãy nghĩ về cuộc sống hàng ngày của bạn với người ấy, ngay cả khi bạn không phải là trung tâm của sự chú ý.
Bạn có thể nhìn thấy tương lai với người này sau ngày cưới của bạn không? Bạn có tưởng tượng sẽ già đi cùng họ không? Hãy hoàn toàn trung thực với bản thân.
Bạn biết rõ lý do tại sao bạn muốn kết hôn
Bạn chỉ đơn giản muốn kết hôn vì đã đến tuổi, để theo kịp bạn bè hay bạn thực sự muốn dành cả cuộc đời mình với nửa kia?
Suy nghĩ về lý do tại sao bạn muốn kết hôn. Bạn sẽ nhận được lợi ích gì khi kết hôn với người bạn đời của mình, thay vì tiếp tục mối quan hệ như hiện tại? Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi khó và đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân.
Nhờ chồng chở bố đi khám bệnh, hôm sau đọc tin nhắn tôi sốc nặng
Tôi không dám tin người đàn ông mình luôn ngưỡng mộ, yêu thương lại có cách hành xử kém văn minh đến vậy.
Tôi vốn là một cô gái được bạn bè khen ngợi về ngoại hình và có công việc ổn định, thu nhập tốt. Ngày gặp anh, đàn ông vây quanh tôi rất nhiều. Nhưng sự nhiệt tình, kiên trì của anh đã khiến trái tim tôi rung động. Hơn nửa năm anh theo đuổi, tôi nhận lời yêu. Có nhiều người nói tôi với anh xứng đôi, có người lại nói anh lấy được tôi là may mắn.
Nhưng tôi không coi tiền bạc quan trọng hơn tình yêu. Tôi yêu anh và tin anh là người có thể để tôi dựa dẫm. Hạnh phúc của tôi do tôi quyết định, sướng khổ tôi sẽ chịu trách nhiệm. Tôi từng nói với bạn bè như vậy khi họ có ý muốn ngăn cản tôi và anh đến với nhau.
Bố mẹ cũng vì sự kiên quyết của tôi mà chấp nhận làm đám cưới cho hai đứa. Bởi ngày đó, mẹ đã "nhắm" cho tôi một người là con của bạn thân mẹ, vừa du học bên nước ngoài về.
Ảnh minh họa: Sohu
Ngày cưới không mấy rình rang, cả hai gia đình chọn một khách sạn hạng vừa, khách mời cũng gói gọn. Tôi vốn không thích cái gì quá phô trương và càng không thích mấy thủ tục trao vàng cầu kì nên nói với bố mẹ bỏ bớt.
Chúng tôi dọn về sống chung với nhà chồng được tầm nửa năm thì mua một căn hộ chung cư trả góp cách nhà vài km. Vì nhà tôi và nhà anh cũng chỉ cách nhau tầm 20km nên việc đi lại đôi bên khá thuận tiện. Vậy nhưng, từ ngày lấy nhau tôi bắt đầu thấy anh bộc lộ tính xấu, thích quản thúc người khác.
Anh luôn nói tôi phải về nhà bố mẹ anh mỗi cuối tuần nhưng chưa thấy anh nhắc chuyện về thăm bố mẹ vợ. Khi tôi ý kiến, anh sẽ nói đàn bà lấy chồng phải theo chồng. Anh so sánh tôi với mấy người lấy chồng xa, cả năm không được về quê ngoại một lần.
Vì chuyện này mà vợ chồng cãi nhau khá nhiều nhưng tôi vì muốn dĩ hòa vi quý nên cũng thương lượng với anh, 2 tháng về quê vợ 1 lần. Còn phía gia đình anh, tháng về 1,2 lần là đủ, trừ khi có việc đột xuất. Dù miễn cưỡng nhưng anh vẫn phải gật đầu theo ý vợ.
Điều khiến tôi không hài lòng là lần nào về nhà anh, anh cũng bắt tôi mua đủ thứ nào là bánh kẹo, hoa quả, quà cho các cháu. Việc mua bán tôi không tiếc nhưng cái gì cũng phải vừa vừa. Tháng về 1,2 lần mà anh mua quà như đi cả năm không về. Trong khi về thăm bố mẹ vợ, chỉ cần tôi mua cân hoa quả là mặt anh đã cau có, khó chịu. Lâu dần tôi càng hiểu chồng ki bo, tính toán, ích kỉ, chỉ biết gia đình mình.
Bố anh ốm, chúng tôi đi vay tiền để lo cho ông bà nhưng bố mẹ tôi ốm, đến một cuộc điện thoại anh cũng không gọi hỏi thăm. Anh đợi đến khi ông bà đỡ thì mới gọi để tránh mang tiếng gọi lúc ốm đau lại không về với bố mẹ.
Tôi thực sự chỉ muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này. Ảnh minh họa: Sohu
Tôi bức xúc rất nhiều về chuyện anh phân biệt nội ngoại nên tình cảm vợ chồng rạn nứt sau kết hôn. Lần gần đây nhất, bố bị đau bụng, tôi nói anh có xe hơi thì tranh thủ về đưa bố lên viện khám cho tiện. Anh đồng ý xin nghỉ việc đưa bố đi cả buổi sáng hôm đó nên tôi cũng được an ủi phần nào.
Thế nhưng chưa kịp vui mừng vì sự thay đổi của chồng thì hôm sau tôi đã nhận được cú sốc trời giáng. Anh nhắn tin cho bố vợ tính "chi phí đi lại". Anh liệt kê tiền xăng hết 300 nghìn, tiền ăn uống của hai bố con hết 200 nghìn và yêu cầu bố chuyển khoản. Anh còn nhắn thêm câu: "Đó là con chưa tính tiền chờ bố đấy ạ chứ đi taxi bình thường người ta tính cả. Bố thông cảm, con cũng mua cái xe để chạy taxi chứ chẳng giàu có gì. Con đưa bố đi lấy tiền xăng không lấy tiền công".
Sau hôm đó, tôi cảm thấy vừa chán nản vừa xấu hổ với bố mẹ mình. Tôi không biết có phải vì trong quá khứ bố mẹ không thích anh nên bây giờ anh có cách hành xử kém văn minh đến vậy?
Quá uất ức, tôi soạn sẵn đơn ly hôn để trong ngăn bàn. Tôi đợi anh về nói chuyện rõ ràng. Nếu anh không thay đổi, vẫn cố chấp với cách hành xử của mình thì tôi phải quyết định thôi...
Trước ngày lên xe hoa, con gái được mẹ dặn 1 điều Tôi luôn ngưỡng mộ cuộc hôn nhân của bố mẹ mình, họ đã có đám cưới vàng nhưng vẫn yêu thương nhau như những ngày đầu tiên. Tôi là con út trong nhà, trên tôi còn có một anh trai. Phải nói cho đúng thì gia đình tôi không quá giàu có nhưng cũng không đến nỗi túng thiếu khổ sở. Thế nhưng,...