Không phải cá heo, đây mới là loài vật thông minh nhất đại dương: Não có nhiều vết gấp, có ’siêu trí nhớ’!
Dưới tác động của truyền thông, ai trong chúng ta cũng nghĩ kiến thức Cá heo là loài vật thông minh nhất hành tinh, thế nhưng sự thực có phải là vậy.
Cùng theo dõi bài viết nhé.
Quả thật, loài vật sở hữu IQ cao nhất đại dương không thuộc về những chú cá heo như mọi người vẫn lầm tưởng. Ngôi vị quán quân này chính xác thuộc về những chú bạch tuộc.
Bạch tuộc – thiên tài thông minh nhất đại dương
Về phần sinh lý học, Bạch tuộc được xếp vào nhóm động vật không xương sống, thân ngắn, mềm, thuộc bộ Octopoda với 8 xúc tu. Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định bạch tuộc chính là loài có trí thông minh cao hơn tất cả các loại sinh vật biển khác. Thậm chí, cá heo cũng phải ngậm ngùi xếp ở vị trí phía sau.
Được biết, sở dĩ bạch tuộc giành được ngôi vị này vì chúng sở hữu một hệ thần kinh vô cùng phức tạp. Các nghiên cứu đã chỉ ra, số lượng neuron của bạch tuộc dù chưa là gì với loài người ( khoảng 100 tỉ neuron) nhưng cao gấp nhiều lần so với nhóm động vật thân mềm ( khoảng nửa tỉ neuron).
Cộng thêm với việc sự phân bổ đặc biệt của những neuron này. Cụ thể, mật độ trong não chính rơi vào ⅓, ⅔ còn lại được phân bổ trong những dây thần kinh ở các xúc tu. Hơn nữa, những xúc tu này rất nhạy bén, quá trình phản xạ của chúng còn có sự tham gia điều khiển của ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh.
Quả không ngoa khi không ít người ví von rằng loại động vật này như có 9 não trên cơ thể. Đây cũng chính là nguyên do giải thích tại sao bạch tuộc là loài rất nhạy cảm và phản ứng nhanh. Khi chúng gặp nguy hiểm, mỗi xúc tu như cá thể độc lập, tự hoạt động để bảo vệ cơ thể.
Điểm qua một số lý do khẳng định bạch tuộc là loài vật có trí thông minh bậc nhất đại dương
Khi bắt đầu đi nghiên cứu hành vi của bạch tuộc, các nhà chuyên gia đã bắt đầu ngay với việc phân tích việc xử lý con mồi của loài động vật thân mềm này. Cụ thể, theo lẽ thông thường, ví dụ như sư tử hay hổ, báo – những kẻ săn mồi trên mặt đất. Mỗi khi thu về được chiến lợi phẩm, chúng thường đánh chén con mồi ngay khi bắt được.
Thế nhưng, bạch tuộc thì ngược lại. Sau khi thu về chiến lợi phẩm. Bạch tuộc làm việc theo tuần tự. Đầu tiên phải mang con mồi về tận hang. Sau đó, tạo nên một hàng rào phòng bị bằng việc đặt những hòn đá án ngữ trước cửa hang. Kế tiếp đó, kiểm tra tính an toàn rồi mời tiến hành “đánh chén”. Xong xuôi mọi việc, chúng có thể yên tâm chợp mắt lấy sức cho buổi đi săn tiếp theo.
Theo các nhà khoa học, đây chính là một minh chứng rõ ràng cho việc bạch tuộc là một loài làm việc rất logic, tuân thủ theo các trình tự, và đặc biệt là chúng có khả năng tư duy.
Video đang HOT
Biết cách bảo vệ bản thânKhông chỉ biết dùng đá xây hàng rào bảo vệ trước cửa hang, bạch tuộc còn tận dụng những đồ vật xung quanh mình để bảo vệ bản thân. Cụ thể là vỏ dừa. Bước đầu, chúng sẽ tìm kiếm những chiếc vỏ dừa ở dưới cát, làm sạch và mang theo người.
Khi mang theo, 2 chiếc vỏ dừa được bạch tuộc thiết kế giống như hai cái cánh để trong lúc nguy cấp của thể tự duy xuống cát hoặc ngụy trang khi đối diện với kẻ thù.
Ngụy trang đạt mức “thượng thừa”
Nếu phải dành một từ nào để miêu tả trình độ ngụy trang của bạch tuộc thì có lẽ đó là từ bậc thầy. Không chỉ dừng lại ở việc thay đổi sắc tố da để cơ thể có màu sắc giống với khung cảnh xung quanh mà loài động vật này còn biến biến hóa mình thành những loài động vật khác.
Biết sử dụng chiến thuật
Để tấn công những loài động vật sở hữu lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài như sò, nghêu, … Bạch tuộc đã nghĩ ra kế sách dùng những hòn đá nhỏ đập đến khi lớp vỏ ngoài vỡ ra, hoặc tận dụng ngay sự linh hoạt của các xúc tu để mở bung lớp vỏ bên ngoài động vật thân mềm.
Các chuyên gia gật gù mà dành lời khen ngợi cho việc bạch tuộc rất khôn khéo sử dụng những chiến thuật để đạt được những gì nó muốn, và nó biết cách nào là dễ dàng nhất.
Bạch tuộc sở hữu bộ não cực kỳ tiến bộ
Các chuyên gia đã chỉ ra, trong thế giới động vật không xương sống bạch tuộc là loài duy nhất sở hữu một bộ não khá “tiến bộ” dù chưa được xem là gì đối với con người. Cụ thể, nhiều nghiên cứu đưa ra hình ảnh não của bạch tuộc có nếp gấp thùy, tương tự như bộ não của loài động vật có xương sống.
Chính việc sở hữu sự cấu tạo đặc biệt trong bộ não tạo ra khả năng liên kết tuyệt vời đối với các cơ quan của bạch tuộc. Đây chính là lý do, loài động vật này có khả năng ghi nhớ tuyệt vời, cùng khả năng logic, tư duy phong phú.
Điện tử viễn thông và những tố chất cần thiết với người học và làm
Điện tử Viễn thông không ngừng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ngành kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành nghề thu hút đông đảo sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ có niềm đam mê kỹ thuật và yêu thích ngành điện tử truyền thông. Đây cũng là một trong những ngành nghề có mức lương khá hấp dẫn trên thị trường việc làm hiện nay.
Tuy nhiên, có phải ai trong chúng ta cũng thành công được trong ngành điện tử-viễn thông không?Vậy những tố chất nào, đặc điểm nào là cần có và thường thấy được ở những người đam mê, người học và làm việc liên quan đến ngành điện tử - viễn thông.
Đam mê với khoa học
Tương tự như bất cứ ngành nghề nào khác, dường như những người học tập và làm việc đúng với niềm yêu thích và đam mê của mình thường có tỉ lệ thành công rất cao. Bởi khi đó, bạn sẽ không cho phép mình bỏ cuộc, luôn sẵn sàng tiếp nhận công việc trong trạng thái vui tươi, hào hứng.
Bên cạnh đó, niềm đam mê cũng chính là động lực thúc đẩy bạn vượt qua mọi rào cản khó khăn, dám đương đầu với thử thách và luôn cảm thấy hứng thú trong quá trình học. Vậy nên, niềm đam mê là yếu tố quan trọng đối với ngành điện tử-viễn thông nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, niềm đam mê giúp ta khám phá được những tiềm năng, thế mạnh còn ẩn giấu của bản thân.
Vậy làm thế nào để nhận ra một người thực sự có niềm đam mê với khoa học? Sau đây là một vài gợi ý giúp nhận biết:
Bạn yêu thích khám phá, tìm ra cấu trúc của các đồ vật trong nhà từ khi còn nhỏ (Hay phá dỡ thiết bị điện tử trong nhà, đồ chơi,...).
Bạn thích xem các chương trình truyền hình về khoa học điện tử (Các cuộc thi đấu lắp ráp Robot, chế tạo sản phẩm ứng dụng công nghệ,...).
Bạn yêu thích tìm hiểu các kiến thức khoa học kỹ thuật trên sách, báo chí, tạp chí, bài viết nghiên cứu khoa học,...
Bạn thích học các môn học thuộc bộ môn tự nhiên như: Công nghệ, kỹ thuật, vật lý, ...
Bạn yêu thích những bộ phim về khoa học viễn tưởng.
Tư duy logic
Nếu có định hướng theo học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông thì đòi hỏi bạn phải có tư duy logic. Khả năng này rất quan trọng vì cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp, kiên trì, nhẫn nại
Làm việc trong lĩnh vực điện tử, viễn thông thường xuyên phải mày mò với các loại máy móc, thiết bị, mô hình điện tử và thường xuyên phải thực hiện thao tác lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ. Chính vì vậy, người làm ngành điện tử-viễn thông rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó. Nhẫn nại trong ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông còn có nghĩa là bạn không dễ dàng bỏ cuộc tìm ra giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.
Ham học hỏi, trau dồi kiến thức
Ngày nay, công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngay ngày mai đã trở thành lỗi thời. Do đó, ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông cần bạn phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với sự phát triển chóng mặt của công nghệ.
Kỹ năng ngoại ngữ
Ngành Kỹ thuật điện tử-viễn thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kỹ sư trong lĩnh vực này luôn phải đọc, tìm kiếm các công nghệ mới đã và đang được sử dụng trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông phát triển.
Để làm được điều này thì khả năng đọc hiểu ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành. Không chỉ mỗi tiếng anh, chúng ta nên học hỏi thêm nhiều loại ngôn ngữ khác nhau để có thể tiếp cận một cách rộng rãi nhất tới nguồn kiến thức nhân loại đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể chọn lọc ra một số quốc gia có nền viễn thông - điện tử phát triển để ưu tiên học ngôn ngữ, chẳng hạn như: Nhật bản, Singapore, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Phần Lan...
Khả năng làm việc theo nhóm
Điện tử - Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức hợp tác làm việc của rất nhiều người. Để ra được một sản phẩm điện tử - truyền thông thì phải có sự góp sức của rất nhiều người và mỗi người lại là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.
Trên đây là một số gợi ý về những tố chất cần thiết đối với một người học và làm ngành Điện tử - Viễn thông. Tất nhiên, nếu bạn chưa có đủ những tố chất trên thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Vì chỉ cần bạn có sự nhiệt huyết cùng với sự quyết tâm, khi đã đậu vào ngành Điện tử - Viễn thông, thầy cô và môi trường đào tạo sẽ giúp cho sinh viên tự rèn luyện những tố chất còn thiếu sót. Mỗi cá nhân sẽ có nhiều cơ hội để trau dồi và tích lũy mỗi ngày, dần dần hoàn thiện bản thân và đạt được thành công trong lĩnh vực ngành nghề này.
Trẻ muốn học giỏi môn Toán cần phải có 5 tố chất, đặc điểm Giỏi Toán sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, kể cả trên ghế nhà trường và trong cuộc sống đời thường. Toán học là bộ môn khiến nhiều em học sinh "đau đầu, chóng mặt" vì độ khó nhằn. Muốn giỏi Toán, học sinh không chỉ phải nắm chắc kiến thức sách giáo khoa mà còn cần có tư duy...